Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam viếng mộ Tổ

23:50 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2556
Ảnh Minh hoạ
Ảnh Minh hoạ
Tại hai địa chỉ đoàn đến dâng hương, ngoài bà con họ Đỗ, nhân dân địa phương cũng thường xuyên đến  lễ bái mỗi tuần rằm, mồng một hằng tháng. Miếu mộ của cụ Đỗ Quí Thị trước kia có một cây bồ đề rất lâu năm bị chết, nay nhân dân địa phương trồng thế một cây khác và thường xuyên chăm bón đến nay cây đã lên xanh, đâm chôì nảy lộc bên mộ Cụ. Khu gò Thiềm Thừ hiện nằm trong qui hoạch Khu nhà ở Vân La, do Tổng Công ty XDSĐ làm chủ đầu tư. Thực hiện thoả thuận trước đây  của lãnh đạo Thành phố Hà Đông và lãnh đạo Tổng Công ty với BLL họ Đỗ Việt Nam (nay là Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam) Khu gò Vẫn được giữ nguyên hiện trạng.
Tại cuộc gặp mặt toàn quốc họ Đỗ Việt Nam  lần thứ 14, hội nghị đã thống nhất nguyện vọng tìm một địa điểm thuận lợi để xây dựng một nhà thờ họ chung của Dòng họ Đỗ Việt Nam. Tuy nhiên việc tìm một địa điểm hội đủ các tiêu chí hội nghị  đề ra không dễ, cần phải có thời gian chuẩn bị. Bà con họ Đỗ Xứ Đoài đề nghị chọn đại điểm Chùa Nứa (Đỗ Linh Tự),  xã Phùng Thượng,  huyện Phúc Thọ để xây nhà thờ. Tuy nhiên qua khảo sát thường trực  Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam còn chưa thống nhất vì diện tích qua trật hẹp, khu vực xung quanh đều là ruộng lúa không phải đất thổ cư thích hợp cho việc xây dựng. Tuy nhiên bà con họ Đỗ  Xứ Đoài vẫn mong muốn rước chân hương và linh vị của Hương Vân Cái Bồ Tát về thờ tại đây.
Chúng tôi cho đây là nghĩa cử rất đáng trân trọng của bà con họ Đỗ Xứ Đoài, nếu làm được sẽ phần  nào giải toả nỗi băn khoăn của bà con ta, khi đến dâng hương trước khu mộ Tổ bị nhà dân vây lấn xung quanh, mà không tiến hành tôn tạo được như mong muốn nhiêu năm qua của bà con ta.

Những tin cũ hơn

Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đi chắp nối các chi họ Tô ở vùng Hà Đông-Nam Định

Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đi chắp nối các chi họ Tô ở vùng Hà Đông-Nam Định

— 25 Tháng Năm 2017

Thực hiện chương trình hoạt động năm 2010; trong các ngày 31/10; 07/11 và 04/12/2010. Thường trực Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đã đi thăm và chắp nối với các chi họ Tô khu vực Hà Đông và Nam Định.

Hương ước - nét đẹp văn hóa của làng quê Việt

Hương ước - nét đẹp văn hóa của làng quê Việt

— 25 Tháng Năm 2017

Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến đời sống của cộng đồng dân cư sinh sống trong làng. Các điều lệ này hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết. Xưa, các điều ấy quen gọi là lệ làng.

Quá khứ là hiện tại và tương lai - Một các ứng xử của người Việt với Tổ tiên

Quá khứ là hiện tại và tương lai - Một các ứng xử của người Việt với Tổ tiên

— 25 Tháng Năm 2017

Với người Việt, tổ tiên đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống hiện thời của họ. Đối xử với quá khứ, tổ tiên qua các nghi lễ được thực hành một cách đều đặn, qui củ, những người đang số mong muốn rằng, những thực hành ứng xử với quá khứ và thờ cúng tổ tiên của mình là những bài học cho thế hệ tiếp sau của họ, và họ sẽ được con cháu của họ đối xử như những gì họ đã đối xử với tổ tiên của mình.

Mồng một tết ở quê

Mồng một tết ở quê

— 25 Tháng Năm 2017

"Gần 50 năm sau ngày rời quê, năm nay tôi mới có dịp đón giao thừa ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình". Đó là lời tâm sự của nhà báo Trương Điện Thắng khi đón giao thừa năm Nhâm Thìn tại quê hương ở Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam.

Thụy Khuê - phố “cổng làng”

Thụy Khuê - phố “cổng làng”

— 25 Tháng Năm 2017

Ngôi làng truyền thống Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 ở châu thổ sông Hồng thường tập trung gọn vào một phạm vi không gian bao bọc bởi lũy tre.