Trương Hán Siêu – Danh sĩ thời Trần - Người con đất Cố đô Hoa Lư lịch sử

10:26 - 01/07/2021 Tin tổng hợp Trương Ngọc Vui 6569

Tác phẩm

TRƯƠNG HÁN SIÊU – DANH SĨ THỜI TRẦN - NGƯỜI CON ĐẤT CỐ ĐÔ HOA LƯ LỊCH SỬ

 

      Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt, họ Trương Việt Nam đã chung vai, sát cánh cùng các tộc họ trong công cuộc dựng nước, giữ nước và xây dựng cuộc sống. Rất nhiều Danh nhân lịch sử - văn hóa là người họ Trương được chính sử của các triều đại ghi nhận, tôn vinh. Các tác phẩm văn, thơ, bia, ký ca ngợi công đức, cuộc đời, sự nghiệp của các bậc tiền hiền họ Trương được lưu lại trong kho tàng văn hóa, lịch sử khá phong phú và đa dạng. Những năm gần đây, dòng họ ta vui mừng đón nhận thêm nhiều tác phẩm, bài viết về Danh nhân họ Trương như cuốn: “Lưỡng bộ Thượng thư|” của Lê Khôi; “Tế tửu Quốc Tử giám Trương Công Giai” của Trần Tuấn Đạt; “Tế tửu Quốc Tử giám và truyền thống khoa bảng họ Trương Việt Nam” – nhiều tác giả; “Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu” của Trương Quốc Bình; “Tuyển tập Trương Tửu” – Nhiều tác giả…Tháng 3 năm 2021, nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử Đặng Công Nga đã cho ra mắt cuốn: “Trương Hán Siêu – Danh sĩ thời Trần – Người con đất Cố đô Hoa Lư lịch sử”, đóng góp vào kho tàng văn hóa – lịch sử của đất nước và dòng họ Trương một cuốn “Từ điển’ về Trương Hán Siêu đầy giá trị.

      Thái phó Trương Hán Siêu – một chính trị gia xuất sắc của triều Trần nửa đầu thế kỷ XIV; một Danh nhân tài hoa, giàu lòng yêu nước và tự hào dân tộc; bậc Tiền hiền đáng kính để cháu con dòng họ ngưỡng mộ và noi theo. Đối với những người yêu lịch sử và nhất là đối với dòng họ Trương Việt Nam, tác phẩm “ Trương Hán Siêu – Danh sĩ thời Trần – Người con đất Cố đô Hoa Lư lịch sử” là một cuốn sách kỳ thú, dầy đặc những tư liệu lịch sử quý báu về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm văn thơ của Trương Hán Siêu. Với 860 trang sách khổ lớn, đi kèm những bức ảnh tư liệu thực tế, tác giả đưa người đọc trở lại bối cảnh đất nước thế kỷ thứ XIII – XIV, dẫn dắt mọi người về thăm những làng quê, những địa danh liên quan đến Tiền hiền Trương Hán Siêu từ lúc sinh thời đến khi về với Tổ tiên. Lần theo từng bước chân Danh sĩ, tác giả Đặng Công Nga đã đi khắp các vùng miền, tham khảo nhiều tư liệu, kiên trì tìm tòi chi ly, dịch thuật, nghiên cứu, đối chiếu để có được những trang tư liệu lịch sử đầy sức sống. Tìm về bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị của đất nước lúc bấy giờ để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và trung thực về một Danh nhân lịch sử. Cũng từ sự kiên trì và tâm huyết tác giả đã sưu tầm được thêm 19 tác phẩm của Trương Hán Siêu chưa từng được công bố. Bên cạnh đó, từ những dữ liệu sưu tầm được, tác giả gợi mở cho lớp con cháu họ Trương hôm nay những hướng đi để tìm về nguồn cội.

      Tác phẩm “Trương Hán Siêu – Danh sĩ thời Trần – Người con đất Cố đô Hoa Lư lịch sử” sâu sắc hơn, cuốn hút hơn những tác phẩm khác viết về Trương Hán Siêu chính là góc nhìn đa chiều, gợi mở rất công tâm của tác giả. Những bạn đọc yêu mến Danh nhân Trương Hán Siêu - nhất là cháu con của Tiền hiền luôn luôn mong muốn bề trên là một hình tượng lung linh, trọn vẹn chắc hẳn đôi chỗ không vừa lòng với Đặng Công Nga khi ông đưa vào tác phẩm cả những vui buồn, ưu khuyết của Danh nhân, xong đó chính là cuộc đời thực, là sự sống động của tác phẩm. Thấy được muôn mặt của cuộc sống với những khó khăn, phức tạp mới thấy được phẩm chất và tài năng của Danh sĩ. Đưa những mảng mờ tối để làm nổi bật hình tượng nhân vật chính là nghệ thuật tài hoa của người nghệ sĩ.

      Đúng như Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Minh Tường nhận xét trong lời giới thiệu: “Tác phẩm Trương Hán Siêu – Danh sĩ thời Trần, người con đất Cố đô Hoa Lư lịch sử của nhà nghiên cứu sử học Đặng Công Nga đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khá toàn diện sự nghiệp và tài năng của Trương Hán Siêu. Để làm rõ sự nghiệp của Danh sĩ họ Trương, tác giả đã tìm hiểu tình hình chính trị - xã hội và văn hóa- tư tưởng của Quốc gia Đại Việt vào nửa cuối thế kỷ XIII và đầu thế kỷ XIV; quê hương, gia tộc và thân thế của Trương Hán Siêu, từ đó chứng minh cơ sở xã hội cùng với truyền thống quê hương, gia tộc là những điều kiện quan trọng góp phần tạo nên tài năng kiệt xuất, nhân cách chính trực của Trương Hán Siêu…”

      Nhà nghiên Văn hóa – lịch sử Đặng Công Nga quê gốc ở Vụ Bản, Nam Định, sinh sống tại thành phố Ninh Bình. Cử nhân Đại học tổng hợp Hà Nội; đã từng tham gia cuộc chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước giai đoạn 1972 – 1975; Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Nam Ninh, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Ninh Bình. Kính phục và nể trọng một Danh nhân tài hoa, ông sưu tầm, nghiên cứu và đã hoàn thành tác phẩm “Trương Hán Siêu – Danh sĩ thời Trần, người con đất Cố đô Hoa Lư lịch sử”, một chuyên khảo dầy đặc những cứ liệu lịch sử dành cho mọi người nghiên cứu, tham khảo.

     Và…như một thiên duyên tiền định, trong bài thơ “Dữ bản hương nhân thoại tửu”, Tiền hiền Trương Hán Siêu viết trong hai câu kết: “Quay cùng trời đất mênh mông, quê hương còn một chút lòng riêng ta”. Câu thơ như một lời tri ân để lại cho Đặng Công Nga khi nhà nghiên cứu sử họ Đặng sưu tầm, viết về Danh sĩ!

Nam Định, ngày 28 tháng 6 năm 2021

Trương Ngọc Vui

Những tin cũ hơn

Độc đáo một n𝚑à t𝚑ờ ở xứ Ng𝚑ệ t𝚑ờ c𝚑uпg 2 dòпg 𝚑ọ

Độc đáo một n𝚑à t𝚑ờ ở xứ Ng𝚑ệ t𝚑ờ c𝚑uпg 2 dòпg 𝚑ọ

— 02 Tháng Sáu 2021

Dòng họ nào cũng có nhà thờ để tưởng nhớ đến tổ tiên, nhà thờ thường thờ một dòng họ. Tuy nhiên, ở làng Mỹ Lý, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu có một nhà thờ lại thờ chung 2 dòng họ, đó là họ Trương và họ Đặng Công.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh – Ủy viên Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Bà Trương Thị Ngọc Ánh – Ủy viên Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

— 24 Tháng Năm 2021

Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị bầu cử số 2: Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Ủy viên Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

HUYẾT MẠCH THỜI GIAN

HUYẾT MẠCH THỜI GIAN

— 05 Tháng Năm 2021

Ngày 21 tháng 4 năm 2021 ( ngày mùng 10 tháng 3 năm Tân Sửu ) hội đồng họ Trương Việt Nam tổ chức Đại lễ an vị, Điền hoàn long mạch từ đường họ Trương Việt Nam tại làng Đa Giá, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Khánh thành và bàn giao nhà “đại đoàn kết” tại huyện Hà Trung

Khánh thành và bàn giao nhà “đại đoàn kết” tại huyện Hà Trung

— 26 Tháng Tư 2021

Ngày 16 tháng 4 năm 2021, Hội đồng họ Trương tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung và các nhà hảo tâm là doanh nghiệp doanh nhân đã trao tiền hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho các gia đình chính sách, có điều kiện khó khăn tại địa phương.

Chuyên gia Mỹ nhận định TQ dùng chiêu trò cũ ở đá Ba Đầu, Đại sứ Trương Triều Dương chỉ rõ bài học của Philippines ở Scarborough

Chuyên gia Mỹ nhận định TQ dùng chiêu trò cũ ở đá Ba Đầu, Đại sứ Trương Triều Dương chỉ rõ bài học của Philippines ở Scarborough

— 13 Tháng Tư 2021

Đại sứ Trương Triều Dương nhận định, sự việc ở đá Ba Đầu như một bài kiểm tra phản ứng của các nước.