Triều đại Hùng Vương

23:48 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1714

 BÁCH VIỆT TỘC PHẢ CỔ LỤC

TỔ TIÊN HÙNG QUỐC VƯƠNG

Trích sách" Suy nghĩ về những khoảng trống trong thời kỳ tiền sử nước ta" của Phó Giáo sư Đỗ Tòng 
Hùng Quốc Vương(1) húy Lâm (Nguyễn Lâm) con trưởng của Lạc Long Quân là Phúc Tâm, làm vua nước Văn Lang, thống nhất đất nước, dạy dân cày cấy, đánh cá, mở mang bờ cõi, phát triển nghề đúc đồng, nghề dệt. Được dân yêu mến. Ông mất ngày 28 tháng Năm âm lịch. Mộ Ông ở đất Kỳ Long Lân, gò thánh hoá hoặc gọi khu đất ấy là khu Mộ Vua, khu Đồng Trù tư mệnh, hoặc gọi là Tào phủ Thần quán (miếu tổ Văn Nội)(2).

Vợ là con gái Lạc tướng huyện Chu Diên (thôn Hoàng Trung, xã Hồng Dương ngày nay). Bà an táng tại Thiên Trúc (nay gọi là Đồng Trúc) địa phận Văn Nội.

*

TIÊN TỔ HÙNG HIỀN VƯƠNG

Có tên là Nhân Đức Lang, an táng tại miếu Văn Nội. Hội vào tháng Tám rước về đền 11 tháng Giêng. Bà vợ an táng tại Tiên Đào, cùng lễ vào tháng Ba.

*

TIÊN TỔ HÙNG HOA VƯƠNG

Tên là Bảo Long Lang.

*

TIÊN TỔ HÙNG NGHI VƯƠNG

 

Tên là Bảo Lang. Thời Đường Nghiêu ở mặt Bắc, vua tặng cho con rùa nghìn tuổi, hai bên cùng thông hiếu. Con cháu kế chuyền đều gọi là Bảo Lang (là họ và chữ đệm).

*

HÙNG VĨ VƯƠNG

Tên là Tiêu Lang. Thời ấy ở bộ Vũ Ninh có giặc (da trắng, tóc bạc, gọi là người Già, đóng ở Đại Ơn, cho nên gọi là giặc Ân). Bọn chúng đông và mạnh đóng ở Thạch Linh Thành (đồng Thạch Bích, xã Bích Hoà, Thanh Oai - dấu vết thành cổ nay vẫn còn).

Làng Phù Đổng (đất Khả Lãm) có một cậu bé là Nguyễn Văn Cương xin đi dẹp giặc. Vua cấp cho cậu một con thiết mã và một cái roi sắt để buộc giẻ tẩm dầu mỡ, đốt vùng lau sậy xung quanh thành này, gió bắc to lau sậy khô nỏ. Cánh đồng xã Cự Khê, Bích Hoà thành một biển lửa đốt cháy bọn giặc lúc nửa đêm. Nay gọi là cánh đồng Cháy. Phù Đổng đuổi giặc qua thôn Ngô Đồng rồi đến Ứng Hoà ngày nay (khu Cháy còn gọi là Chợ Cháy ao bèo). Giặc tan ông quay về giết cả những kẻ da trắng ở vùng Cổ Bản, Đại Ơn.

Lúc này Vua Hùng mới cho bố mẹ đi đón con, nhưng đến Thanh Giang, cậu vừa gặp Vua Hùng và bố mẹ thì đã chết trên mình ngựa (người hoá).

Nay ở Thiên Quan (tức cửa trời) còn có mộ Ông gọi là Đống Sóc. Gần đây, người ta chuyển mộ Ông đến chỗ khác (do sợ Đông Dương Bác Cổ khai quật) gọi là mả Ông Sóc; chỗ cũ vẫn đắp mộ giả và cả hai đều còn.

Đời sau, đúc một con ngựa bằng sắt để tưởng niệm Ông. Nhưng nay đã đem chôn áo giáp ở xã Đồng Mai và ngựa sắt, roi sắt thì đem chôn ở gò Cổ Ngựa, sau chùa thôn Thanh Lãm, xã Phú Lãm. Vua cho lập đền thờ ở làng Phù Đổng và Đống Sóc, nơi Ông mất và được lập đền riêng ở Phong Châu, gần chùa Kiến Phúc. Làng Phù Đổng có đền thờ Ông gọi là Phù Đổng Thiên Vương và các làng thờ duệ hiệu của Đống Sóc thì gọi là Sóc Thiên Vương.

Hàng năm, sắp đến ngày 8 tháng Tư, các làng thờ Ông cùng về làm lễ hội tại nhà thờ ông Nguyễn Văn Nghĩa, tế lễ đón rước Ông về đền làng mình.

*

HÙNG CHIÊU VƯƠNG

Tên là Quốc Lang. Lấy bà Ngọc Tiên sinh được 50 người con trai (đức vua thường nhiều vợ).

*

HÙNG HUY VƯƠNG

Tên là Văn Lang.

*

HÙNG ĐỊNH VƯƠNG

Tên là Chân Lang.

*

HÙNG NGHI VƯƠNG

Tên là Hoàng Long Lang.

*

HÙNG CHÍNH VƯƠNG

Tên là Đức Lang.

*

HÙNG VÕ VƯƠNG

Tên là Đức Hiển Lang.

*

HÙNG VIỆT VƯƠNG

Tên là Giao Lang.

*

 

HÙNG ANH VƯƠNG

Tên là Viên Lang.

*

HÙNG CHIÊU VƯƠNG

Tên là Chiêu Lang.

*

HÙNG TẠO VƯƠNG

Tên là Đức Lang Quân

*

HÙNG HÔN VƯƠNG

Tên là Bảo Quang Lang.

*

HÙNG DUỆ VƯƠNG

Tên là Duệ Lang. Hùng Duệ Vương sinh 22 con trai, 24 con gái.

Thời kỳ đầu thông minh chính trực. Từ khi lấy con gái họ Lê thì đam mê tửu sắc bị Thục Vương, Cao Lỗ và nội hầu lừa cho uống rượu say, lại được con gái họ Lê (là cô ruột Thục Phán) sai khiến đến nỗi giết hết cả con trai, con gái, con rể. Rồi mang hoạ diệt thân (chết vẫn còn say chưa tỉnh).

Thậm chí hai chàng rể của Hùng Duệ Vương là Nguyễn Tuấn và Chử Đồng Tử đều chết vào tay Cao Lỗ, (nội hầu) và Thục Phán.

Cơ đồ nhà Hùng đang có nền văn minh rực rỡ, lại bang giao rộng rãi với các nước láng giềng, bỗng bị mất vào tay cô cháu Thục Phán. Âm mưu phản phúc này là do Cao Lỗ và Thục Phán vì không được toại nguyện với hai nàng công chúa đẹp nhất là Tiên Dung và Ngọc Hoa. (Cũng có cách giải thích khác là: do thời đại Hùng Vương đến đây không còn phù hợp với lịch sử và sứ mệnh lịch sử giao phó, đến đây phải kết thúc theo quy luật phát triển chung - TG).

Thục Phán diệt họ Hùng, đổi tên nước là Âu Lạc (bỏ quốc hiệu Văn Lang). Như vậy, kể từ lúc Hồng Bàng dựng nước đến khi kết thúc là 2.622 năm. Truyền 108 Vua kể cả Phù Đổng và Tản Viên. Trong đó có 18 Vua Hùng thống nhất được đất nước.

  *

    Theo "NAM VIỆT HÙNG VƯƠNG NGỌC PHẢ VĨNH TRUYỀN"(3)

Có các triều đại sau:

01. Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục (nghĩa là nối lộc tổ tiên).

02. Lạc Long Quân tức Hùng Hiền Vương, húy Sùng Lãm.

03. Hùng Quốc Vương, húy là Lân Lang.

04. Hùng Diệp, húy là Bảo Lang.

05. Hùng Hy, húy Viên Lang.

06. Hùng Hoa và Hồn (2 đời, trong "Giới thiệu khu di tích lịch sử đền Hùng, mục 6 phả hệ Họ Hùng viết là Hùng Huy Vương), húy Pháp Hải Lang.

07. Hùng Huy (sách trên viết là Hùng Chiêu Vương, húy là Lang Liên Long), húy là Long Tiên Lang.

08. Hùng Ninh (sách trên viết là Hùng Vi Vương, húy là Thừa Vân Lang), húy Thừa Căn Lang.

09. Hùng Chiêu (sách trên không có), húy là Quốc Tiên Lang.

10. Hùng Uy (sách trên là Hùng Hoàng), húy là Hoàng Hải Lang.

11. Hùng Trịnh Vương (sách trên tên là Chinh Vương), húy Hưng Đức Lang (sách trên là Hùng Đức Lang)

12. Hùng Vũ (sách trên tên là Đức Hiền), húy Hiền Đức Lang.

13. Hùng Việt, húy Tuấn Lang.

14. Hùng Định (sách trên là Hùng Ánh), húy là Chân Nhân Lang.

15. Hùng Triều, húy Cảnh Chiêu Lang.

16. Hùng Tạo, húy Đức Quân Lang.

17. Hùng Nghị, húy Bảo Quang Lang.

18. Hùng Duệ Vương, húy Huệ Đức Lang.

19. Hùng Kính Vương, coi không tính vì chỉ được 6 năm thì mất. Sau đó lại truyền cho con thứ là Cảnh Lang (được 10 năm), rồi lại truyền cho cháu (được 3 năm), rồi truyền cho con rể là Sơn Tinh (Nguyễn Tuấn)...Sau Sơn Tinh khuyên Hùng Duệ Vương nên nhường ngôi cho Thục Phán. Thục Phán cảm kích, dựng bia đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh...Thục Phán xưng là Thục An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lấy tên nước là Âu Lạc vào năm 258 trước công nguyên.

Ngoài ra, còn hơn 100 vị con cháu dòng Hùng đều thống nhất tôn xưng là Lang Vương hoặc Lang Quân sau tên chính, như: Lân Lang Vương, Xích Lang Vương, v.v...Như vậy, nước Văn Lang tồn tại 2.622 năm, qua 18 triều đại đều lấy họ Hùng với hơn 100 đời (thế hệ) kế tiếp nhau, đều tôn xưng là Lang Vương, Lang Quân. Theo phả cũ cho biết, dưới thời cháu Triệu Đà, (vua Minh Vương) đã đem chôn 114 ấn tỷ truyền quốc của dòng nhà Hùng, chứng tỏ nhà Hùng có 114 đời kế tiếp nhau qua 18 triều đại lớn.

Ghi chú:

(1) Tên Hùng được thấy từ đây về sau, đến hết thời nhà Hùng

(2) Có tài liệu khác nói là mộ Ông ở ấp Thuỷ Tiên, Đào Nguyên, Tiên Sơn (nay là xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

(3) phả để ở Đền Hùng

Những tin cũ hơn

Kiến trúc làng Việt Nam

Kiến trúc làng Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng quán quê hương. Hình ảnh làng quê Việt Nam có luỹ tre xanh, có mái nhà tranh, có người cày cấy đã trở nên rất thân thuộc trong tâm hồn người Việt Nam...

Hội đồng Trương Tộc Việt Nam

Hội đồng Trương Tộc Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1949, quê quán: xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Ông giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( đã nghĩ hưu từ năm 2010), Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư BCH Đảng uỷ Đảng bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phụ trách lĩnh vực Văn phòng Bộ, Phát triển DNNVV, thương mại dịch vụ, kết cấu hạ tầng và đô thị, hợp tác xã.

Nhật ký ở làng (kỳ 3) - Những câu chuyện dòng tộc

Nhật ký ở làng (kỳ 3) - Những câu chuyện dòng tộc

— 25 Tháng Năm 2017

Từ xưa, trong văn hóa làng xã, việc lập gia phả đối với các tộc họ là rất quan trọng. Trong sự phát triển của dòng tộc, mỗi “tộc” chia ra thành nhiều “phái”, mỗi phái có nhiều “chi”, dưới chi là các “phân chi”, sau phân chi là các “hệ” (thường được gọi là các “đầu ông”). Gia phả tộc sau đó được phân chia thành “phả hệ” các phái - chi - phân chi - hệ phả do các trưởng nam phụng thờ, gìn giữ rất cẩn thận. Các phả hệ thường được viết trên giấy dó, có nơi viết trên lụa tốt, cuộn tròn đặt trong các ống tre, ống đồng và để ở nơi trang trọng nhất trên gian thờ chính. Chỉ những ngày giỗ chạp, ngày tết, cháu con tề tựu, tộc trưởng hoặc trưởng nam dựng lễ vật, thắp nhang khấn ông bà tiên tổ xin “thỉnh khai gia phả” thì mới được lấy xuống. Thỉnh mở phả hệ thường là để phổ biến cho con cháu, viết bổ sung các đời lớp tiếp sau hoặc thêm vào các sự kiện, biến cố trong tộc, phái. Vì vậy, tộc phả hay “phả hệ” cũng chính là bộ sử của gia đình, dòng họ, là văn bản hết sức quan trọng, thiêng liêng của mỗi dòng tộc. Xung quanh vấn đề dòng tộc, làng tôi có khá nhiều chuyện.

Vu Lan – Lễ hội của lòng hiếu thảo

Vu Lan – Lễ hội của lòng hiếu thảo

— 25 Tháng Năm 2017

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ hơn cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm, mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.

Hình tượng rồng trong văn hóa Việt

Hình tượng rồng trong văn hóa Việt

— 25 Tháng Năm 2017

Các nhà nghiên cứu cho rằng, rồng là sản phẩm của trí tưởng tượng và sùng bái của người xưa trở thành biểu tượng tốt đẹp, linh thiêng và quyền uy. Nhiều sách cổ coi thủy tổ của loài người, vua chúa, thánh nhân là con rồng.