Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu”

15:52 - 31/10/2019 Tin tổng hợp Trương Quốc Thông 11368

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu”

Cả 2 mẹ con chị Hai đều bị bệnh tâm thần sống trong túp lều lụp xụp nằm ở chân núi cách biệt với thế giới bên ngoài, không có đường vào nhà. Mỗi khi muốn vào thăm, mọi người đều phải lội qua một con suối trơn trượt nguy hiểm.

Đến thăm gia đình chị Lâm Thị Hai (SN 1972) tại thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) trong một buổi chiều đầu đông, chúng tôi không khỏi xót xa trước hoàn cảnh của chị Hai cùng con gái là Trương Thị Xuân (SN 1994) khi cả 2 cùng bị bệnh tâm thần sống nương tựa vào nhau.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 1.

Căn nhà của mẹ con chị Hai nằm cách biệt với thế giới bên ngoài.

Số phận nghiệt ngã của người phụ nữ cùng con mắc bệnh tâm thần

Tìm đến thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) khi hỏi đến hoàn cảnh của chị Hai có con gái tên Xuân, cả 2 cùng mắc bệnh tâm thần thì ai ai cũng biết. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến được nhà bà Hoàng Thị Ba (70 tuổi, mẹ ruột chị Hai).

Bà Ba đưa chúng tôi đến thăm căn nhà của chị Hai nằm phía sau con suối dưới chân đồi không có đường vào, mỗi khi muốn qua thăm chị Hai thì phải lội qua con suối trơn trượt quanh năm nước chảy. Thấy người lạ đến, chị Hoa ngó ngó rồi chạy tót lên đồi trốn mất tăm.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 2.

Con đường duy nhất để vào nhà chị Hai là lội qua một con suối.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 3.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 4.

Mỗi lần bà Ba muốn thăm con thì phải lội qua con suối quanh năm nước chảy, trơn trượt nguy hiểm.

Chiếc lều lụp xụp rộng vỏn vẹn gần 10 mét vuông cao không quá đầu người được dựng tạm bợ bằng tôn và được đắp đất xung quanh. Mái ngói mới được thay lợp bằng bro xi măng nhưng vẫn hở những khe to tướng để lọt ánh sáng vào nhà.

Ngoài nhà, chị Hai đốt một đống lửa chẳng biết để làm gì. Phía trong nhà, chị Hai chất đủ thứ vật dụng cáu bẩn bốc mùi nồng nặc do lâu không được dọn dẹp, nhà cũng chẳng có điện.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 5.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 6.

Tường được dựng bằng tôn và chát đất bao quanh.

Là người con thứ 2 trong một gia đình có 8 anh em, chị Hai khi còn trẻ vốn rất bình thường, sống hoà đồng với mọi người, biết kính trên nhường dưới.

Lớn lên, chị lấy anh Trương Văn Ba, (người ở xã Đại Đình, Tam Đảo), do sức khoẻ yếu nên anh Ba cũng đau ốm liên miên rồi qua đời khi chị Hai sinh được chị Trương Thị Xuân.

Bao nhiêu gánh nặng dồn lên vai chị Hai cùng với việc chồng đột ngột qua đời khi con còn nhỏ khiến chị bị sang chấn tâm lý nặng. Ít lâu sau đó chị bị bệnh thần kinh, không còn làm chủ được suy nghĩ và hành động của bản thân.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 7.

Chị Hai đốt một đống lửa trước cửa.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 8.

Nhà bếp chị đào một hố ở giữa rồi bỏ, không có nhà vệ sinh.

"Nó suy nghĩ chồng con nhiều quá rồi gia đình khó khăn nợ nần nên áp lực rồi bị thần kinh từ đó, mấy chục năm rồi. Đưa 2 mẹ con nó về đây rồi mấy anh em họ hàng cùng nhau dựng cho nó cái lều nhỏ sống ở đó.

Cái Xuân ở với mẹ được đến năm 10 tuổi thì cũng suy nghĩ nhiều thương mẹ rồi dần dần cũng bị như mẹ nó nốt, chán lắm", bà Ba chia sẻ.

"Nhìn nó vậy thương lắm nhưng không biết làm sao"

Từ khi bị tâm thần, 2 mẹ con chị Hai nương tựa vào nhau sống trong túp lều dưới chân núi. Căn nhà không có đường vào, mẹ con chị Hai cũng không cần đường.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 9.

Căn nhà cao không quá đầu người, nếu không chú ý sẽ đập đầu vào thanh xà ngang của mái nhà.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 10.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 11.

Đồ đạc cáu bẩn, bốc mùi nồng nặc.

Từ khi bị bệnh, chị Xuân cứ đi lang thang khắp nơi. Mỗi lần chị Xuân đi, người thân họ hàng lại cùng nhau đi tìm kiếm rồi đưa chị về. Đến nay chị đã đi khỏi nhà được hơn 5 tháng nhưng cũng không thấy về.

"Xuân nó cứ đi lang thang suốt, đi rồi không biết đường về mọi người lại cùng nhau đi tìm. Cứ đưa về được một hai hôm lại đi tiếp, tìm nhiều quá nên giờ cũng không đi tìm được nữa cũng chẳng biết nó đi đâu mà tìm.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 12.

Thùng đựng nước ăn uống sinh hoạt hàng ngày của chị Hai đặc quánh một lớp bùn dưới đáy.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 13.

Thau nước hàng ngày chị Hai sử dụng.

Nhiều khi mọi người cứ bảo sao không mua cái xích về xích vào nhưng nói thế chứ làm vậy sao được. Con người chứ con gì đâu mà xích được, nhìn xót xa lắm chứ. Mà nếu có xích vào thì nó cũng phá phách chứ làm gì ở im cho", bà Ba nghẹn ngào.

Không như chị Xuân, chị Hai lại nhất định không chịu đi đâu khỏi nhà và quả đồi sau nhà. Mỗi khi thấy có người lạ đến chị lại trốn lên đồi không về, bà Ba cũng khuyên nhủ chị ra ở với bà cho bà chăm sóc nhưng chị không chịu.

"Tôi cũng khuyên nó nhiều lắm nhưng nó không nghe, nhiều khi muốn gọi nó ra nhà tôi ăn cơm nó cũng không ra. Giờ ở một mình cũng không biết làm gì, nhà cửa cũng không biết dọn dẹp. Tôi thì có tuổi rồi, ở nhà cũng phải chăm lo cho đứa con gái út cũng không được bình thường nên cũng chỉ thỉnh thoảng sang dọn cho nó, mỗi lần dọn xong nó lại ném lung tung hết.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 14.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 15.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 16.

Thương con gái nhưng tuổi cao sức yếu, cùng với việc phải chăm lo cho người con út ở nhà cũng không được bình thường nên thỉnh thoảng bà Ba mới sang dọn dẹp được cho chị Hai.

Đồ ăn, cơm gạo mang sang cho nó thì nó cũng cho hết vào một nồi rồi nấu ngày nấu đêm. Đun nấu chán không ăn được nữa thì nó đổ xuống suối hết, chán lắm. Tôi phận làm mẹ, thương nó lắm mà không biết làm thế nào được", bà Ba nghẹn lại.

Chị Xuân lang thang đi suốt, chị Hai hầu như ở một mình trong căn lều nhỏ. Mọi thực phẩm, đồ ăn đều phải dựa vào bà Ba và người anh trai cả gần đó là anh Lâm Văn Sinh (SN 1970) cung cấp.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 17.

Hai mẹ con tâm thần sống như “thời tiền sử” trong túp lều cao 2m không có đường vào: “Thương nó lắm nhưng cũng đành chịu” - Ảnh 18.

Bà Ba nghẹn lại khi nhắc về cuộc đời con gái mình.

Nhắc đến người em gái, anh Lâm Văn Sinh cho biết, từ khi chị mắc bệnh thì không biết tự chăm sóc bản thân, sinh hoạt cá nhân.

Quanh năm 2 mẹ con chị chỉ biết trông cậy vào tiền trợ cấp dành cho người khuyết tật cùng với mớ rau bát gạo của người thân và hàng xóm hỗ trợ.

"Kinh tế gia đình tôi cũng khó khăn, nuôi mấy người con ăn học cũng vất vả nhưng vẫn cùng mẹ tôi hỗ trợ lương thực cho Hai. Mẹ tôi thì tuổi cao rồi không làm được gì còn phải chăm lo cho đứa út cũng không bình thường ở nhà nên cũng đành chịu.

Nhìn thấy em như vậy xót xa lắm, nhiều người cũng dị nghị khi thấy em bị bệnh nhưng mình cũng kệ, số phận vậy nên đành chịu chứ biết làm sao", anh Sinh chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi liên quan đến hoàn cảnh gia đình chị Lâm Thị Hai, ông Phùng Quang Đạt, chủ tịch UBND xã Tam Quan cho biết, chính quyền đã nắm được hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Hai và cũng đã nhiều lần xuống thăm hỏi gia đình.

"Hoàn cảnh của chị Hai thì chúng tôi cũng đã nắm được và tôi cũng đã nhiều lần xuống động viên thăm hỏi gia đình chị.

Chính quyền địa phương cũng đã thực hiện các chương trình trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật và các chương trình hỗ trợ hết mức có thể để hỗ trợ chị cùng con gái", ông Đạt cho biết.

Mọi sự đóng góp ủng hộ gia đình chị Lâm Thị Hai xin liên hệ gia đình anh Lâm Văn Sinh (SN 1970, anh ruột chị Lâm Thị Hai) trú tại thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), hoặc gửi đến chị Lý Thị Thanh (SN 1975, vợ anh Lâm Văn Sinh) STK: 0351000309834 ngân hàng Vietinbank.

Những tin cũ hơn

Thư gửi Doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

Thư gửi Doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

— 14 Tháng Mười 2019

Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, thay mặt Hội đồng họ Trương Việt Nam và bà con họ Trương cả nước tôi xin gửi tới các doanh nhân họ Trương Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc các anh chị em và gia đình sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

Nói và Làm

Nói và Làm

— 01 Tháng Mười 2019

 Mùa thu 2019 giữa cái nắng hanh hao của tiết thu, mùa có vẻ đẹp lãng mạn và cũng là mùa con người ta dành thời gian suy ngẫm về cuộc đời, nhìn lại những gì đã qua, định hướng cho bước tiếp.

Truyện ngắn Lịch sử: Sao sa Đất Việt

Truyện ngắn Lịch sử: Sao sa Đất Việt

— 25 Tháng Chín 2019

Cuối Đông năm 1339, đất trời An Nam u ám, những vầng mây đen xám xịt như sắp sập xuống những bản làng nhỏ bé, tiếng quạ kêu thê thiết tha hương. Từ kinh thành Thăng Long, tin đồn Hồ Qúy Ly soán ngôi Vua Trần như những ngọn gió lạnh buốt luồn lách qua mọi mái nhà, miền quê. Dân tình nháo nhác kêu than. Loạn lạc, tranh giành quyền bính xảy ra khắp mọi nơi. Đất Việt lầm than thống khổ

Thăm Bạch Đằng Giang nhớ Đức Trương Hán Siêu và

Thăm Bạch Đằng Giang nhớ Đức Trương Hán Siêu và "Bạch Đằng Giang phú"

— 04 Tháng Chín 2019

Nhân kỷ niệm ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân, nhận lời mời của Thiếu tướng Phạm Viết Hội – Nguyên Cục trưởng cục thi hành án Bộ Công an và Công an Hải Phòng, tôi cùng các thành viên Câu lạc bộ sỹ quan Công an Tây nguyên hưu trí tại miền Bắc đã về nghỉ dưỡng tại Cát Bà và ghé thăm di tích lịch sử Bạch Đằng Giang.

Dấu Ấn Thái Nguyên

Dấu Ấn Thái Nguyên

— 30 Tháng Tám 2019

 Trong tiết Thu miền đất Đông Bắc không khí của đại hội đã nóng ngay từ sáng sớm, các đại biểu đã có mặt trước giờ để chứng kiến sự kiện lịch sử của người họ Trương Thái nguyên.