Ông Trương Tấn Sang: Phát huy tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới

23:53 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1843

Ngày 26/6 tại Quảng Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch phối hợp cùng UBND tnh Quảng Nam tổ chức tọa đàm về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động Liên hoan văn nghệ và thi đấu thể thao quần chúng 11 xã điểm.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới dự Tọa đàm.

Về tình hình thực hiện tiêu chí văn hóa nông thôn mới tại 11 xã  điểm, tính đến tháng 5/2011, 81/130 thôn được công nhận thôn văn hóa, đạt tỷ lệ 62%. 8/11 xã được phê duyệt dự án và đang thi công xây dựng nhà văn hóa xã, 3 xã đã hoàn thành việc xây dựng nhà văn hóa.

Các đại biểu đại diện cho các xã điểm đều cùng thống nhất quan điểm, cùng với việc thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới tập trung vào 4 nội dung: nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa thôn, làng, ấp, bản văn hóa; hoàn thiện trung tâm văn hóa – thể thao xã, nhà văn hóa – khu thể thao thôn; phát triển hoạt động văn hóa góp phần xây dựng nông thôn mới; và nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật ở nông thôn.

Nhấn mạnh vai trò bảo tồn và phát huy văn hóa ở nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng cho rằng, trong xây dựng nông thôn mới, cần đặt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những tiêu chí ưu tiên hàng đầu.
 


Ông Trương Tấn Sang

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh, mục đích xây dựng nông thôn mới hết sức toàn diện với nhiều nội dung, các xã thí điểm đã nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp, cơ bản đạt được nhiều tiêu chí đặt ra. Đời sống văn hóa ở 11 xã điểm có sự chuyển động khá lớn so với hơn 2 năm trước khi thực hiện

Tuy nhiên, đồng chí lưu ý với các địa phương, để nhân rộng mô hình thí điểm ra toàn tỉnh và toàn quốc thì đòi hỏi phải dồn sức, phát huy tối đa tất cả các nguồn lực, cần có sự đồng thuận cao giữa chính quyền và nhân dân. Bởi qui mô càng mở rộng thì các địa phương sẽ càng gặp khó khăn khi tính chất và nội dung chương trình sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Đồng chí cho biết, sau khi kết thúc thực hiện thí điểm 11 xã nông thôn mới, Trung ương sẽ rà soát lại 19 tiêu chí cho phù hợp với thực tiễn với sự phát triển của đất nước và của từng địa phương.

Từ đây đến cuối năm là giai đoạn nước rút để các xã thí điểm hoàn thiện những tiêu chí đạt được và kiến nghị  những vấn đề xoay quanh Chương trình để nhân rộng trên toàn quốc, để nông thôn có một diện mạo mới, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

 

Những tin cũ hơn

Ai là tác giả cuốn từ điển cổ nhất Việt Nam?

Ai là tác giả cuốn từ điển cổ nhất Việt Nam?

— 25 Tháng Năm 2017

Cuốn "Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa" - đang được trưng bày tại triển lãm "Di sản chữ Nôm" nhân hội thảo khoa học quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội (11-14.11) - hiện được coi là cuốn từ điển cổ nhất VN hiện nay. Tuy nhiên, xung quanh cuốn cổ thư này vẫn còn rất nhiều ẩn số, mà vấn đề tác giả là ẩn số đang được quan tâm nhất.

Tín ngưỡng thờ Tổ tiên Ông bà ở Quảng Nam - Đà Nẵng

Tín ngưỡng thờ Tổ tiên Ông bà ở Quảng Nam - Đà Nẵng

— 25 Tháng Năm 2017

Cũng như cư dân trên mọi miền đất nước, người dân đất Quảng tin tưởng sâu sắc vào sự hộ trì của tổ tiên trong cuộc sống. Việc phụng thờ tổ tiên được xem là một hoạt động sống, gắn kết mật thiết với sự tồn tại và phát triển của các thế hệ người sống. Các hoạt động bày tỏ niềm tin một mặt thể hiện sự kính tín của con cháu đối với tổ tiên, mặt khác, biểu thị tinh thần tập hợp, gắn kết bền chặt con cháu trong gia đình, dòng tộc, làng xóm.

Cùng suy ngẫm về văn hoá dòng họ

Cùng suy ngẫm về văn hoá dòng họ

— 25 Tháng Năm 2017

Cách đây chừng dăm năm, tôi có được nghe kể về một dòng họ ở Hải Dương rất trọng việc học của con cháu. Nhiều người của dòng họ thời trước từng đỗ đạt có tiếng trong thiên hạ. Mấy chục năm trở lại đây, người trong dòng họ vẫn duy trì nếp nghe người lớn tuổi nhất kể về tổ tiên , ông bà và răn dạy về đạo đức. Con cháu trong họ được quan tâm đến việc học tập ngay từ lúc còn nhỏ.

TÁM MƯƠI BA NĂM CÓ ĐẢNG

TÁM MƯƠI BA NĂM CÓ ĐẢNG

— 25 Tháng Năm 2017

Đây là bài thơ viết về Đảng. Bài thơ khẳng định vai trò của Đảng như đã ghi trong Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi.

Gia phong không bao giờ cũ

Gia phong không bao giờ cũ

— 25 Tháng Năm 2017

Trong cuốn sách “Nền nếp gia phong”, tác giả Phạm Côn Sơn phân tích: Gia đình là một ngôi nhà mà khi nghĩ đến việc xây cất nó, đầu tiên người ta nghĩ đến là cần một khoảnh đất vừa đủ, một cái nền khô ráo, vững chắc, không bị trũng nước khiến những cây cột có thể bị mục nát ngã đổ, rồi mới mong sau này nó mang lại sự bình yên hạnh phúc, đóng góp tích cực cho xã hội.