Thái Vương Trương Nữu đại tướng quân (737-791)

23:43 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 3346

Khởi nghĩa thắng lợi, ông được Phùng Hưng phong làm Đại tư mã uy trung và giao trọng trách tiếp tục công cuộc giữ nước sau khi Phùng Hưng mất. Quân Đường kéo sang báo thù với lực lượng hùng mạnh. Biết khó đương đầu lâu dài với sức địch, Trương Nữu đã rút quân lên núi để tìm cách gây dựng lực lượng nhưng ông mất vì bệnh khi hoài bão phục quốc còn dang dở.Tiểu sử và sự nghiệp

Trương Nữu sinh ra và lớn trong một gia đình có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, cha Trương Nữu là Trương Liễn, tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722) chống lại bọn đô hộ nhà Đường. Khi cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan thất bại, Trương Liên lui về thôn Du Lễ (huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương Nay là thôn Du lễ Xã Kiến Quốc, Huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng)

Trương Nữu sinh ra và lớn lên trên một vùng đất có truyền thống sản sinh nhiều võ tướng tài giỏi trong lịch sử Việt Nam dưới thời phong kiến. Sau Trương Nữu còn có những vị tướng như Vũ Hải, Mạc Đăng Dung, Vũ Hộ tên tuổi cũng được ghi nhận trong sử sách các triều đại.

Tương truyền, thủa nhỏ ông đã có sức khoẻ hơn người, lại được cha truyền dạy cả văn lẫn võ. Lớn lên thấy cảnh đất nước lầm than dưới ách đô hộ của nhà Đường, ông nuôi chí đánh đuổi quân cai trị phương Bắc khỏi bờ cõi. Đúng lúc đó Phùng Hưng ở làng Đường Lâm dấy cờ khởi nghĩa kêu gọi mọi người đánh giặc cứu nước. Biết tiếng Trương Nữu, Phùng Hưng đã tìm về trang Du Lễ (nay là xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) kết nghĩa huynh đệ đồng lòng đánh giặc. Khi khởi nghĩa giành thắng lợi ông được phong làm Đại tướng quân và sau nhiều lần đánh thắng quân Đường ông được phong làm Đại tư mã uy trung. Sau khi Phùng Hưng mất, Trương Nữu được ủy thác sứ mệnh phò tá Phùng An tiếp tục đương đầu với quân xâm lược nhà Đường kéo sang báo thù. Trước thế giặc quá mạnh, quân của Phùng An bị thất trận còn Trương Nữu đem một cánh quân lên núi Vũ Ninh hòng tìm kế gây dựng lực lượng chống địch lâu dài nhưng ông đã lâm bệnh và qua đời tại đó.

Đời sau tưởng nhớ

Các đời vua sau này có chỉ dụ phong ông là Thái Vương Trương Nữu đại tướng quân để ghi nhận lòng yêu nước và trung nghĩa của ông. Trương Nữu và Vũ Hải được nhân dân trang Du Lễ (xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ngày nay) xem là hai người con anh hùng của quê hương. Bởi vậy để ghi nhớ công lao của ông, người dân đã lập miếu để thờ và gọi tên là miếu Đoài để thờ phụng Trương Nữu.

Miếu Đoài là nơi thờ phụng tướng Trương Nữu ( 737- 791) là người tài đức, mưu trí, có công lớn đánh thắng giặc Đường lại hết lòng phò giúp Phùng An theo uỷ thác của tiên đế. Do vậy ông  được vua ban sắc phong: “ Thái Vương Trương Nữu đại tướng quân”,  tôn thần để phụng thờ. Cũng nhờ chiến công này, đài hoa dân tộc nở rộ dưới triều Ngô Vương Quyền năm 938 làm nên mốc son lịch sử kết thúc hơn 1000 năm Bắc Thuộc (1083). Ngày 25/ 01/ 1994 Miếu Đoài được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Năm 2005, để bảo tồn và gìn giữ những giá trị lịch sử của di tích, Miếu Đoài được trùng tu, sửa chữa với kiến trúc cổ gồm: 5 gian tiền đường, 3 gian đệ nhị, 1 gian hậu cung. Nơi đây còn lưu giữ hơn 40 hiện vật có giá trị.

Một số hiện vật có giá trị mỹ thuật và lịch sử trong miếu Đoài Khám thờ bên trong đặt bài vị Trương Nữu, hai chiếc long đình, đôi câu đối hình lòng máng khảm trai, một đại tự lớn viết 4 chữ Hán: Phùng gia huân tướng 3 đáo sắc phong (Cảnh Thịnh nguyên hiên 1793, Tự Đức lục niên1853, Khải Định chùi niên-1924). Lễ hội làng trước đây được tổ chức đình làng từ ngày mùng 4 tháng Chạp hàng năm. Mở đầu lễ hội từ sáng mùng 3 với lễ mộc dục (tắm tượng) ở miếu Đoài và miếu Đông bài vị Trương Nữu và bài vị Vũ Hải về đình. Đám rước thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong thôn, ngoài xã Khi rước bài vị các thánh về đình, người ta tổ chức tế yên vị, Ở miếu Đoài các ngày lễ hàng năm gồm có, ngày thánh sinh (15/9) thánh hóa (10/2) Miếu Đoài là một di tích lịch sử văn hoa có gịá trị của địa phương,

Những tin cũ hơn

Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 - 1827)

Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 - 1827)

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Tấn Bửu (chữ Hán: 張進寶, 1752 - 1827), có tên khác là Trương Tấn Long (張進隆); là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam. Nhờ lập được nhiều công lao, ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.

Cúc Nông Trương Gia Mô (1866-1929)

Cúc Nông Trương Gia Mô (1866-1929)

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Gia Mô (1866-1929) hiệu Cúc Nông, tên tự lúc đầu là Sư Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử, khi làm quan ở Huế, còn được gọi là Nghè Mô; là sĩ phu yêu nước, quan triều Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở những năm đầu thế kỷ 20.

Trương Gia Hội (1822-1877) tự Trọng Hanh, là sĩ phu yêu nước và là quan triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

Trương Gia Hội (1822-1877) tự Trọng Hanh, là sĩ phu yêu nước và là quan triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Gia Hội là người làng Tân Phước, huyện Bình Dương [1], tỉnh Gia Định. Cha ông là Trương Thừa Huy, đời Gia Long làm đến chức Thiêm sự phủ Thiêm sự, sau vì phạm lỗi bị cách, rồi lại khởi phục làm Chủ sự.

Vĩnh biệt bác sĩ Trương Thìn

Vĩnh biệt bác sĩ Trương Thìn

— 21 Tháng Năm 2017

Sau thời gian bệnh nặng, bác sĩ Trương Thìn (sinh năm 1940 tại Huế) đã từ trần lúc 18g55 ngày 20-12 tại nhà. Không chỉ là bác sĩ, Trương Thìn còn là nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ.

Tạo sĩ họ Trương thời Lê – Trịnh và Nguyễn

Tạo sĩ họ Trương thời Lê – Trịnh và Nguyễn

— 21 Tháng Năm 2017

Tạo sĩ tương đương Tiến sĩ. Muốn đoạt chức Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) phải trải qua hai kỳ là Sở cử và Bác cử. Sở cử: 3 năm/1 lần mở ở các Trấn và phải qua ba kỳ thi (Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam), thi đỗ thì gọi là Biền sinh. Tiếp đến hỏi về sách, mưu lược, trúng cách được phong là Học sinh (ngang bằng với Hương cống), chờ dự khoa Bác cử (cũng như thi Hội) ở kinh đô. Bác cử có vua ngự khán ở Diễn Võ đường xem các đấu thủ tranh tài.