Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa

21:39 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1810
Hồi tưởng lại những ngày mới đi theo con đường cách mạng, bà Phan Thị Quyên (vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) không khỏi bồi hồi xúc động: “Sống với anh Trỗi chưa đầy 20 ngày, bỗng một ngày tôi nghe tin anh Trỗi bị bắt do làm việc cho Việt Cộng. Không tin vào những lời đồn đại bởi tôi thấy từ trước đến nay thấy anh chỉ như là một người tốt bụng giúp đỡ hàng xóm láng giềng”. Trong khi còn hoang mang vì người chồng mới cưới bị bắt, chị Quyên lại bàng hoàng hơn khi bị địch đưa đến Tổng Nha cảnh sát để tra hỏi (chị Quyên bị bắt sau anh Trỗi 1 ngày).
 
Từng là người đầu tiên dìu dắt chị Quyên đi theo con đường cách mạng, con đường mà anh Trỗi đã chọn, Bà Trương Thị Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, cựu tù chính trị đã kể lại những giây phút đầu tiên khi gặp mặt chị Quyên. Khi đó bà Trương Thị Mỹ Hoa (tức bí danh Tâm) và chị Quyên bị giam cùng phòng. Ngày ấy, khi thấy chị Quyên khóc lóc chị Tâm mới gặng hỏi để tìm hiểu đầu đuôi sự việc. Sau khi biết được câu chuyện và nỗi đau khổ của người vợ trẻ chị Tâm đã giải thích kỹ càng cho chị Quyên nghe về  việc làm vì chính nghĩa của anh Trỗi, rằng “Em phải tự hào về những việc anh ấy đã làm. Em phải sống và tiếp tục con đường mà anh Trỗi đã chọn”. Thời gian trôi qua, chị Quyên càng thấu hiểu và cảm nhận được sự đau khổ mà cả đồng bào đang chịu đựng. Dần dần, chị Quyên cũng không biết mình đi theo cách mạng từ lúc nào nhưng có thể là từ ngày đầu gặp chị Tâm.
 
Kể lại những ngày đầu chị Quyên bị tra khảo, bà Hoa cho biết, khi chúng tra khảo chị Quyên tôi lo lắm, tôi chỉ sợ chị Quyên khai hết sự thật. Nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên là chị Quyên đã trả lời các câu hỏi của chúng một cách khá lưu loát và bản lĩnh. Xúc động trước tình yêu của anh Trỗi và chị Quyên, xúc động về những việc làm của đôi vợ chồng trẻ, bà Hoa tâm sự: “Bên cạnh sự hy sinh bất khuất của anh Trỗi, mối tình anh Trỗi dành cho chị Quyên đã trở thành nguồn động viên lớn lao cho chúng tôi. Chúng ta có biết bao những anh Trỗi không tên như thế, những người con đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Sống như Anh cũng là một lời nhắc nhở còn nguyên giá trị khi chúng ta đang trong thời kỳ xây dựng đất nước đầy thử thách”.

Nói về mong muốn của mình đối với thế hệ trẻ, bà Hoa bày tỏ: “Thế hệ trẻ ngày xưa đã học tập theo gương anh Trỗi, chiến đấu như anh Trỗi, sống như anh Trỗi. Ngày nay, đất nước Việt Nam đang xây dựng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên chúng tôi cũng mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục học tập gương chiến đấu và hy sinh của anh Trỗi để chiến đấu góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.

Những tin cũ hơn

Trương Đình Khâm sáng kiến từ trong lao động

Trương Đình Khâm sáng kiến từ trong lao động

— 25 Tháng Năm 2017

Là một đảng viên trẻ có bậc thợ 5/7 - Trương Đình Khâm - được điều động về tăng cường cho tổ trực điện Hoài Ân trong những ngày cao điểm cải tạo lưới điện, sau tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tại địa phương. Tổ chỉ có 6 người - do Hồ Hải Hoan làm tổ trưởng, ngoài việc đảm nhận khối lượng công việc quản lý và kinh doanh điện năng trên địa bàn cả huyện Hoài Ân, địa bàn xa nhất là các xã người dân tộc Ba Na, Hơ rê: Gồm xã Đắc Man, Bok Tới cách thị trấn đến 25-30 cây số đường núi: Ghi chữ điện, phát quang hành lang tuyến, sửa chữa lưới điện khi bị sự cố…là những việc làm thường xuyên của tổ. Nhưng trong những đợt tập trung cải tạo lưới, tháo, lắp xà thay dây, trưa mới về - anh em nhễ nhại mồ hôi, cả tổ đều… “đắng miệng”, nhiều hộp cơm còn thừa quá nửa.

Người làm thuê số 1 của hợp tác xã

Người làm thuê số 1 của hợp tác xã

— 25 Tháng Năm 2017

Quả không ngoa khi nói rằng Trương Văn Tem là con người cả xả thân vì thành bại của loại hình kinh tế hợp tác xã (HTX). Vì nó anh đã phải đi tù oan, vì nó anh đã biến một đơn vị đứng bên bờ vực giải thể trở thành một HTX điển hình tiên tiến toàn quốc. Và cũng nhờ sự thành công đó, anh được bầu vào HĐND tỉnh Long An.

PGS.TS Trương Quốc Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động.

PGS.TS Trương Quốc Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động.

— 25 Tháng Năm 2017

Vừa qua, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 1039/Ttg-TTCP ngày 28/6/2011, tại QĐ số 1120/QĐ-CTN ngày 2/8/2011 của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động cho các cá nhân thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Giáo sư Tiến sỹ khoa học Trương Đông San (1933 - 1996)

Giáo sư Tiến sỹ khoa học Trương Đông San (1933 - 1996)

— 25 Tháng Năm 2017

GS.TSKH Trương Đông San sinh ngày 2.12.1933 tại một làng ven biển, nay thuộc xã Thuận Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, trong một gia đình ngư dân nghèo có truyền thống cách mạng. Hai người anh trai của ông là liệt sĩ. Bản thân ông cũng sớm tham gia cách mạng. Năm 11 tuổi, ông đã làm liên lạc cho cơ sở bí mật của Đảng trong vùng địch tạm chiếm. Sau đó do bị lộ, ông được đưa lên chiến khu cách mạng. Năm 1951, ông được cử đi học ở khu V và khu IV cũ.

Nghệ nhân Trương Văn Lập (Cửu Lập) và các tác phẩm khảm sành sứ độc đáo về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghệ nhân Trương Văn Lập (Cửu Lập) và các tác phẩm khảm sành sứ độc đáo về Chủ tịch Hồ Chí Minh

— 25 Tháng Năm 2017

Nghệ thuật khảm sành sứ Huế được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, đó là giai đoạn các chúa Nguyễn đã thiết lập ở Đàng Trong những phủ chúa, những trung tâm văn hóa có một sức sống tồn tại, lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của vùng đất Thuận Hóa.