Tin tổng hợp

Nhật ký ở làng(kỳ 4) - Lấy máu mình gìn giữ gia phong

Nhật ký ở làng(kỳ 4) - Lấy máu mình gìn giữ gia phong

— 00:23, 22 Tháng Năm 2017

Làng Thanh Quýt (xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn) có không ít những câu chuyện về những người đã âm thầm bảo vệ hương án thờ ông bà tổ tiên, giữ cho đến chết những bảng phả hệ, những sắc phong của dòng tộc giữa binh biến và ly tán. Có người đã ngã xuống để giữ gìn đến cùng những vật gia bảo ấy. Cháu con các tộc họ nhìn những tấm gương đó mà không ngừng phấn đấu quên mình để làm rạng rỡ gia phong, làng xóm.

Nhật ký ở làng(kỳ 3) - Những câu chuyện dòng tộc

Nhật ký ở làng(kỳ 3) - Những câu chuyện dòng tộc

— 00:23, 22 Tháng Năm 2017

Từ xưa, trong văn hóa làng xã, việc lập gia phả đối với các tộc họ là rất quan trọng. Trong sự phát triển của dòng tộc, mỗi “tộc” chia ra thành nhiều “phái”, mỗi phái có nhiều “chi”, dưới chi là các “phân chi”, sau phân chi là các “hệ” (thường được gọi là các “đầu ông”). Gia phả tộc sau đó được phân chia thành “phả hệ” các phái - chi - phân chi - hệ phả do các trưởng nam phụng thờ, gìn giữ rất cẩn thận. Các phả hệ thường được viết trên giấy dó, có nơi viết trên lụa tốt, cuộn tròn đặt trong các ống tre, ống đồng và để ở nơi trang trọng nhất trên gian thờ chính. Chỉ những ngày giỗ chạp, ngày tết, cháu con tề tựu, tộc trưởng hoặc trưởng nam dựng lễ vật, thắp nhang khấn ông bà tiên tổ xin “thỉnh khai gia phả” thì mới được lấy xuống. Thỉnh mở phả hệ thường là để phổ biến cho con cháu, viết bổ sung các đời lớp tiếp sau hoặc thêm vào các sự kiện, biến cố trong tộc, phái. Vì vậy, tộc phả hay “phả hệ” cũng chính là bộ sử của gia đình, dòng họ, là văn bản hết sức quan trọng, thiêng liêng của mỗi dòng tộc. Xung quanh vấn đề dòng tộc, làng tôi có khá nhiều chuyện.

Nhật ký ở làng (kỳ 2) - Sự thách đố của người xưa

Nhật ký ở làng (kỳ 2) - Sự thách đố của người xưa

— 00:22, 22 Tháng Năm 2017

Xưa, làng tôi tên Kim Quất, đến thời chúa Nguyễn đổi thành Thanh Quất, là một trong 66 làng thuộc phủ Điện Bàn (theo Ô châu cận lục). Các bậc tiền hiền từ các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng vào khai cư lập nghiệp ở đây đến nay đã hơn 5 thế kỷ. Làng có 4 xóm - gọi là “tứ ấp” - với 12 xứ đất gồm: Lệ Thủy, Bắc Bằng, Bàu Đưng, Thanh Luy Tiền, Thanh Luy Trung, Thanh Luy Hậu, Mụ Đội, Bàu Nhơn, Minh Thượng, Trà Cổ, Thạch Não Nội và Thạch Não Ngoại. Lại có các xứ đồng chuyên trồng trọt, các xứ đất gò làm nghĩa trang cho người quá vãng như Gò Dang, Gò Nơm, Gò Tử, Gò Huề, Vạt Cháy, Gò Phật, Gò Lao, Gò Sành, Vườn Huê, Vườn Chỉnh, Vườn Chàm. Liên quan đến xứ đất, xứ đồng là những câu chuyện “dở khóc dở cười” của dân làng trong quá trình truy tìm mộ ông bà, tổ tiên.

Nhật ký ở làng (kỳ 1) - Về làng

Nhật ký ở làng (kỳ 1) - Về làng

— 00:22, 22 Tháng Năm 2017

Tốc độ đô thị hóa, cuộc sống công nghiệp phát triển, con người trở nên căng thẳng và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Vì vậy, nhiều người ở thành phố bây giờ thèm khát một ngày về lại nông thôn để tìm sự cân bằng. Nông thôn - nơi lưu giữ nhiều nếp văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước những thách đố đô thị hóa và rơi vào lãng quên...

Ông Trương Phi Đức bảo vệ Luận án Tiến sỹ về Mỹ thuật

Ông Trương Phi Đức bảo vệ Luận án Tiến sỹ về Mỹ thuật

— 00:18, 22 Tháng Năm 2017

Chiều Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2013,Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước cho NCS. Trương Phi Đức

Nén hương tưởng niệm ông Trương Trọng Khem- trưởng tộc Họ Trương Văn xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nén hương tưởng niệm ông Trương Trọng Khem- trưởng tộc Họ Trương Văn xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

— 00:17, 22 Tháng Năm 2017

Nhà nghiên cứu lão thành Trương Quang Phúc – Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Quảng Bình gọi di động báo cho Ban văn kiện Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời biết tin: ông Trương Trọng Khem – trưởng tộc họ Trương Văn xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch đã tạ thế vào sáng ngày 14 tháng 11 năm Nhâm Thìn (tức ngày 26/12/2012), hưởng thọ 76 tuổi.

Người Họ Trương tiên phong 2012

Người Họ Trương tiên phong 2012

— 00:17, 22 Tháng Năm 2017

Tối 17/11, lễ tôn vinh 50 cá nhân có thành tựu nổi bật, thể hiện tính sáng tạo trong 5 lĩnh vực: Kinh doanh, Xã hội, Nghệ thuật, Thể thao và Khoa học Công nghệ đã được tổ chức tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Họ là những doanh nhân, vận động viên, nhà thiết kế, nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu… có thành tựu nổi bật, tạo ra sự đột phá hoặc thay đổi mang tính cách mạng trong các lĩnh vực Kinh doanh, Nghệ thuật, Xã hội, Thể thao và Khoa học - Công nghệ, trong đó có 2 người họ Trương.

Trương Cao Sơn, người chinh phục mâm cơm người Việt!

Trương Cao Sơn, người chinh phục mâm cơm người Việt!

— 00:17, 22 Tháng Năm 2017

Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm sạch 3 F thành lập năm 2007, địa chỉ; Số 48 Phố Quan Nhân, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Là công ty hàng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm sạch như: Trứng gà Ai Cập, các sản phẩm về gà...Các sảnphẩm của công ty đã có mặt ở rất nhiều các tỉnh trong cả nước. Với nhu cầu phát triển ngày càng cao của người tiêu dùng, công ty đã phát triển thêm nhiều hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm, nhà hàng. Nhưng để thành công, công ty lại chú trọng yếu tố con người. Thương hiệu thực phẩm sạch gia đình, mang tên "3F" (Family Fresh Food) đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Chủ tịch nước đi cày tại lễ hội xuống đồng (Lễ Tịch Điền)

Chủ tịch nước đi cày tại lễ hội xuống đồng (Lễ Tịch Điền)

— 00:16, 22 Tháng Năm 2017

7h30 Sáng 29-1 (mùng 7 Tết), tỉnh Hà Nam tổ chức lễ hội Tịch điền - trên cánh đồng Đọi Sơn, xã Đọi Tam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự lễ hội. Sau khi làm lễ dâng hương, Chủ tịch Trương Tấn Sang xắn quần, đi chân đất cày ruộng.

Chủ tịch nước chúc Tết công nhân xa nhà

Chủ tịch nước chúc Tết công nhân xa nhà

— 00:16, 22 Tháng Năm 2017

Sáng mùng 2 Tết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến phòng trọ của công nhân ở Đồng Nai, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động.