GIA TỘC HỌ TRƯƠNG: NIỀM TỰ HÀO CỦA QUÊ HƯƠNG BÌNH ĐỊNH - KON TUM - AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP
Ghi nhận của Bằng Lăng - Đồng Tháp
Nếu nói: “Gia tộc họ Trương – niềm tự hào của quê hương Bình Định – Kon Tum – An Giang và Đồng Tháp” thì cũng không sai chút nào khi khẳng định: “Gia tộc họ Trương đã vinh danh và làm rạng rỡ cho quê hương Đồng Tháp – An Giang hôm nay”.
Là một tri thức có một tiền đồ xán lạng và rạng rỡ trên quê hương đất võ Tây Sơn. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1972, rồi vào chiến khu Đ. Sau năm 1975, khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, anh tiếp tục công tác ở mặt trận tỉnh Bình Định với vai trò là Ủy viên Mặt trận. Do yêu cầu công tác, anh được điều động về làm Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa và một số trường Trung học phổ thông của tỉnh Bình Thuận. Khoảng năm 1980, anh chuyển ngành lên Tây Nguyên, được bố trí vào chức vụ Phó Giám Đốc, Giám Đốc một Cty khai thác chế biến Lâm sản và trồng rừng 1 - 5, rồi làm chuyên gia sang công tác tận bên Lào. Thời gian trôi rất nhanh, thời đó sự chuyển hướng của anh làm cho biết bao đồng nghiệp, người thân cảm thấy nuối tiếc, có người cho anh là quá nong cạn trong suy nghĩ và hành động. Thực ra, sự chuyển hướng của anh là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt trong hoàn cảnh đồng lương, thu nhập quá ư nghiệt ngã lúc bấy giờ.
Anh rời quê hương với bao hoài bảo, ước mơ, khát vọng về một chân trời mới, để cho các con được công thành, danh toại và thành đạt như hôm nay. Những tháng ngày vất vả ở Tây Nguyên, ở Lào… các con anh, chị đều là học sinh giỏi, đỗ thủ khoa ở tất cả các kỳ thi trong tỉnh, quốc gia. Vào Quốc học Huế, rồi đỗ thủ khoa ở các trường Đại học hàng đầu của Việt Nam và ở nước ngoài.
* Đứa con cả vào trường Đại học kinh tế TP.HCM
* Con thứ hai, tốt nghiệp một lượt cả hai trường Đại học, tốt nghiệp Bác sĩ thủ khoa, bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ ở Hồng Kông.
* Đứa con thứ ba tốt nghiệp thủ khoa Đại học Bách khoa, Đại học kiến trúc TP HCM, bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ kinh tế tại Mỹ.
* Đứa con gái Út tốt nghiệp thủ khoa Đại học luật TP. Hồ Chí Minh
Hiện tại các cháu có việc làm ổn định tại Sài Gòn và Long Xuyên.
Có thể nói những đứa con của anh là những bông hoa ưu tú, làm rạng rỡ cho quê hương Bình Định, cho phố núi Kon Tum, An Giang và Đồng Tháp.
Khi nói về anh, một nữa yêu thương kết nên mối tình say đắm, đó là người vợ thân thương, đôn hậu mà anh gửi trọn tình yêu thuở ban đầu. Đó là chị Phú, chị cũng là giáo viên. Những năm 1971, 1972…1973 đầy khói lửa, anh chị đã từng chứng kiến sự khốc liệt của chiến trường, từng đội mưa bom, bão đạn của thời chiến ở mặt trận Bình Định. Thế mà anh chị đã sống trong anh dũng, kiên trung, nuôi các con ăn học thành tài. Chị là người phụ nữ miền Trung rất đúng nghĩa: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vác, hy sinh, tận tụy. Tôi thật sự kính trọng và kiếp phục về những câu chuyện thời chiến mà chị đã kể, trong đó anh, chị là những nhân chứng sống của lịch sử lúc bấy giờ.
Những tháng ngày vất vả rồi cũng qua đi, anh chị đã trao cho các con một niềm tin tươi sáng, làm hành trang mới bước vào đời. Điều đáng nói và cũng là niềm hạnh phúc nhất cho các bậc làm cha mẹ, đó là sự dạy bảo các con nên người. Những đứa con của anh, chị Trương Vĩnh Khánh trở thành những công dân ưu tú cho xã hội. Giờ đây, gia đình anh chị thật sự hạnh phúc, thực sự toại nguyện về những thành quả mà bao năm mình đã đầu tư, vun đắp cho các con. Tôi còn nhớ hoài một câu nói rất hay: “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.
Sự thành công, hiếu thảo, bản lĩnh tuyệt vời của các con anh, chị là một hiện thực hết sức sinh động trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của ngày hôm nay. Anh chị đã dạy các con những giá trị vô cùng quí giá để làm người, đó là tình yêu thương, đó là lòng nhân hậu, bao dung, vị tha, biết ước mơ, khát vọng và đi lên bằng chính đôi chân - trí tuệ của mình.
Không nịnh nọt chút nào khi tôi nói về anh – các con của anh:
Đó là một: Trương Vĩnh Long – Thạc sĩ, Tiến sĩ Bác sĩ, thành thạo cả 5 thứ tiếng, quan hệ với đối tác nước ngoài không cần phiên dịch (Tốt nghiệp ở Hồng Kông ) – Tổng Giám Đốc tập đoàn bệnh viện Hoàn Mỹ và Thành Đô; một Trương Vĩnh Thành – Thạc sĩ kinh tế (Tốt nghiệp ở Mỹ) - Tổng Giám đốc Cty đa quốc gia IDI, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai – Phụ trách tổng quát. Trương Thị Phượng – Luật sư – Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh.
Anh, chị vào Nam sinh sống, từng ngày chứng kiến biết bao nhiêu điều tốt đẹp của xã hội đương đại; chứng kiến những bước thăng hoa của các con trên bước đường lập nghiệp và cống hiến cho đất nước.
Chúng ta thật sự tự hào về anh – Gia tộc họ Trương – anh Trương Vĩnh Khánh, tự hào về những đứa con, những chàng trai trẻ, đầy tài năng, đã làm rạng rỡ, vinh danh cho quê hương Bình Định, Kon Tum, trong đó có quê hương Lấp Vò, Đồng Tháp chúng ta.
Tôi biết - từ rất lâu rồi anh không thích nói về mình, không thích nói về thành tích vang dội của các con; những công trình nghiên cứu, sáng tác của anh cũng chẳng cần đăng báo; nhưng theo tôi nghĩ: đó là một điều rất thiếu sót, rất đáng tiếc cho ai đó – người nào đó - không biết về anh, không biết về một Trương Vĩnh Khánh – nhân hậu, hào sảng và tài hoa.
Xin chúc anh, gia đình và các cháu mãi mãi là những đoá hoa tươi thắm, ngát hương trong tình cảm, trái tim của những trí thức chúng tôi.
Thu, 2014
BL
Ngày 14 tháng 12 năm 2014 tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Đại Lễ Nhập Linh 10 Pho Đại Sách Lưu Danh Anh Hùng Liệt Sỹ - an vị và siêu độ anh linh các Anh hùng liệt sỹ Việt Nam hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc được diễn ra long trọng, thắm tình đạo pháp và hòa khí dân tộc. Lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới có bộ Đại sách Tâm linh được Đại học Kỷ lục Thế giới trao bằng tôn vinh giá trị nội dung và ý nghĩa thờ phụng. Bộ Công trình xuất bản Huyền thoại Việt Nam là nơi lưu giữ cho muôn đời con cháu mai sau về tinh thần nhân văn và ý nghĩa lịch sử tri ân tới các bậc đại chúng và cộng đồng xã hội.
Nhân dịp cuối năm 2011 tôi đi cùng nhà văn Vũ Hạnh về ở thị xã Gò Công. Trước tiên, chúng tôi đến viếng Lăng(nhà thờ và lăng mộ Đại thần Phạm Đăng Hưng - Đức Quốc Công Từ, thân sinh của Hoàng Thái hậu Từ Dũ), tại Giồng Sơn Quy, xã Long Hưng, thị xã Gò Công.
Vào lúc 8 giờ 45 ngày 14 tháng 12 năm 2014, Đại hội Đại biểu họ Hà Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Hội Nông dân Việt Nam số 9 phố Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu là hai Tổng đốc có công giữ thành Hà Nội trong thời gian chống Pháp. Bài viết này xin nêu về diệu kế đánh Pháp của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương.
Bài đăng về việc quản lý vùng biển đảo Hoàng Sa dưới triều Vua Minh Mệnh