Diễn văn ngày giỗ tổ 14-01 Quý Tỵ tại Từ đường tộc Trương Văn làng Yên Vinh xã Diễn Mỹ Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

00:55 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2150

Cao tử viết (chúng con kính thưa) các bậc Đức Thánh Mẫu, Đức Hoàng Mười, các bậc anh minh Tổ Tiên dòng họ Trương ở Đền Bản Thuộc làng Yên Vinh, làng Yên Định Hà Tĩnh, làng Yên Lương thị xã Cửa Lò, làng Yên Vinh Diễn Mỹ Diễn Châu. Hôm nay 14- 1 năm Quý Tỵ là ngày giỗ Tổ, kết hợp lễ Thượng Nguyên, Xuân tế tại từ đường Tộc Trương Văn làng Yên Vinh. Kính thưa các bậc anh minh cho phép con được thưa với người trần.
Kính thưa các vị đại diện HĐGT dòng họ Trương ở nhà thờ tụ quốc tộc Diễn Kỷ. Kính thưa các bậc cao niên cùng tất cả các con cháu nội ngoại toàn đại gia tộc. Trong ngày giỗ tổ, Xuân tế này, đại tộc ta vinh dự và vui mừng được đón tiếp các vị, dù có hay không mối quan hệ huyết thống trực hệ, những người cùng dòng máu họ Trương ở nhà thờ Bản Lý Diễn Kỷ, cùng về dự Giỗ Tổ.
Cũng như trước đây, ngày Giỗ Tổ năm nay, các ông các bà, các bác cùng con cháu ở họ gốc từ Hà Tĩnh xa cách 100 km, các bác cùng con cháu ở Cửa Lò cũng ra Giỗ Tổ đầy đủ và đều đặn. Thay mặt cho HĐGT, tôi xin kính chúc quý vị An Khang Thịnh Vượng.  Chúng ta cầu mong cho vong linh các bậc anh minh Tổ Tiên siêu thoát.
Kính thưa quý vị Đức Hiền Tổ dòng họ Trương Văn phát tích từ làng Yên Vinh xã Cương Gián Nghi Xuân, làng Yên Định xã Thịnh Lộc, Lộc Hà Hà Tĩnh. Tổ Tiên ra làng  Yên Lương thị xã Cửa Lò kiết cứ. Tại đây, ngài gặp bà và sinh hạ một người con trai. Nhờ hồng phúc Tổ, ông bà tài đức khác thường, sinh hạ 5 người con trai, 3 người ở lại  Cửa Lò, nay thành 3 chi ở phường Nghi Thủy Cửa Lò, người con trai thứ 4 ra làng Yên Vinh nay thành chi thứ 4, người thứ 5 ly Tổ chưa có phản hồi. Cả dòng họ hiện có hơn 500 hộ, hàng ngàn đinh khẩu. Riêng chi 4 có 202 hộ. 
Kính thưa các thế thứ hậu duệ, chúng ta rất đỗi tự hào về các bậc tiền nhân dòng họ Trương, nhiều thế hệ đều là pháp sư, láy y nghiệp làm gốc, xem y đức y đạo làm trọng,  dạy học, bốc thuốc trị bệnh cứu người. Ở thời nào Tổ Tiên ta cũng cùng bách gia trăm họ, góp phần cho trang sử vàng dân tộc. Ở thế kỷ 15, có tướng Trương Đình Công người làng Yên Vinh là tướng giỏi của Lê Lợi, chỉ huy đội kỵ binh thiện chiến, cùng với Nguyễn Xí góp phần đánh tan giặc Minh được phong 3 đạo sắc, là thành hoàng làng. Ở thế kỷ 18, có Đức Thủy Tổ chi 4 Tộc Trương Văn sinh 1710. Là người con thứ 4 sinh ra từ Cửa Lò ngài ra làng Yên Vinh lập nghiệp, sinh hạ ra con cháu chi 4 ngày nay.
Ngài thủy tổ Trương Văn Kính theo nghiệp binh đao, là quan binh trều Lê, được phong tước “Cận thiết đôn hầu” (là tước quan thứ 2 trong 5 tước nhà vua phong cho bầy tôi). Ngài đã về hưu tại quê nhà ở làng Yên Vinh – Diễn Mỹ - Diễn Châu – Nghệ An.
Nhưng khi đất nước lâm nguy, giặc Thanh xâm lược nước ta, do lòng yêu nước, chí khí quật cường nên lần thứ hai trong đời mặc dù tuổi đờ đã sát bát tuần (tuổi 79) ngài chúng ta vẫn lên đường đi cứu nước theo sự chiêu mộ người tài của Quang Trung – Nguyễn Huệ năm 1788. Là một tướng lĩnh có kinh nghiệm về thủy quân nên cụ Cận thiết đôn hầu Trương Văn Kính đã cùng hai Đô đốc, từ căn cứ thủy quân ở Biển Sơn (nay là khu  vực cảng biển nước sâu Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) vượt đường biển vào sông Lục Đầu, rồi ngài cùng Đô đốc Lộc tiến lên phía bắc, Yên Thế chặn đường chạy về của tướng Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh. Trong trận chiến cuối cùng ngài đã hy sinh ở cửa khẩu Châu Lạng trên sông Kỳ Cùng vào ngày mồng 7 tết Kỷ Dậu (1789) thọ 79 tuổi.
     Ngài là một tướng lĩnh trong đạo quân thủy binh. Ngài là một trong 7 vị tướng họ Trương góp phần với quân Tây Sơn. Vua Quang Trung đánh bại giặc thanh vào tháng 1- 1789 năm Kỷ Dậu.
 
   Trích  bài  “Các tướng lĩnh họ Trương với sự nghiệp giúp nước thời Tây Sơn
của Trương Thị Kim Dung (Ban Tư liệu - văn kiện, Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời). Đăng trên báo Trương tộc Việt Nam.vn ngày 21 tháng 2 năm 2013. Như sau
“ ... Với tinh thần xây dựng và bảo vệ nền độc lập tự chủ dân tộc, vì quốc thái dân an, các tướng lĩnh họ Trương đã có những cống hiến lớn Đại Việt thời Tây Sơn. Xin trân trọng giới thiệu một số nhân vật tiêu biểu:

1/ Trương Văn Hiến (? - 1773)
Trương Văn Hiến là thầy dạy võ và binh thư cho ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và có công đào tạo nên các tướng lĩnh và thủ lĩnh Tây Sơn ở hai phủ Quy Nhơn - Quảng Ngãi...

2/ Trương Văn Đa (không rõ năm sinh, năm mất)
Là con của Trương Văn Hiến tính tình thuần hậu ... Khi Tây Sơn khởi nghĩa (1771), Trương Văn Đa theo Nguyễn Nhạc lên Tây Sơn thượng lo việc huấn luyện nghĩa quân và được Nguyễn Nhạc thương yêu, gả con gái cho...

3/ Đại Đô đốc Trương Văn Luân (không rõ năm sinh năm mất):
Có họ với Thiếu bảo Trương Văn Đa. Cụ là một trong các tướng lĩnh tâm phúc cùng mang chức Đại Đô đốc ... hoạt động dưới quyền của Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc...

4/ Đại đô đốc Trương Đăng Đồ (? - 1802)
Quê ở Mỹ Khê, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ...Cụ chính là chú ruột của Cần chánh điện Đại học sĩ Trương Đăng Quế...

 5/ Chưởng Viện cơ mật Trương Mỹ Ngọc (không rõ năm sinh năm mất)
... Trương Mỹ Ngọc là người nổi tiếng về cốt cách trung hậu, khí phách anh hùng và có uy tín với dân chúng trong vùng ... Cụ theo giúp quân Tây sơn, được Nguyễn Nhạc trọng dụng ...

6/ Lưỡng Bộ Thượng Thư Trương Công Hy (1727-1800)
Quê Thanh Quýt (Điện Bàn – Quảng Nam)... Cụ từng được triều Nguyễn trọng dụng làm thày dạy ấu chúa Nguyễn Phúc Dương.
Khi ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa, Trương Công Hy đã ra cộng sự vương triều Tây Sơn. Được cử làm Tri phủ Điện Bàn. ...

7/ “Cận thiết Đôn Hầu” Trương Văn Kính (1710 - 1789)
Cụ là hậu duệ của Thủy tổ Trương Đình Công - một chiến tướng thời Lê sơ tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo ở thế kỷ XV.
Một sự kiện lớn liên quan đến vận mệnh quốc gia xảy ra ở cuối thế kỷ XVIII đã thay đổi cuộc sống cuối đời của cụ Trương Văn Kính. Đó là ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (tức ngày26 tháng 12 năm 1788), Quang Trung Nguyễn Huệ hành quân ra Bắc có dừng tại Nghệ An hơn 10 ngày để tuyển thêm tân binh và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân để tiến ra Bắc tiễu trừ 29 vạn quân Thanh giải phóng Thăng Long.
Vốn là quan binh triều Lê – Trịnh đã nghỉ hưu tại quê nhà (Yên Vinh – Diễn Châu – Nghệ An) nhưng cụ Trương Văn Kính vẫn được mời ra giúp nước vì cụ có nhiều kinh nghiệm về thủy quân.
Về mặt bố phòng, Quang Trung Nguyễn Huệ đã lấy Biện Sơn (còn gọi là cửa Bạng hay lạch Bạng - nay là khu vực cảng biển nước sâu Nghi Sơn thuộc huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa) làm căn cứ thủy quân. Nơi đây có núi cao bao bọc xung quanh, hàng trăm tàu thuyền có thể neo đậu, không sợ sóng to gió lớn. Trên đảo Biện Sơn các triều đại đã xây dựng thành lũy cho thủy quân đóng giữ. Phía ngoài Biện Sơn có một số đảo nhỏ sát nhau, thủy quân đóng ở Biện Sơn có thể kiểm soát con đường thủy ven biển từ Bắc vào Nam. Với Quang Trung Nguyễn Huệ thì phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn là một “khu vực phòng thủ” hiểm yếu, kháng địch cực kỳ hữu hiệu.
Từ căn cứ thủy quân ở Biện Sơn, “Cận thiết Đôn Hầu” Trương Văn Kính đã cùng hai đạo quân đi đường thủy do Đại đô đốc Lộc ( Nguyễn Văn Lộc), Đại đô đốc Tuyết (Nguyễn Văn Tuyết) chỉ huy, xuất phát từ Biện Sơn vượt biển vào sông Lục Đầu (địa phận này giáp giới giữa huyện Quế Võ – Bắc Ninh và huyện Chí Linh – Hải Dương ) rồi từ đây chia ra 2 ngả: đạo quân của Đại đô đốc Tuyết vào Hải Dương, đạo quân của Đại đô đốc Lộc trong đó có cụ Trương Văn Kính tiến gấp lên phía Bắc tới các hạt Phượng Nhãn, Lạng Giang, Yên Thế để chặn đường chạy về nước của tướng Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh. Trong trận chiến cuối cùng, cụ đã hy sinh ở cửa khẩu Châu Lạng trên sông Kỳ Cùng vào mồng 7 Tết Kỷ Dậu 1789, thọ 79 tuổi
Kính thưa các thế thứ hậu duệ, hôm nay ngày Giỗ Tổ, tất cả con cháu nội ngoại cùng hội tụ về Tổ đình bản tộc.  Trước bàn thờ tổ nghiệp, ta dâng hương thành kính tưởng niệm, tri ân công đức Tổ Tiên. Ở đây không chỉ tìm về với niềm tin tâm linh. Mà còn là dịp họp mặt đầu xuân, nhắc nhở khơi dậy trong con cháu tinh thần cao quý đạo lý uống nước nhớ nguồn, đức tri ân với các bậc tiền nhân, đồng thời thắt chặt mối tình gia tộc, phát huy truyền thống đạo đức gia phong: làm ăn lương thiện, con trai chí khí kiên cường, con gái con dâu giữ trọn tứ đức tam tòng, giúp đỡ đùm bọc nhau, Đoàn kết cả cộng đồng dân tộc, phát huy truyền thống hiếu học, chăm lo con cháu học hành, khoa bản, tăng cường kinh doanh, phát triển nền kinh tế trí thức, kinh tế thị trường.
Về đây chúng ta vui mừng báo cáo với Tổ Tiên rằng hậu duệ của các bậc anh linh Tổ Tiên họ Trương thời nào cũng góp phần cho non sông xã tắc huy hoàng, mọi mặt đều phát triển “bằng chị bằng em”. Về mặt học hành khoa bảng tiến bộ trông thấy, hiện có một cháu đang học  Tiến Sĩ Toán Học, đang du học ở Pháp, có thể hè năm nay nhận bằng tiến sĩ toán học nước ngoài. Số sinh viên cao học, đậu vào đại học ngày càng nhiều, năm sau nhiều hơn năm trước.
Một điều vui mà Tổ Tiên và con cháu người trần ta phấn khởi, đó là năm 2012, dòng họ ta đã hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng Trương quốc tộc lâm thời mà văn phòng tại khách sạn OASIS số 19 láng hạ Đống Đa Hà Nội. Ta đã kết nối những người mang dòng máu họ Trương trong cả nước, được hội đồng tiếp nhận ở một tình cảm tin trọng, chúng ta đang góp phần làm rạng danh Tổ Tiên họ Trương, các danh thần, danh nhân họ Trương, chúng ta cùng hứa với các bậc tiền nhân phát huy kết quả được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ở Đền Yên Vinh, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ở Đền Yên  Lương Cửa Lò, và bằng dòng họ văn hóa cấp huyên của tộc Trương Văn chi 4 Diễn Châu; chúng ta cố gắng phấn đấu những năm sau được nhà nước tôn vinh mức cao hơn ở cả dòng họ.
                                                             
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn!
                                                                        ngày 14-1-Quý Tỵ 2013
                                                              Chủ tịch HĐGT: Trương Đức Dưỡng

Những tin cũ hơn

Tộc Họ Trương Như Quỳnh, Hưng Yên hậu duệ của Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi tổ chức dâng hương lễ tổ và gặp mặt đầu Xuân Quý Tỵ 2013

Tộc Họ Trương Như Quỳnh, Hưng Yên hậu duệ của Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi tổ chức dâng hương lễ tổ và gặp mặt đầu Xuân Quý Tỵ 2013

— 22 Tháng Năm 2017

Vào ngày mùng 2 tháng 3 năm 2013, nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Quý Tỵ, con cháu dòng họ Trương Như Quỳnh, Hưng Yên hậu duệ của Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi đã tổ chức gặp mặt đầu xuân Quý Tỵ 2013 tại nhà thờ tộc họ tại thôn Như Quỳnh, thị Trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Bên những dòng Xuân

Bên những dòng Xuân

— 22 Tháng Năm 2017

Như một cơ duyên hay sự tình cờ của số phận mà những ngôi nhà tôi sống cùng cha mẹ ở Hà Nội và Bắc Ninh trong quãng đời ghi dấu nhiều kỷ niệm nhất về thuở ấu thơ và tuổi hoa niên đều kề cận dòng sông nổi tiếng và những cây cầu sắt xuất hiện sớm nhất ở nước ta cùng những dãy phố trên bến dưới thuyền.

Một bức thư cảm động và nhiều ý nghĩa

Một bức thư cảm động và nhiều ý nghĩa

— 22 Tháng Năm 2017

Mồng 5 tết, Trương Thị Kim Dung từ Bắc Ninh gọi điện cho tôi ở Quảng Nam, mừng rỡ nói chị đã tìm thêm được mấu câu đối cổ; quan trọng là có những từ Thanh Hà quận và cửu thế đồng cư vốn khá phổ biến trong các gia phả và truyền ngôn của các đời con cháu họ Trương. Hai hôm sau chị nhắn tin cho tôi bảo đã gởi mail nói thêm về chuyến “xuất hành” đầu năm ý nghĩa này. Thấy rằng nội dung Kim Dung nói đến là những chi tiết khá quan trọng liên quan đến kết nối dòng tộc, tôi xin phép đưa thư này lên website của họ Trương chúng ta để bà con mọi miền chia xẻ trước thềm hội nghị toàn quốc.

24.2.2013 Họp mặt các họ Trương Miền Trung

24.2.2013 Họp mặt các họ Trương Miền Trung

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 25.2.2013 nhằm ngày Rằm tháng Giêng, 50 tộc Trương từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sẽ họp mặt lần thứ nhất tại hội trường Quảng Trường Sông Hoài (TP Hội An)

Lịch sử họ Trương Phiếm Ái, Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam

Lịch sử họ Trương Phiếm Ái, Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam

— 22 Tháng Năm 2017

TRUONGTOC.VN - Theo lưu truyền thì từ xa xưa Tổ tiên tộc Trương ở đất Thanh Hoá, Phủ Hà Trung, huyện Tống Sơn, trấn Ngũ An, đã từng tham gia Lam Sơn dấy nghĩa, là quan quân của nhà Lê, phò Vua cứu nước. Theo lời hiệu triệu của Vua Lê Thánh Tông sau cuộc đại thắng quân Minh, tiến hành bình Chiêm, lập ấp, mở mang đất nước. Ông Thuỷ Tổ họ Trương đã hội tụ cùng với các tộc khác tại đất Thừa Thiên. Bước thứ hai vào thừa tuyên Quảng Nam, phủ Thăng Hoa huyện Huy Giang là phần đất của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ngày nay.