RỦI RO TRONG KINH DOANH – VẬN ĐEN HAY THỜI CƠ?
Luật sư Phương Thảo
Trong kinh tế học, người ta coi rủi ro là là sự biến động về giá trị kinh tế, thu nhập và danh tiếng do những biến cố khách quan bất lợi xảy ra trong hoạt động và trong môi trường. Thông thường, người ta coi rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của DOANH NGHIỆP, có tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một DOANH NGHIỆP đó.
Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều quan điểm nhận định đúng hơn, hiện đại hơn về rủi ro trong kinh doanh, người ta không chỉ đơn thuần coi rủi ro là vận đen nữa mà trái lại, người ta bình tĩnh lên phương án đón nhận nó, thậm chí biến nó thành cơ hội để thành công.
Theo trường phái hiện đại, Rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội nếu có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế nhằm mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng đề cao công tác quản lý rủi ro và coi đó là một trong những hoạt động bắt buộc, thiết yếu của quản trị kinh doanh. Một hệ thống quản lý Rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả có tác dụng rất lớn đối với việc đảm bảo thực thi các chiến lược, các dự án, các kế hoạch kinh doanh của DOANH NGHIỆP, phòng ngừa và hạn chế những tổn thất, góp phần nâng cao hiệu quả, thậm chí giúp cho DOANH NGHIỆP tránh được nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, việc tổ chức một hệ thống quản lý Rủi ro hoàn chỉnh như thế nào lại là điều không phải DOANH NGHIỆP nào cũng biết.
Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận và xử lý rủi ro một cách có hệ thống khoa học và toàn tiện thông qua các hoạt động nhận diện và đo lường rủi ro, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, tiến hành việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây cho DOANH NGHIỆP một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp các tổn thất đó.
Hoạt động quản lý Rủi ro phải là một bộ phận hữu cơ, thường nhật, không thể thiếu được trong hoạt động quản lý, kinh doanh nói chung của DOANH NGHIỆP.
Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện qua 3 bước chính sau:
Bước 1: Nhân dạng – phân tích – đo lường Rủi ro
Bước 2: Kiểm soát – phòng ngừa Rủi ro
Bước 3: Tài trợ Rủi ro khi nó xuất hiện và tìm cách biến Rủi ro thành cơ hội thành công
Nhận diện và xử lý rủi ro
Có rất nhiều loại Rủi ro và ngày càng phát sinh thêm nhiều loại Rủi ro mới, phức tạp hơn nhiều vì vậy để nhận biết, quản lý và khắc phục về Rủi ro yêu cầu phải biết phân loại Rủi ro và những nguyên nhân gây ra Rủi ro.
Để phân loại Rủi ro người ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau như:
• Theo tính chất của Rủi ro: người ta phân loại thành 2 loại Rủi ro suy đoán và Rủi ro thuần túy.
• Theo phạm vi ảnh hưởng của Rủi ro người ta phân loại thành Rủi ro cơ bản và Rủi ro riêng biệt
• Theo nguyên nhân của Rủi ro người ta phân loại thành: Rủi ro bởi nguyên nhân khách quan và Rủi ro bởi nguyên nhân chủ quan
• Theo phạm vi môi trường tác động: Rủi ro bởi môi trường bên trong và Rủi ro bởi môi trường bên ngoài.
• Theo đối tượng Rủi ro người ta phân loại thành 3 loại: Rủi ro về tài sản, Rủi ro về nhân lực, Rủi ro về trách nhiệm pháp lý.
• Theo các ngành, lĩnh vực hoạt động người ta phân loại thành: Rủi ro trong công nghiệp, Rủi ro trong nông nghiệp, Rủi ro trong kinh doanh thương mại, Rủi ro trong ngành xây dựng Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Rủi ro trong kinh doanh du lịch, Rủi ro trong ngành giao thông vận tải,v Rủi ro trong ngành thông tin liên lạc, Rủi ro trong đầu tư ...
Xác định nguyên nhân gây Rủi ro trong kinh doanh
• Nguyên nhân từ bên ngoài DOANH NGHIỆP như:
- Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường thiên nhiên đầy bất trắc
- Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường chính trị phức tạp và bất ổn trên thế giới
- Nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết môi trường văn hóa –xã hội
- Nguyên nhân có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và môi trường pháp lý thiếu ổn định, thiếu rõ ràng minh bạch
- Nguyên nhân có liên quan tới sự phát triển kỹ thuật, công nghệ
- Các nguyên nhân bên ngoài khác như: sự cạnh tranh, môi trường kinh doanh không lành mạnh, sự kiện bất khả kháng...
• Nguyên nhân từ nội bộ DOANH NGHIỆP : Đây là những nguyên nhân phần lớn mang tính chủ quan như:
- Sự sai lầm của các nhà lãnh đạo DOANH NGHIỆP trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh
- Sự thiếu thông tin kinh doanh
- Sự yếu kém về năng lực của DOANH NGHIỆP
- Sự yếu kém về trình độ quản lý DOANH NGHIỆP
- Những nguyên nhân khác như: bất cẩn, sơ suất, thiếu tinh thần trách nhiệm
Tóm lại, Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, doanh nghiệp nào, lĩnh vực kinh doanh nào và sự cảnh giác ở tất cả các cấp là cần thiết để nhận dạng và quản lý. Bằng những giá trị vô giá của mình mang lại cho DOANH NGHIỆP , quản lý Rủi ro luôn là một lĩnh vực được chú ý hàng đầu cùng với quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh của DOANH NGHIỆP. Để thiết lập được một hệ thống quản lý Rủi ro hoạt động hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sách quản lý Rủi ro, DOANH NGHIỆP phải thật sự coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo để xây dựng văn hóa quản lý Rủi ro đến mọi đối tượng trong DOANH NGHIỆP. Một khi Rủi ro được dự báo trước, DOANH NGHIỆP hoàn toàn có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch ứng phó hiệu quả và phát triển bền vững.
Ngày 21/03/2015 (tức ngày mồng hai tháng hai năm Ất Mùi) Hội Đồng họ Trương Việt Nam do Ông Trương Văn Đoan làm trưởng đoàn cùng các đại diện họ Trương các địa phương tổ chức chuyến hành hương tới các đền thờ nơi thờ tự những anh hùng dân tộc, những danh nhân có công, đức trong suốt quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
Tháng 5 năm 2014, Sở Văn hóa Thể Thao Du Lịch Hà Nội và Trung tâm nghiên cứu khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo Tế Tửu Quốc Tử Giám Trương Công Giai và Truyền thống khoa bảng họ Trương Việt Nam. Cổng thông tin điện tử họ Trương Việt Nam xin đăng bài tham luận tại hội thảo của Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc về Thân thế sự nghiệp của Tiến Sĩ Trương Công Giai.
"Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon".
"Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon".
Trong những ngày đầu xuân năm Ất Mùi có hàng nghìn lễ hội được tổ chức khắp mọi miền đất nước, ngoài những ý nghĩa tâm linh của từng lễ hội, từng địa phương, những lễ hội còn là nơi con cháu gần xa về thắp hương tưởng nhớ công ơn của các bậc Tiên Hiền, những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước.