NHẠC SĨ TRƯƠNG NGỌC NINH

00:02 - 26/05/2017 Tin tổng hợp Admin 5103

 

         Trở thành người nghệ sĩ, chiến sĩ từ khi mới là chàng trai trẻ tuổi 15, Trương Ngọc Ninh với cây đàn violon trên vai đã từng đi biểu diễn văn nghệ phục vụ khắp các chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Biết bao vất vả, khó khăn, biết bao lần không cầm được nước mắt khi tận mắt chứng kiến những người đồng nghiệp hy sinh ngay sau buổi diễn... Chính những năm bôn ba ấy là nguồn tư liệu quý giá, là kho cảm xúc bất tận cho những sáng tác sau này của ông. Và cũng ngay từ thời kỳ đó, Trương Ngọc Ninh cũng đã bắt đầu sáng tác nhạc cho các điệu múa, các vở nhạc vũ kịch.

      Hoà bình lập lại, mong muốn được học, được dồn hết tâm sức cho việc sáng tác hơn bao giờ hết lại trở nên sôi sục trong ông và ông thi vào khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội. 6 năm trời học tập trong Nhạc viện là quãng thời gian ông được nghiên cứu, được trang bị nhiều kỹ thuật sáng tác và những cảm xúc vốn có trong ông tuôn trào ra thành những tác phẩm nhạc khí thính phòng có giá trị (biến tấu Sông Ðà, giao hưởng về rừng miền Tây, về công cuộc dựng xây Trường Sơn, giao hưởng Thạch Sanh...), những ca khúc nhạc nhẹ được nhiều người yêu thích (Hạt mưa mùa xuân, Xuống chợ, Suối nguồn, Lời ru chia đôi...), những ca khúc viết dành riêng cho người lính, và cả về những vùng đất ông đã đi qua, đặc biệt là với ca khúc Trường ca Ðam San - nhiều người nói rằng ông đã mang được cái hồn vùng đất Tây Nguyên vào đó.
       Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh quan niệm rằng, các ca khúc trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có ngôn ngữ, có dấu ấn riêng của nó; người nhạc sĩ phải có những bút pháp mới lạ, phù hợp với thời đại để chinh phục khán giả. Chính bởi quan niệm đó mà kể từ năm 90, khi nhạc sĩ chuyển ngành về công tác tại Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội, ông đã có những tìm tòi mới trong sáng tác của mình. Khán giả đã quen thuộc với một Trương Ngọc Ninh đầy uyển chuyển trong việc mang những chất liệu dân gian vào những ca khúc Hạt mưa mùa xuân, Xuống chợ, Vòng tay Ðam San... giờ lại thấy ngỡ ngàng khi nghe những giai điệu hiện đại nhưng cũng không kém trữ tình, quyến rũ trong Tháng Mười Hà Nội, Nửa vầng trăng, Biển khát...
"Biển lỡ lầm để cho con sóng chứa đầy bão giông, em lỗi lầm để con tim anh mang bao đớn đau... Em khát anh như nắng hạn chờ mưa... Giây phút mong manh em bội ước tình anh... Biển khát, biển khát bờ, em vẫn yêu anh, con sóng vẫn đợi chờ..." 

       Lời ca lúc dịu dàng, lúc da diết đó đã đi vào lòng khán giả và ca khúc Biển khát do ca sĩ Mỹ Linh thể hiện đã trở thành một trong những ca khúc được yêu thích. Không chỉ vậy, Biển khát còn là một ca khúc được các ca sĩ thể hiện rất nhiều trong các cuộc thi, họ nói "đó là một ca khúc để hát được phải có một chất giọng tốt và kỹ thuật thanh nhạc vững vàng...". Ðiều đó đã chứng tỏ một điều rằng dù ở thời điểm nào, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh luôn tìm được một hướng đi riêng cho âm nhạc của mình.

 

        Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh hiện công tác tại Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội. Gia đình ông là một gia đình nghệ sĩ. Vợ là nữ nghệ sĩ Thu Hiền, thuyết minh phim của Ðài truyền hình Việt Nam. Ông là bố của nhạc sĩ Anh Quân (chồng ca sĩ Mỹ Linh) và ca sĩ, người dẫn chương trình Văn nghệ chủ Nhật: Hương Ly.

 

(Theo Thế Giới Nghệ Sỹ)

 

Những tin cũ hơn

NHẠC SĨ TRƯƠNG LÊ SƠN  VÀ CÁC

NHẠC SĨ TRƯƠNG LÊ SƠN VÀ CÁC "CON CƯNG"

— 26 Tháng Năm 2017

Em là ai sau đêm định mệnh, ta nào biết em ở đâu. Em là ai trên cuộc đời này, để tương tư tìm quên sầu cay. Em là ai cho ta đợi chờ, mong lại thấy em trong cơn say. Em là ai phải chăng là thật, mà sao ta cứ mãi đi tìm.

THƯƠNG NHỚ MỘT THỜI

THƯƠNG NHỚ MỘT THỜI

— 26 Tháng Năm 2017

Trừ một bài giới thiệu của nhà thơ Phạm Tiến Duật, hai bài thơ tặng của nhà thơ Lê Quang Sinh và N.T.H, tập thơ RU EM, RU TÔI của nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn còn lại 44 bài. 44 bài mà có tới gần 20 bài về người lính với những buồn vui của họ. Không kể đến vài bài khác liên quan đến chiến tranh và bóng dáng người lính ẩn hiện trong đó. Thế mới biết cái thành phần xuất thân của Trương Vĩnh Tuấn vẫn còn chi phối mạnh mẽ đến những dòng thơ của anh.

LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA PHÁP  MINH VÀ TIẾP NHẬN CHÙA DO GIA TỘC CHỦ TỊCH NƯỚC HIẾN CÚNG

LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA PHÁP MINH VÀ TIẾP NHẬN CHÙA DO GIA TỘC CHỦ TỊCH NƯỚC HIẾN CÚNG

— 26 Tháng Năm 2017

Để đền ơn Tam Bảo và cầu nguyện đất nước thái bình, nhân dân an lạc, sáng ngày 10 tháng 09 năm 2014 (17/08/Giáp Ngọ), tại ấp Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Hội đồng trị sự trung ương GHPGVN, Thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An cùng thân tộc họ Trương tổ chức lễ Khánh thành Chùa Pháp Minh

GIA TỘC HỌ TRƯƠNG: NIỀM TỰ HÀO CỦA QUÊ HƯƠNG BÌNH ĐỊNH - KON TUM - AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP

GIA TỘC HỌ TRƯƠNG: NIỀM TỰ HÀO CỦA QUÊ HƯƠNG BÌNH ĐỊNH - KON TUM - AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP

— 26 Tháng Năm 2017

Tôi biết - từ rất lâu rồi anh không thích nói về mình, không thích nói về thành tích vang dội của các con; những công trình nghiên cứu, sáng tác của anh cũng chẳng cần đăng báo; nhưng theo tôi nghĩ: đó là một điều rất thiếu sót, rất đáng tiếc cho ai đó – người nào đó - không biết về anh, không biết về một Trương Vĩnh Khánh – nhân hậu, hào sảng và tài hoa...

LỄ NHẬP LINH 10 PHO ĐẠI SÁCH LƯU DANH ANH HÙNG LIỆT SỸ VIỆT NAM

LỄ NHẬP LINH 10 PHO ĐẠI SÁCH LƯU DANH ANH HÙNG LIỆT SỸ VIỆT NAM

— 26 Tháng Năm 2017

Ngày 14 tháng 12 năm 2014 tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Đại Lễ Nhập Linh 10 Pho Đại Sách Lưu Danh Anh Hùng Liệt Sỹ - an vị và siêu độ anh linh các Anh hùng liệt sỹ Việt Nam hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc được diễn ra long trọng, thắm tình đạo pháp và hòa khí dân tộc. Lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới có bộ Đại sách Tâm linh được Đại học Kỷ lục Thế giới trao bằng tôn vinh giá trị nội dung và ý nghĩa thờ phụng. Bộ Công trình xuất bản Huyền thoại Việt Nam là nơi lưu giữ cho muôn đời con cháu mai sau về tinh thần nhân văn và ý nghĩa lịch sử tri ân tới các bậc đại chúng và cộng đồng xã hội.