Bí ẩn mộ cổ nhà bác học Trương Vĩnh Ký tự thiết kế cho mình ở Sài Gòn

13:34 - 03/07/2020 Tin hoạt động Nguyễn Quang - Dân Trí 3380

Khu lăng mộ do chính tay nhà bác học Trương Vĩnh Ký thiết kế cho mình mang nét kiến trúc độc đáo nằm giữa Sài Gòn.

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) nhà văn, nhà khoa học xã hội của Việt Nam trong thế kỷ 19. Ông thông thạo nhiều loại ngôn ngữ và nổi tiếng uyên bác.

Lúc về già, ông đã đích thân thiết kế và trông coi xây dựng khu lặng mộ của mình. Khu lăng mộ hiện nay của nhà bác học Trương Vĩnh Ký nằm trong khuôn viên rộng 2.000m2 ở góc đường Trần Hưng Đạo- Trần Bình Trọng, quận 5, TPHCM.

Cổng chính vào khu lăng mộ nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Dù nhà bác học theo đạo Thiên chúa giáo nhưng ông lại thiết kế cổng theo kiến trúc kiểu tam quan của các ngôi chùa Phật giáo. Cổng gồm một cửa chính lớn và 2 cửa phụ nhỏ ở 2 bên, bên trên có 3 tầng mái, lợp ngói ống.

Phía sau cổng tam quan là căn nhà xây dựng theo hình bát giác, có diện tích khoảng 50m2. Căn nhà được xây dựng theo kiểu Pháp, trang trí các họa tiết Đông Tây kết hợp.

Phần mái nhà được chia làm 8 cạnh, lợp ngói vảy cá. Các cạnh được nối với nhau bằng đường viền trang trí đắp nổi hình rồng theo kiểu long hồi, với đuôi rồng hướng lên nóc mái, thân rồng uốn theo đường viền và đầu rồng bên dưới ngước lên. Đỉnh mái được đặt cây thánh giá.

Trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Hưng Đạo có dòng chữ: “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (tạm dịch: Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi). Còn trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Bình Trọng là dòng chữ "Fons Vitae Eruditio Possidentis" (tạm dịch: Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó).

Trong nhà mồ là 3 mộ phần được lát bằng phẳng trên nền nhà, với 3 tấm đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài 2m.

Mộ chính giữa là của cụ Trương Vĩnh Ký, còn 2 ngôi mộ nằm bên cạnh là của vợ con ông. Bia mộ của ông được trang trí khá giản dị với hình cành lá bao quanh, bên trên khắc tên J.B.Petrus Trương Vĩnh Ký cùng năm mất và vài dòng thân thế.

Trong khuôn viên nhà mồ còn có một ngôi nhà cổ do ông Trương Vĩnh Ký xây dựng năm 1886.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Lăng mộ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký trong khuôn viên rộng hơn 2.000m2 nằm trên ở góc đường Trần Hưng Đạo- Trần Bình Trọng, quận 5, TPHCM.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Cổng chính nằm trên đường Trần Hưng Đạo được thiết kế theo lối kiến trúc kiểu tam quan.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Ngay phía sau cổng là là căn nhà xây theo hình bát giác, có diện tích 50m2.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Ngôi nhà là khu lăng mộ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Phần mái được lợp ngói vảy cá màu đỏ.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Trên các đường viền mái là hình rồng.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Khu lăng mộ do cụ Trương Vĩnh Ký tự thiết kế và giám sát xây dựng.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Căn nhà được xây dựng theo kiểu Pháp, trang trí các họa tiết Đông Tây kết hợp.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Hưng Đạo có dòng chữ: “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (tạm dịch: Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi). 

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Còn trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Bình Trọng là dòng chữ "Fons Vitae Eruditio Possidentis" (tạm dịch: Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó).

NVQ_2250.jpg

Trong tám cạnh của căn nhà, có ba cạnh là cửa vào còn lại là những bức tường có trổ ô thông gió. Cửa vào qua bậc tam cấp, có chạm trổ phù điêu nổi kết hợp nét kiến trúc của cả phương Đông và Tây.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Trong nhà mồ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu, chiều rộng khoảng 1 m, dài gần 2m, được lát bằng phẳng. 

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Trên trần vẽ trang trí hình tượng long mã ở giữa, xung quanh là mây gió.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Chính giữa nhà mồ là tượng bán thân nhà bác học và phía sau là đài thờ bên trong nhà mồ.

Mộ cổ cụ Trương Vĩnh Ký.jpg

Trong khuôn viên nhà mồ còn có một ngôi nhà cổ do ông Trương Vĩnh Ký xây dựng năm 1886.

 

Nguyễn Quang - Dân Trí

Những tin cũ hơn

Những người Việt khẳng định tài trí trên thế giới thời gian qua

Những người Việt khẳng định tài trí trên thế giới thời gian qua

— 31 Tháng Năm 2020

Họ là thủ khoa người Việt ở trường ĐH danh tiếng Mỹ, thạc sĩ Stanford huy động được 7 triệu đô, nhà khoa học với công trình tạo tiếng vang hay giáo sư được vinh danh là nhà giáo dục xuất sắc.

NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM

NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM

— 17 Tháng Năm 2020

Năm 2020 khởi đầu bởi những hiện tượng thời tiết kỳ lạ, mưa giông, sấm sét, mưa đá trong thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Hiện tượng thời tiết đặc biệt như dự báo một điều gì về tâm linh không giải thích được, nhiều nhà khoa học cũng đưa ra những lý do, điều kiện để lý giải khi xảy ra hiện tượng đó.

Chàng trai 22 tuổi nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào khi học cơ khí

Chàng trai 22 tuổi nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào khi học cơ khí

— 17 Tháng Ba 2020

Nhiều người nói rằng 'Học trường nghề, sau này chỉ làm công nhân'. Nhưng Diệu đã chứng minh, những sinh viên trường nghề như mình cũng có thể trở thành kỹ sư thực hành, thậm chí vươn ra tầm thế giới.

Thành tựu và những bài học kinh nghiệm trước Đại hội Đảng XIII

Thành tựu và những bài học kinh nghiệm trước Đại hội Đảng XIII

— 18 Tháng Hai 2020

Chúng ta đã bước vào năm 2020, năm cuối cùng để hoàn thành các chương trình, mục tiêu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.

Ban xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam nhóm họp cuối năm Kỷ Hợi

Ban xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam nhóm họp cuối năm Kỷ Hợi

— 12 Tháng Một 2020

Ngày 11 tháng 1 năm 2020, tại công trình xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), Ban xây dựng và giám sát xây dựng nhà thờ đã tổ chức họp mặt trước kỳ nghỉ tết Canh Tý 2020.