Cụ Trương Công Giang - 26 năm tìm kiếm và kết nối Họ Trương

21:30 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 1986

TRUONGTOC.VN - Ngày 16/07/2011, người viết bài này có dịp được hầu chuyện Cụ Trương Công Giang tại nhà riêng của cụ ở Thôn Kho Núi, xã Thanh Tâm, Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam. Cùng được cụ tiếp chuyện còn có Ông Trương Văn Hộ 78 tuổi, Trưởng Chi Họ Trương thôn La Cầu, xã Mỹ Thọ, Bình Lục, Hà Nam và Anh Trương Quốc Chính - thành viên Quản trị Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam.

Được một người như Cụ Giang tiếp chuyện về Họ Trương quả là một vinh hạnh rất lớn đối với chúng tôi. Quả thực, khi được nghe cụ Giang kể lại hành trình của 26 năm đi tìm và kết nối được với 600 chi Họ Trương trên khắp mọi miền tổ quốc. Càng khâm phục hơn, khi ở tuổi 86, Cụ vẫn đang mải miết với những chuyến đi tìm kiếm và kết nối Họ Trương. Trước khi dành thời gian để tiếp chúng tôi, cụ vừa mới có một chuyến đi từ Phú Thọ vừa trở về trước đó vài ngày, ít ngày nữa cụ lại lên đường đi vào phía nam để tiếp tục hành trình công việc của mình, khi đang viết bài này, tôi có điện thoại cho chị Trương Thị Mầu ở Bá Thước, Thanh Hoá và được biết Cụ đã lên đường và đang chuẩn bị vào tới đó.

Năm 2007, Đài Truyền hình Việt nam có làm một phóng sự về công việc của cụ phát trên chuyên mục "cây cao bóng cả", chúng tôi được cụ tặng lại nội dung cuốn phóng sự này. Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam cung cấp cho bạn đọc gần xa để mọi người hiểu thêm về một người "cây cao bóng cả" về việc họ của Họ Trương. Họ Trương Việt nam thật tự hào về một người như thế.

Người đi tìm họ

Đúng là “Vén mây mù mà thấy trời xanh, dọn cỏ gai tìm ra đường chính”, đó lá lời cụ Trương Luận Xuyên - người mà hơn 300 năm trước đã để lại lời vàng ý ngọc cho con cháu mai sau đi tìm gốc tích tổ tiên từ cuốn Trương thế gia ký. Căn cứ vào cuốn sách này, cuối năm 1986, lại được tin cho hay tại Văn Miếu Quốc Tử Giám có lưu danh cụ Tiến sĩ họ Trương. Thế là ông Giang lập tức rủ anh em trong nhà cơm đùm cơm nắm lên Hà Nội. Thế nhưng có ai ngờ sự việc đâu có dễ thế. Mặc dù được Ban quản lý Văn Miếu Quốc Tử Giám đón tiếp rất thân tình. Song vì không biết số bia, khoa thi cử năm nào, tên họ chính xác của cụ là gì, thành ra nhóm người dưới quê lên năm ấy đã không thể làm gì hơn. Song anh em nhà họ Trương vẫn không nản lòng, họ động viên nhau trong suốt 8 năm từ năm 1986 đến năm 1994. Cứ mỗi năm vài tháng họ lại rủ nhau lên Hà Nội thay nhau múc nước lau và dịch tới 50 tấm bia trong tổng số 82 tấm tại trường Đại học đầu tiên của đất nước này. Cho đến tháng 9 năm 1994 mới tìm thấy tấm bia số 50, phiên hiệu 185 ghi công danh, sự nghiệp cura Trương Công - người Thiên Kiện sở, huyện Thanh Liêm, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam.
          Cụ Giang kê:
          - Về hưu đến năm thứ ba thí chúng tôi lại trở lại Văn Miếu, hy vọng rằng sẽ tìm ra bia cụ Thượng tổ nhà mình. Những tấm bia đã lau rồi thì thôi, còn những tấm bia chưa lau thì lau nốt. Khoảng hơn một tháng sau, chúng tôi lau đến tấm bia mang số 50 có tên đề là Trương Công - Thiên Kiện sở, Thanh Liêm huyện, Lỵ Nhân phủ, Sơn Nam trấn. May lắm, anh em tôi vui sướng quá, vì đúng quê lại đúng họ. Thế là chúng tôi ghi ghi chép chép, sau đó lên Ban quản lý trình bày giấy tờ và xin văn bản xác nhận. Các anh ấy vui lòng xác nhận thanh danh của cụ Thượng tổ chúng tôi bằng một văn bản trang trọng.
Thật là niềm vui vô hạn, kết quả đã không phụ công lao những người “đãi cát tìm vàng”. Cơ quan quản lý Văn Miếu Quốc Tử Giám đã xác nhận về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cua cụ Trương Công Giai. Tuy thế, thành quả đó mới chỉ là bước đầu. Liên tiếp 5 năm sau đó, ông Giang cùng anh em trong dòng họ phải đi tìm và phải trả lời cho câu hỏi: Ai đã sinh ra cụ Trương Công Giai và cụ đã sinh ra ai? Cụ đã đi thi và đỗ đạt ra sao, quá trình làm quan của cụ diễn ra như thế nào?
Họ cũng mất tới ba năm tra cứu, tìm tòi đọc sách trong thư viện Quốc gia, Viện Hán Nôm, Trung tâm Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tồn bảo tàng Bộ Văn hóa và một số thư viện các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Ngoài ra anh em nhà họ Trương còn phải tham khảo các tập: Lịch triều tạp kỷ, Đinh Khiết Đại Việt, Lịch triu đăng khoa lục, Đại Việt lịch đại đăng khoa, Hoàng Lê nhất thống chí, Nhân vật lịch sử văn hóa Hà Nam cùng hàng trăm cuốn gia phả khác. Trong đó cuốn Cố Trương thế gia ký của cụ Trương Luận Xuyên viết ngày 10 tháng 8 năm Quý Sửu (1733) được xem là quý giá nhất. Cứ như vậy, họ đã dần vén lên bức màn huyền bí về thân thế sự nghiệp của danh nhân lịch sử văn hóa Trương Công Giai.
     Cụ Giang nói:
     - Chúng tôi đã tìm, tổng kết và xác định quá trình của cụ là 20 tuổi đã đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân và sau đó ra làm quan. Từ chức Bồi tụng Hình bộ Thượng thư, Phụng quản tiệp cơ, Nhập thi kinh diên Quyền Lễ bộ sự, trị nội điện thị văn chức đến chức Thự trung thư kiêm Quốc Tử Giám tế tửu - Vâng, chức này là chức như chức Hiệu trưởng trường Đại học hiện nay - với tước Lỵ quận công.
Năm 1707 ông sang làm Công bộ Hữu thị lang, năm 1711 Phó đô Ngự sử và sau đó là Đô Ngự sử. Năm 1718, Đô Ngự sử được cử đi làm Thượng trung thư giám Cẩm Sơn Nam (người chấm thi duyệt quyển kỳ thi hương). Rồi ông tiếp tục được giữ chức Thượng trụ quốc Thượng trật tướng công.
Tháng 6 năm Canh Tý (1720), ông được Chúa Trịnh Cương và Vua Lê Dụ Tông thăng tiến chức Thượng thư  bộ Hình.
Ông đã từng được vua ban: Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tước Lỵ quận công, hàm Thiếu bảo, tên tự là Đoan Lượng, khi mất được vua ban tên thụy là Hiên Hoát Tiên Sinh.
Mỗi khi trở lại Văn Miếu Quốc Tử Giám, ông Giang không khỏi bùi ngùi xúc động khi nghĩ rằng: Thế là trong số những hiền tài là nguyên khí của quốc gia cũng có tên cụ Tổ của dòng họ Trương- người đã sánh vai cùng những nhân vật lừng danh muôn thuở trong sự ngưỡng mộ của người đời. Nhà thơ - Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Trần Tuấn Đạt, cũng đã từng viết:“Vẫn trầm mặc trên văn bia người xưa, nơi Văn Miếu Quốc Tử Giám, Trương Công Giai danh thơm từ đó. Nhưng người đương thời còn ít hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông... Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ) khoa ất Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (1865), tên đứng thứ nht, khi ấy mới 20 tuổi. Ông là một trong số 13 người đỗ Tiến sĩ dưới 22 tuổi của nước ta. Hai mươi tuổi ông đã làm quan trong triều với các chức Bồi tụng Hình bộ Thượng thư, Phụng quản tiệp cơ, Đô Ngự sử... Nhất là với chức Hình bộ Thượng thư, Trương Công là người đứng đầu cơ quan điều hành bảo vệ pháp luật. Ông đã đề ra luận điểm  “Quan tiết bất đáo”. Bốn chữ Đại tự hoành phi này được ông cho treo trước cửa công đường... Người giữ cán cân công lý mà không công tâm thì dễ làm ô danh quôc thể như chơi. Thế mà ông đã giữ trọn vic ấy tới hai đời vua Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông và hai đời chúa Trịnh Căn, Trịnh Cương được tồn tài bằng công bằng lẽ phải. Ngoài ra ông còn nổi tiếng là bậc cầm kì thi họa với hàng trăm bài thơ, bài phú và câu đối rất có giá trị...
Nhà thơ Trần Tuấn Đạt nói:
        - Trương Công Giai là một người đức độ, liêm khiết, chững chạc, đàng hoàng và vững tin. Vốn ông là người đỗ đầu trong hàng đỗ Tiến sĩ 11 người khoa ấy. Trong 11 người đỗ Tiến sĩ thì ông đứng đầu, nghĩa là tên ông đứng thứ nhất. Ngay sau khi ông thi đỗ Tiến sĩ thì ông đã được bổ nhiệm làm quan. Và lúc làm quan ông đã đề ra nguyên tắc “Quan tiết bất đáo”, có nhiều sách dịch “Quan tiết bất đáo” nghĩa là: Vào cửa quan không được mang lễ vật. Nhưng theo tôi phải dịch như thế này mới sát, tức là: Quan thanh liêm và có khí tiết không nhận lễ vật gian phi mới đúng. Vì phân tích cho cùng, tuyên ngôn đó đúng với mọi thời, răn đe mọi thời, giáo dục mọi thế hệ. Nếu mà noi theo và làm được theo lời, theo ý định ý muốn là ý tưởng của Trương Công Giai thì theo tôi là xã hội nào cũng tốt đẹp.
          Trần Tuấn Đạt còn viết: “Khi Trương Công Giai qua đời, sách Đăng khoa lục ghi rằng: Thi hài được ướp quàn tại Viện Thiên Thanh. Đến ngày 11 tháng 5 năm Mậu Thân (1728), sau 100 ngày mới đưa về an táng tại xứ Thiên Kiện núi A Hồ quê hương ông. Đây là ân điển đối với vị Đại khoa làm quan Đại thần lâu năm với tư cách đàng hoàng nghiêm ngặt thực hiện nguyên tắc trong sáng bảo vệ sự sống còn của quốc thể trong gần nửa thế ky. Nhân dân Trà Châu tôn ông là Thành hoàng làng và hàng năm tổ chức lễ dâng hương vào ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch.
          Cuối dải Chanh Chè trên núi Trà Lĩnh uy nghiêm là phần mộ của ông. Nơi đây núi sông tạo thế  Long chầu hổ phục. Đằng kia có núi Huyền Vũ đột khởi, mạch từ Nga Sơn Tốt Khê dẫn về, trập trùng những ngọn núi đồi thông xanh thẳm, đến Trà Châu thì hình thành bức trướng núi Lưỡng Rực rồi tự hóa thành mạch lớn chuyển nhập vào tận ấp quê”.
          Hội đồng gia tộc họ Trương đã họp và quyết định 6 điều trong đó đặc biệt thừa nhận cụ Trương Công Giai, Thượng tổ của dòng họ là người tiêu biểu tài đức vẹn toàn- Tấm gương sáng người cho con cháu đời đời thế thế noi theo.
          Đầu năm 2004, tỉnh Hà Nam đã quyết định sẽ xuất bản cuốn sách “Thượng thư tiến sĩ Trương Công Giai”, tỉnh cũng đã giao cho huyện Thanh Liêm và xã Thanh Tâm trực tiếp nghiên cứu lập hồ sơ xin cấp đất xây dựng Nhà bia tưởng niệm Nhân vật lịch sử văn hóa Thượng thư tiến sĩ Trương Công Giai tại thôn Kho Núi.
          Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND xã Thanh Tâm nói:
          - Rất là phấn khởi cho địa phương chúng tôi có một Danh nhân Trương Công Giai, cụ đã được Quốc gia ghi công tôn vinh trên văn bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám- Hà Nội. Từ niềm phấn khởi tự hào này, các cụ lão thành của dòng họ Trương cũng có ý kiến đặt vấn đề xin được cấp đất để xây dựng Nhà bia tưởng niệm thờ phụng cụ Trương Công Giai tại quê nhà chúng tôi. Chúng tôi tràn đầy xúc động tự hào nghĩ về người con quê hương đã kiên nhẫn học hành đỗ đạt rồi làm nên công danh sự nghiệp rạng rỡ những đời sau. Cho nên ngay sau đó lãnh đạo địa phương đã cử anh em chuyên môn đến gia đình để chiểu theo nguyện vọng hướng dẫn lập tờ trình xin cấp đất  và hướng dẫn các bước thủ tục báo cáo cấp trên. Sau quá trình báo cáo và làm việc với cấp trên thì  đã được cấp trên phê duyệt cấp hơn 200 m2 đất xây dựng Nhà bia tưởng niệm Thượng thư tiến sĩ Trương Công Giai.
          Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của nhân dân và sự đóng góp  của con cháu trên mọi miền Tổ quốc, Nhà bia tưởng niệm đã được khởi công đầu năm 2006 với tiêu chí cố gắng phục thiện, làm toát lên tinh thần cốt cách của vị quan thanh  liêm này.
          Đây không chỉ là nơi thờ phụng tổ tiên của con cháu dòng họ Trương mà còn là địa chỉ truyền thống văn hóa lịch sử trên quê hương Hà Nam.
          Ngày mồng 2 tháng chạp năm Bính Tuất (2006), lễ cắt băng khánh thành Nhà bia tưởng niệm Thượng thư tiến sĩ Trương Công Giai diễn ra sôi động hào hùng khí thế. Ngôi làng bé nhỏ dưới chân núi A Hồ bỗng bừng lên không khí của một ngày hội. Cờ hoa lòng người và trời đất sắp sang xuân như cùng rạo rực đón chào sự kiện văn hóa này. Bài vị thờ Trương Công Giai với lòng suy tôn là Thành hoàng làng cũng được rước từ ngôi đình cổ của làng về Nhà bia.
          Đến nay vẫn còn rất nhiều sắc phong mỹ tự, hoành phi câu đối dành cho ông qua các triều vua. Câu đối ở Nhà bia, ở đình Trà Châu ... tiêu biểu là đôi câu:
         Nhạc trĩ uyên đình dân kính thánh
         Bác văn ước lễ quốc tôn hiến.
Nghĩa là:  
Nghiêm như núi đứng, thẳm như vực sông sâu, người có đức hạnh và độ lượng được dân kính phục
    Người học rộng biết sự vật ở đời rồi lấy phép tắc quy củ mà tóm tắt lại.
      Mặc dù đã qua nhiều đời nhưng sự tôn kính của người dân nơi đây với Trương Công Giai còn mãi với thời gian. Sự tôn vinh những bậc hiền tài, những người có công với nước vẫn luôn là nét đẹp văn hóa- một truyền thông lâu đời của người Việt và đó cũng là quan điểm của Đảg ta: Uống nước nhớ nguồn, cây phải có gốc là vậy.
       Có thểnói sau hơn ba thế kỷ ly tán, nhiều người đã phải thay tên đổi họ. Đến nay con cháu dòng họ Trương đã tìm thấy tổ tông, họ trở về đây từ muôn nẻo đường đất nước, mang theo tâm trạng hoan ca tự hào và tràn đầy xúc động. Ông Trương Minh Cương, thôn Bảo Lộc, Thanh Châu, thành phố Phủ Lý nói:
       - Từ khi tìm thấy họ Trương gốc ở Thanh Tâm và hơn thế lại biết được công đức của cụ Trương Công Giai đối với quê hương đất nước thì chúng tôi là con cháu thấy thật vinh dự tự hào là có cụ. Và chúng tôi nghĩ phải sống thế nào để phấn đấu và nuôi dạy con cháu sao cho mau chóng trưởng thành nối nghiệp các vị tiền nhân.
        Anh Trương Hồng Minh, giáo viên Trường Trung học cơ sở Trương Công Định, xã Châu Phú, huyện Tân Thành. tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, nói:
     - Tôi là con cháu dòng họ Trương. Trước đây cũng sinh sống ở ngoài này và hiện nay một phần lớn của chi họ Trương chúng tôi đang sinh sống tại Bà Rịa- Vũng Tàu. Hôm nay được về dự lễ khánh thành nhà thờ Tổ thì đây là một điều rất vinh hạnh và vô cùng xúc động. Bản thân tôi nghĩ là mình phải làm việc như thế nào đây cho xứng đáng là con cháu của dòng họ Trương và đê góp phần cho dòng họ chúng tôi ngày càng phát triển tốt hơn, xứng đáng là con cháu cụ Trương Công Giai ...
      Lễ cắt băng khánh thành Nhà bia tưởng niệm đã được chính quyền địa phương và bà con trong dòng họ tổ chức chu đáo và long trọng trước sự chứng giám của các cơ quan chuyên môn trong và ngoài tỉnh, các văn nghệ sĩ cùng các phóng viên báo viết, báo nói và báo hình của địa phương và Trung ương...

 

Phần 1



Phần 2


Phóng sự của Tuấn Dũng  (Đạo diễn Truyền hình Việt Nam thực hiện 02 - 6 - 2007)
về người đi tìm họ

 

Những tin cũ hơn

Trương Thanh Hằng giành HCV tại giải Vô địch châu Á

Trương Thanh Hằng giành HCV tại giải Vô địch châu Á

— 21 Tháng Năm 2017

Vào lúc 13 giờ 5 phút chiều nay, 10.7, vận động viên Trương Thanh Hằng đã lập nên kỳ tích chói lọi cho điền kinh Việt Nam (VN) bằng tấm huy chương vàng (HCV) ở cự ly 800m tại giải Vô địch châu Á diễn ra ở Kobe, Nhật Bản.

Trương Thị Diệu Thúy - Cô giáo ngoài biên chế

Trương Thị Diệu Thúy - Cô giáo ngoài biên chế

— 21 Tháng Năm 2017

Việc các thầy cô giáo mở trường, mở lớp ngoài hệ thống công lập hiện nay là chuyện bình thường, được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích. Nhưng trường hợp cô giáo Trương Thị Diệu Thúy ở phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là không nhiều. Đó là một người khuyết tật đã vượt lên hoàn cảnh để trở thành một cô giáo dậy tiếng Anh có uy tín, được trò yêu, dân quý, xã hội tôn vinh, là một điển hình rất cần được tuyên truyền để mọi người học tập, noi theo và tạo mọi điều kiện để cô giáo Thúy, không chỉ nuôi sống được bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Trương Thị Thương, cô sinh viên đặc biệt

Trương Thị Thương, cô sinh viên đặc biệt

— 21 Tháng Năm 2017

Sau khi kết thúc buổi thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 1 vào ĐH Đà Nẵng sáng 4-7, có một trường hợp thí sinh được đặc cách miễn thi. Đó là thí sinh Trương Thị Thương (SBD 52979) dự thi vào ngành Cử nhân Công nghệ thông tin Trường ĐH Sư phạm, tại điểm thi Trường tiểu học Lê Lai (quận Hải Châu). Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam xin giới thiệu trường hợp hãn hữu này...

Trương Quang Trọng (1906- 1931) và

Trương Quang Trọng (1906- 1931) và "cuộc đấu tranh lưu huyết” ở ngục Kon Tum

— 21 Tháng Năm 2017

Trương Quang Trọng sinh năm 1906 tại làng Phú Nhơn, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Đầu thập niên 20 thế kỷ XX, Trương Quang Trọng ra Huế học ban Thành chung, rồi cùng một số bạn học cùng chí hướng thành lập Hội học sinh Ái hữu Trung Kỳ, có xu hướng tiến bộ, yêu nước.

Trò chuyện với tài xế dũng cảm Trương Xuân Thức

Trò chuyện với tài xế dũng cảm Trương Xuân Thức

— 21 Tháng Năm 2017

Hồi 1 giờ 30 phút sáng 6/8/2010, khi đang vận hành Đầu máy Đổi mới ký hiệu 921 kéo tàu Thống nhất ký hiệu TN6 đi qua khu gian Phủ Lý - Đồng Văn để về ga Hà Nội, bất ngờ một chiếc xe tải biển kiểm soát 90T-6816 do tài xế Đinh Văn Tùng, ở Phủ Lý, Hà Nam điều khiển, bất ngờ băng qua đường sắt. Mặc dù tài xế Trương Xuân Thức đã kịp thời hãm phanh, nhưng hậu quả, ô tô bị biến dạng hư hỏng hoàn toàn, 3 toa bị lật khỏi đường ray, đầu máy bị bóp méo... Tài xế Trương Xuân Thức đã chấp nhận bị thương để cứu đoàn tàu, đem lại sự bình an cho hơn 300 hành khách.