LĂNG MỘ LONG VÂN HẦU TRƯƠNG TẤN BỬU VÀ LỄ BỘ THƯỢNG THƯ TRƯƠNG MINH GIẢNG

22:03 - 29/05/2017 Tin tổng hợp Admin 4483

 Ông Trương Thanh Tung cùng đoàn dâng hương trước Lăng mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu

Ông Trương Thanh Tung cùng đoàn dâng hương trước Lăng mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu
 Lăng Trương Tấn Bửu là nơi yên nghỉ của Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu, một danh tướng của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng tại ấp Phú Thành, xã Phú Nhuận, tỉnh Gia Định nên còn được gọi là lăng Phú Thành, nay là 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Trương Tấn Bửu là một trong năm vị tướng nổi danh của thành Gia Định (gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhân, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu). Ông giữ nhiều trọng trách trong triều đình nhà Nguyễn và được phong tước hiệu là Long Vân Hầu.

Ông mất năm 1827, vua Minh Mạng ban cho hai ngàn quan tiền và năm cây gấm tống cẩm để giúp làm việc tang lễ. Đích thân tả quân Lê Văn Duyệt coi lo việc chôn cất Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và xin cấp tự điền (ruộng đất để thờ tự) và người giữ mộ.
 
Lăng Trương Tấn Bửu gồm ngôi mộ và một đền thờ trong khuôn viên rộng hơn 2300m2 có tường rào bao bọc.
 
Mộ Trương Tấn Bửu dài hơn 3m, chiều ngang khoảng 2m, cao hơn 2m. được xây bằng ô dước (hợp chất gồm vôi, cát giấy do, than hoạt tính, mật đường). Cách xa mộ gần 2m có tường thành bao thành hình chữ nhật (được gọi là khuông thành). Tường được xây bằng ô dước và gạch thức (gạch có đóng dấu). Đầu mộ, cuối mộ có xây bình phong. Trên khuông thành và binh phong trang trí hình kỳ lân, búp sen, phù điêu hình cây tùng và chin hạc, các cặp liễn đối.
Bên phải ngôi mộ là đền thờ Trương Tấn Bửu. Đền thờ gồm có tiền điện và chính điện. Tiền điện được xây theo dạng nhà tứ trụ, vì kèo bằng gỗ, mái lợp ngói ống (ngói âm dương tiểu đại). Chính điện cũng có dạng nhà tứ trụ nhưng được xây bằng bê-tông, tường gạch, mái lợp tôn xi măng. Khám thờ Trương Tấn Bửu được đặt ở chính điện, hai bên có bàn thờ Tả Ban và Hữu Ban. Năm 1943, với sự đóng góp của Hội Thượng công quí tế lăng Lê Văn Duyệt, Hội Phú Thành đã trùng tu đền thờ. Năm 1959, Hội Phú Thành xây một hội quán bên phải đền thờ.
Lăng Trương Tấn Bửu là công trình tiêu biểu của kiến trúc lăng mộ đầu thế kỉ XIX ở Gia Định, do đích thân Lê Văn Duyệt đốc xuất xây dựng làm nơi yên nghỉ cho một vị tướng tài, có công bình định an dân ở miền Nam, dẹp nạn thổ phỉ ở  miền Bắc.
Trước Cách mạng tháng Tám và trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến, lăng Trương Tấn Bửu là cơ sở của đội Cảm tử quân Phú Nhuận.
Lăng Trương Tấn Bửu được Nhà nước xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Bộ Văn hóa – Thông tin.
 
 
 
Trương Gia Từ (từ đường họ Trương) tại 82/5 đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Gò Vấp . Ở đây, hiện có quần thể mộ cổ tháp họ tộc và ngôi mộ đôi ông bà Bình thành bá Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng. Trương Minh Giảng nổi tiếng là đại thần văn võ song toàn, được bổ chức Tư vụ, dần thăng tới Lang trung bộ Binh, rồi đổi sang bộ Hình. Năm 1829 ông thăng chức Tham tri, được phái vào Nam công cán ở Gia Định, khi đổi về kinh ông làm Tả tham tri bộ Hộ, không lâu sau được thăng lên  bộ Hộ, kiêm quản Khâm thiên giám.

Năm 1832, ông cùng với Thượng thư bộ Lễ Phan Huy Thực biên soạn bộ Liệt Thánh Thực Lục. Cũng thời gian này, ông giữ chức Tổng tài Quốc sử quán, chủ trì việc biên soạn bộ Đại Nam thực lục. Năm 1833, Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm giữ thành Gia Định (bấy giờ được đổi tên là thành Phiên An). Trương Minh Giảng được phong tước Bình thành bá sau đó là hàm Hiệp biện đại học sĩ. Không lâu sau, ông lại được phong hàm Đông các đại học sĩ, kiêm chức Bảo hộ.


 Mộ của Trương Minh Giảng và thân sinh ông cùng một số ngôi mộ cổ của họ tộc Trương được dòng tộc gìn giữ, thờ cúng tại Trương Gia từ.

Những tin cũ hơn

HỘI NGHỊ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH TỈNH THANH HÓA

HỘI NGHỊ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH TỈNH THANH HÓA

— 29 Tháng Năm 2017

Ngày 24 tháng 10 năm 2014, tại Dinh Thống Nhất TP Hồ Chí Minh - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và du lịch. Đây là sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ mới.

VĂN HÓA TÂM LINH THỔI HỒN DI SẢN  VĂN HÓA HUẾ

VĂN HÓA TÂM LINH THỔI HỒN DI SẢN VĂN HÓA HUẾ

— 29 Tháng Năm 2017

Văn hoá tâm linh là một loại hình văn hoá tinh thần đặc thù của nhiều dân tộc trên thế giới. Với người Việt, từ xưa đến nay văn hóa tâm linh thể hiện ở tình cảm linh thiêng, ở niềm tin và sự tri ân của mọi người đối với những người thân đã mất, niềm tin của cả cộng đồng đối với những vị anh hùng, các bậc tiền bối đã có công lao xây dựng, bảo vệ đất nước; các vị tiền hiền được tôn làm Thần - Thánh, Thành hoàng; thể hiện sự kính trọng và cầu mong sự che chở của các vị thiên thần v.v…

HÀ NỘI THU 2014

HÀ NỘI THU 2014

— 29 Tháng Năm 2017

Hà Nội vào thu thật đẹp, cảnh sắc khí trời đều khiến con người ta muốn đắm chìm, muốn yêu thương và quên lãng những nỗi lo thường nhật, để hòa mình vào với thiên nhiên huyền ảo, những sắc màu của cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, màu trắng của hoa sữa thơm, màu xanh của cốm Vòng…

TRẠNG QUỲNH DANH NHÂN XỨ THANH

TRẠNG QUỲNH DANH NHÂN XỨ THANH

— 29 Tháng Năm 2017

Nhà thờ Nguyễn Quỳnh ở Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương...

HÀNH TRÌNH KẾT NỐI HỌ TRƯƠNG XỨ THANH

HÀNH TRÌNH KẾT NỐI HỌ TRƯƠNG XỨ THANH

— 29 Tháng Năm 2017

(HTTH) Trong cuộc trò chuyện tiếp nối níu chân đoàn tới gần 3 ngày, chị Trương Thị Mầu - nguyên giám đốc bệnh viện Đa khoa Bá Thước - người con gái năng nổ, nhiệt huyết với công việc dòng họ thường nhắc đến cụ Trương Công Giang ở Lý Nhân , Hà Nam - một trong những tấm gương điển hình truy tìm nguồn gốc họ tộc, tấm gương của công việc kết nối dòng họ Trương Việt Nam. Chị tả cảnh cụ Giang một mình lặn lội vào Bá Thước nhiều lần khi tuổi già sức yếu đã làm cả hội trường nghẹn ngào xúc động.