Quê ở Nghi Xuân - Hà Tĩnh, chuyển vào TP.HCM sinh sống từ năm 2004, Lý vào học lớp 9 ở trường Trung học dân lập Nguyễn Khuyến, Q.Tân Bình thì bắt đầu cảm thấy “hụt hơi” môn tiếng Anh bởi hầu như phải đi từ con số 0 trong khi các bạn cùng lớp rất giỏi tiếng Anh. Kết quả thi lớp 10 vào ban A trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, cố gắng lắm môn tiếng Anh cũng chỉ đủ điểm đậu. Rồi đến học kỳ 1 năm lớp 10, tất cả các môn khác đều đạt điểm cao duy chỉ có môn tiếng Anh là trung bình. Vậy là từ một học sinh giỏi 9 năm liền, Lý trở thành học sinh trung bình.
Nhờ vậy, Lý quyết tâm dành phần lớn thời gian trong ngày để học ngoại ngữ. Với chủ trương đưa tiếng Anh vào đời sống hằng ngày như thay vì đọc báo bằng tiếng Việt, lướt các trang web bằng tiếng Việt, xem những kênh truyền hình bằng tiếng Việt thì Lý lại sử dụng tất cả bằng phiên bản tiếng Anh. “Lúc đầu xem chẳng hiểu gì, nhưng dần dần tra từ điển rồi học thêm từ vựng. Rồi cái ngôn ngữ rất khó học đối với em kia cứ từ từ thấm vào đầu lúc nào không biết. Việc học từ đó trở nên đơn giản hơn nhiều” - Lý tâm sự.
Cứ như vậy, sau 6 năm miệt mài học ở trường, ở Trung tâm Ngoại ngữ VATC ngoài giờ, đến tháng 12.2009 lần đầu tiên Lý đăng ký thi TOEIC với mục đích kiểm tra năng lực của mình đối với môn học này như thế nào. Kết quả khá bất ngờ với điểm số rất cao: 955 điểm. Nhưng không bằng lòng với kết quả đó, Lý lại thi tiếp vào đầu tháng 8 vừa qua và đạt điểm số tối đa: 990 điểm. Sau khi đạt điểm tuyệt đối của kỳ thi TOEIC, Lý đã lên kế hoạch chinh phục các bài thi TOEFL và IELTS để đủ điều kiện tìm học bổng du học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngân hàng tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM vào năm 2011.
Quá ấn tượng với kết quả của Lý, Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ VATC đã tổ chức ngay buổi lễ tuyên dương khen thưởng Vteen cực giỏi này. “Siêu sao TOEIC” của chúng ta đã theo học tại đây từ năm 2004. Không chỉ nhận bằng khen danh dự, Lý còn được tặng thưởng một chiếc máy tính xách tay Sony VAIO cùng các suất học bổng tại VATC.
Được biết, cha của Lý là thương binh, gia đình bạn thuộc diện khó khăn P. Tân Quy, Q.7, VATC cấp học bổng bán phần trong suốt 6 năm học tại trung tâm anh ngữ Việt Mỹ VATC. Tuy phải dành nhiều thời gian phụ giúp gia đình nhưng Lý vẫn luôn duy trì được kết quả học tập rất tốt. Hiện nay “siêu sao” đang điểm danh tại khoa Ngân hàng, trường Đại học Kinh Tế.
Ngay lần đầu tiếp xúc với Vteen cá tính này, bạn sẽ bắt gặp một ánh mắt rất tinh và nhanh nhạy. Anh chàng tuyệt nhiên không thừa nhận kết quả của mình là cực đỉnh mà cứ luôn miệng nói “Có gì đâu, chỉ cần các bạn cố gắng là sẽ làm được mà. Mỗi ngày mình chỉ dành khoảng 2 tiếng tự học tiếng Anh ở nhà. Có một cách rất hay mà các thầy cô ở VATC chỉ mình là tăng cường đọc sách báo, nghe nhạc và xem phim bằng tiếng Anh, nhờ vậy mình sẽ biết cách ứng dụng từ vựng trong nhiều trường hợp khác nhau.”
Theo thống kê thì cho đến hiện tại ở Việt Nam chỉ có 10 người đạt được 990 điểm TOEIC quốc tế, trong số này có 50% là người nước ngoài.
Nhận xét về thành công của em Trương Công Lý và các thần đồng tại VATC, Tiến sỹ Nguyễn Thế Bảo chia sẻ: “VATC rất hãnh diện về thành công của em Trương Công Lý. TOEIC là một chứng chỉ có uy tín quốc tế và rất khó để đạt được số điểm cao như em Lý. Thành tích của em Lý cùng với kết quả xuất sắc của hàng trăm học viên VATC trong các kỳ thi quốc tế như TOEFL, TOEIC, Cambrige, Proficiency đã khẳng định chất lượng đào tạo của VTAC chúng tôi. Với đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin chắc sẽ có thêm nhiều thí sinh Việt Nam đạt được kết quả cao trong các kỳ thi TOEIC và TOEFL quốc tế sắp tới nữa.”
Theo bà Vũ Thị Bích Ngọc - Giám đốc IIG Việt Nam (đơn vị đại diện Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam), kỳ thi TOEIC được đưa vào Việt Nam từ năm 2000. Hằng năm có khoảng 10.000 bài thi nhưng đến nay thi tại VN chỉ có khoảng 10 người đạt điểm tuyệt đối 990 (trong đó có nhiều người nước ngoài).
Đội tuyển điền kinh Việt Nam dự Giải vô địch Điền kinh châu Á lần thứ 19 (từ ngày 7 đến ngày 10-7) tại Kobe (Nhật Bản) gồm 7 VĐV là Trương Thanh Hằng, Nguyễn Đình Cương, Vũ Văn Huyện, Nguyễn Văn Mùa, Dương Thị Việt Anh, Nguyễn Văn Lai và Nguyễn Thị Phương. Theo lịch thi đấu, Trương Thanh Hằng dự thi vào ngày 8-7 (1.500m), ngày 9-7 (800m) Liên tiếp các năm liền Hằng luôn đạt thành tích cao và phá cả kỷ lục Seagam. Tấm HCV của Hằng cho thấy, những gì mà điền kinh Việt Nam đang đi vẫn hoàn toàn đúng hướng và giờ đây, người hâm mộ có thể tiếp tục tin tưởng và kế hoạch đó.
Vào lúc 13 giờ 5 phút chiều nay, 10.7, vận động viên Trương Thanh Hằng đã lập nên kỳ tích chói lọi cho điền kinh Việt Nam (VN) bằng tấm huy chương vàng (HCV) ở cự ly 800m tại giải Vô địch châu Á diễn ra ở Kobe, Nhật Bản.
LinDa Trương tên đầy đủ là Trương Mai Nhật Linh, em sinh ra và lớn lên tại Ukraina, là Việt Kiều tại Ukraina, em là con cháu đời thứ 7 của chi họ Trương ở thôn La Cầu, xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, là con thứ 3 trong gia đình, bố là ông Trương Văn Hùng hiên đang công tác tại hội người Việt tại Ukraina và là bí thư Đảng ủy khối người Việt tại thành phố Odessa, nước Cộng hòa Ukraina, mẹ là bà Trịnh Thị Kim Vân.
Đại úy Trương Văn An, Trưởng Ban cán bộ, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo được niềm tin yêu với mọi người xung quanh.
“Huy chương đồng không là thành tích cao nhất nhưng em vẫn rất bất ngờ, hạnh phúc” - Khiêm tốn nhưng cũng rất quyết đoán, đó là những điều chúng tôi cảm nhận khi gặp gỡ Trương Thị Phương Thảo, nữ sinh vừa đoạt HCĐ Olympic Sinh học quốc tế.