Đường lối, chủ trương nhất quán của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước là quyết tâm giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Đồng chí Chummaly Sayasone và đồng chí Trương Tấn Sang đánh giá cao kết quả của Dự án biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào; khẳng định công trình có ý nghĩa to lớn về lịch sử, chính trị, khoa học và thực tiễn, tương xứng với tầm vóc của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, là cơ sở cho việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tình cảm của nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ và bạn bè quốc tế hiểu rõ bản chất tốt đẹp, trong sáng của mối quan hệ Việt Nam-Lào.
Hai đồng chí một lần nữa khẳng định đường lối, chủ trương nhất quán của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước quyết tâm giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức trọng thể Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V cho 128 tác phẩm đoạt giải ở 8 thể loại giải.
André Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư Pháp gốc Việt. Ông được xem là "cha đẻ của máy vi tính" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên.
Không chỉ dạy dỗ ba người con nói tiếng Việt thành thạo, với suy nghĩ "cây có cội, nước có nguồn", gia đình ông bà Trương Bính Quyền, kiều bào Tây Ban Nha, tự hào với gian hàng Việt duy nhất tại hội chợ quốc tế Mijas.
Giữa thành phố tấc đất tấc vàng, chuyện một ông Đại tá cắt bớt khuôn viên nhà ở để dành đất xây đền thờ đồng đội khiến nhiều người hoài nghi. Có người thì bảo, chắc ông cựu chiến binh này phải giàu có lắm. Người thì nói, ông này “gàn dở”. Các liệt sĩ đã có Nhà nước lập nghĩa trang, đài tưởng niệm, việc gì ông phải lập đền thờ?
Đại tá Trương Văn Kỳ đã có 24 năm tham gia trong quân đội. Ông đã tham gia nhiều trận đánh tại Thành cổ Quảng Trị, tham gia quân tình nguyện tại Campuchia, rà phá bom mìn sau chiến tranh... 54 lần ông Kỳ được nhận danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt cơ giới, được tặng 9 Huân chương Chiến công từ hạng Ba đến hạng Nhất và được tặng Kỷ niệm chương của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.