22:04 - 29/05/2017 Tin tổng hợp Admin 57018

 Truyện ngắn:

 
Nó nằm đó, thoi thóp, xanh xao, thiêm thiếp như người đang ngủ trong giấc nhọc nhằn. Cái chăn mỏng vắt qua tấm thân gầy gò, để hở ra khuôn mặt mệt mỏi, đôi môi nứt nẻ vì dùng nhiều hóa chất qua mỗi lần xạ trị.
 Căn phòng tối om heo hắt chút ánh sáng qua tấm ri đô cũ, tiếng sụt sịt của mẹ và dì nó trong buổi chiều tà càng làm cho không khí căn nhà thêm nặng nề, thiểu não.
Bên ngoài họ hàng, bà con đã tề tựu đông đủ. Họ đến để xắn tay chờ lo hậu sự cho nó, sinh tử thiên mệnh nên ai vào việc đấy như đã sẵn sàng từ lâu.
Nếu không bị căn bệnh ung thư quái ác thì hôm nay nó đã là một cô giáo với bầy em nhỏ thân yêu, niềm mơ ước lớn lao nó ấp ủ và nỗ lực vượt khổ để vươn lên từ tấm bé. Cũng có thể giờ nó đã có gia đình êm ấm hạnh phúc với cậu bạn cùng thưở sinh viên sẻ ngọt chia bùi và những đứa con đáng yêu. Nó vốn xinh đẹp với đôi mắt to và làn da trắng của cô gái miền sơn cước. Nó cũng vốn là đứa hiền lành, ngoan, sống tình cảm vô cùng.
Cuộc đời tươi đẹp bỗng đóng sầm lại trước mặt nó kể từ khi bác sỹ báo tin khối u đã di căn gần hết ổ bụng. Trước đó 3 năm trong một cơn đau, mẹ và dượng nó đưa xuống bệnh viện huyện cấp cứu. Nhà nghèo, y học tiên tiến lại chưa xuất hiện ở một vùng quê hẻo lánh nên nó đã được cứu thoát bằng một ca mổ đơn thuần như bao bệnh nhân khác với số tiền viện phí đến nay mẹ nó chưa trả nợ hết. Không ai biết rằng mầm mống hậu họa của căn bệnh ác liệt nhất cũng bắt đầu từ đây.
---------------------------------------------
 
Nó có cha, mẹ rồi lại cũng như không. Cuộc đời con bé vốn bắt đầu bằng những chuỗi ngày bất hạnh tiếp nối khổ đau. Sinh ra biết nói biết nhìn là biết chứng kiến những trận đòn thừa sống thiếu chết mà bố thường xuyên dùng với mẹ nó. Trong những cơn say và cả lúc không say, roi vọt và chửi rủa có thể trút lên đầu anh em nó bất kỳ lúc nào. 14 tuổi thằng anh bỏ nhà đi làm ăn ở đâu không biết, nghe nói bốc vác và cạo mủ cao su ở tận miền Nam đủ nuôi miệng. Còn nó, cố ăn học với niềm tin trở thành cô giáo, không bị thiếu chữ như thằng anh và cũng để thoát cảnh lấy phải người chồng vũ phu như cuộc đời mẹ nó.
Lên mười tuổi thì nó xa bố. Mẹ nó sau một lần chết đi sống lại trong trận đòn lịch sử đã bắt đầu biết vùng lên. Ly dị, mẹ con nó khăn gói tay trắng về nương nhờ quê ngoại. Rồi có người đàn ông cùng cảnh thương yêu mẹ nó, rổ rá cạp lại, nó lại cảm thấy bơ vơ trong những tháng ngày sống với mẹ và dượng vì từ ngày ra khỏi nhà là từng đấy năm nó không được gặp lại bố đẻ dù chỉ ở cách nhau vài ba cây số.
Những ngày học sư phạm nó cam chịu ăn đói mặc thiếu, cố gắng học và tằn tiện để sống bằng sự cưu mang của cậu của dì, ai cũng mừng cho nó vì sắp ra trường, có công ăn việc làm để đỡ tấm thân, âu cũng là trời thương và bù đắp cho đứa bất hạnh như nó.
 
                                -------------------------------
 
Nó vẫn mê man, chưa đi hẳn nhưng cũng không có dấu hiệu hồi tỉnh. Đã mấy ngày và cả mấy tháng nay rồi, như ngọn đèn leo lắt, sắp tắt lại vụt sáng, bao lần mẹ nó đưa tay nắm lấy bàn tay gầy guộc là bấy nhiêu lần nó lại cố hồi sinh với chút sức lực mỏng manh cuối cùng. Duy chỉ có đôi mắt, đôi mắt ấy to và sáng, luôn long lanh như muốn nói rất nhiều với những người ở lại. Đôi mắt như tha thiết, như chờ đợi một điều gì đó, một nỗi khát khao cháy bỏng chỉ mình nó hiểu hoặc không muốn và không thể nói ra.
Người ta nói ‘trực” người chết quả không sai, thương có, xót xa có, sốt ruột có, mệt mỏi có và như một nghĩa vụ. Người quê vốn dĩ chân chất thật thà pha chút vô tâm, lại thấy nó chẳng còn một chút dấu hiệu nào của sự sống nên nhiều người qua lại vô tình hỏi nhau “nó đi chưa”, “chắc tối nay thôi”, “ừ, đi cho đỡ khổ”, “mẹ nó mệt lắm đấy nhỉ”, rồi lại chao chác chuyện hậu sự, phân công việc bếp núc, trống kèn. Quay đi quay lại cũng không thể thiếu cái đề tài hấp dẫn nhất, người ta thi nhau oán thán cái thằng bố nó, trách cái “thằng chó” ấy, cái họ hàng bên “đằng chó” ấy, từng đấy năm không gặp mặt con, từng đấy tháng trời không một lần thăm hỏi, giờ nó sắp lìa đời cũng chưa một lần được nắm tay bố và gia đình nhà nội.
Nó vẫn thiêm thiếp và lịm dần, lịm dần. Thương cháu, ông ngoại nó khẽ nắm bàn tay, vuốt nhẹ trên mặt và nói đủ cho nó nghe “đi đi thôi cháu, thằng bố mày nó không đến đâu, đừng đợi nữa...”. Nó buông dần tay ông ngoại, hai giọt lệ ứa ra nơi khóe mắt, thở hắt ra rồi nhẹ nhàng, nhẹ nhàng....
 Nó tròn 20 tuổi.

Những tin cũ hơn

LỄ NHẬP LINH 10 PHO ĐẠI SÁCH LƯU DANH ANH HÙNG LIỆT SỸ VIỆT NAM

LỄ NHẬP LINH 10 PHO ĐẠI SÁCH LƯU DANH ANH HÙNG LIỆT SỸ VIỆT NAM

— 29 Tháng Năm 2017

Ngày 14 tháng 12 năm 2014 tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Đại Lễ Nhập Linh 10 Pho Đại Sách Lưu Danh Anh Hùng Liệt Sỹ - an vị và siêu độ anh linh các Anh hùng liệt sỹ Việt Nam hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc được diễn ra long trọng, thắm tình đạo pháp và hòa khí dân tộc. Lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới có bộ Đại sách Tâm linh được Đại học Kỷ lục Thế giới trao bằng tôn vinh giá trị nội dung và ý nghĩa thờ phụng. Bộ Công trình xuất bản Huyền thoại Việt Nam là nơi lưu giữ cho muôn đời con cháu mai sau về tinh thần nhân văn và ý nghĩa lịch sử tri ân tới các bậc đại chúng và cộng đồng xã hội.

VỊ TƯỚNG HỌ TRƯƠNG TRONG LÒNG DÂN

VỊ TƯỚNG HỌ TRƯƠNG TRONG LÒNG DÂN

— 29 Tháng Năm 2017

(HTTH) - Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, họ Trương Việt Nam tự hào có nhiều anh hùng mặt trận an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đương thời trong đó tướng Trương Hữu Quốc -nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an

HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM THĂM VÀ TẶNG QUÀ CHÁU TRƯƠNG THỊ HƯƠNG

HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM THĂM VÀ TẶNG QUÀ CHÁU TRƯƠNG THỊ HƯƠNG

— 29 Tháng Năm 2017

(HTTH)-Thực hiện nghĩa cử cao đẹp "lá lành đùm lá rách", "một giọt máu đào hơn ao nước lã", khi biết thông tin về hoàn cảnh bệnh tật và khó khăn của em Trương Thị Hương, một người con của tộc họ Trương xóm 9, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngày 26 tháng 9 năm 2014, Hội đồng họ Trương Việt Nam đã đến thăm, động viên tinh thần và tặng phần quà tiền mặt 12.000.000 đồng cho em, để giúp em phần nào về thuốc thang khi em chuẩn bị bước vào ca phẫu thuật hết sức phức tạp tại Viện bỏng Quốc Gia, Hà Đông Hà Nội

CHỦ TICH NƯỚC DÂNG HƯƠNG ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH

CHỦ TICH NƯỚC DÂNG HƯƠNG ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH

— 29 Tháng Năm 2017

(HTTH) Ngày 20/8/2014, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm lần thứ 150 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864- 20/8/2014) tại thị xã Gò Công. Tham dự Lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; bà Trương Mỹ Hoa- Nguyên Phó chủ tịch nước; ông Nguyễn Hòa Bình- UVTW Đảng- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, ông Lê Hoàng Quân- UVTW Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Thế Ngọc- UVTW Đảng- Bí thư Tỉnh uỷ Tiền Giang, ông Nguyễn Minh- UVTW Đảng, quyền Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Tư lệnh Quân khu 9 cùng đại diện các cơ quan, đoàn thể, tổ chức hữu nghị và nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

LĂNG MỘ LONG VÂN HẦU TRƯƠNG TẤN BỬU VÀ LỄ BỘ THƯỢNG THƯ TRƯƠNG MINH GIẢNG

LĂNG MỘ LONG VÂN HẦU TRƯƠNG TẤN BỬU VÀ LỄ BỘ THƯỢNG THƯ TRƯƠNG MINH GIẢNG

— 29 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Nhân ngày Quốc Khánh 02/09/2014, ông Trương Thanh Tùng và nhiều Doanh nghiệp đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân họ Trương Việt Nam đã đến dâng hương tưởng nhớ Long Vân hầu Trương Tấn Bửu tại số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận và Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng tại Trương Gia từ, phường 7, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.