Người có mặt đúng lúc của lịch sử Đảng bộ Quảng Nam

08:55 - 01/04/2019 Tin hoạt động Trương Quốc Thông 9967

Đồng chí Trương Hoàn, tên thật là Trương Văn Hoàn, sinh năm 1911 tại làng Hữu Niên, tổng An Dạ, phủ Triệu Phong, nay là xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Trương Hoàn là con trai của một gia đình có 6 người con; người em trai thứ ba là Trương Công Kỉnh - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị từ năm 1954 đến năm 1965, Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Trị - Thiên - Huế từ năm 1965 đến năm 1969.

Tuổi nhỏ, Trương Hoàn học rất giỏi. Đỗ xong yếu lược, do không có điều kiện học tiếp, Trương Hoàn mở trường dạy học cho con em trong làng. Thừa hưởng tinh thần yêu nước của cha nên Trương Hoàn sớm tham gia hoạt động trong các phong trào cách mạng ở địa phương. Năm 1930, Trương Hoàn vinh dự được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuối năm 1937, đồng chí được Tỉnh ủy Quảng Trị cử làm Bí thư Huyện ủy Gio Linh. Cuối năm 1939, phong trào cách mạng tỉnh Quảng Trị gặp nhiều tổn thất do bị địch đàn áp, Trương Hoàn bị địch bắt giam ở nhà lao Quảng Trị. Tuy nhiên, do không có chứng cứ nên địch buộc phải trả tự do. Ra tù, để khỏi bị địch bắt lại, đồng chí được Tỉnh ủy Quảng Trị cho thoát ly hoạt động. Tháng 12-1939, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Trị,  Trương Hoàn được bổ sung vào Tỉnh ủy và đến hội nghị Tỉnh ủy tháng 8-1941, được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Đây cũng là lúc Tỉnh ủy Quảng Trị mất liên lạc với Xứ ủy Trung Kỳ. Nhưng nhờ phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo nên phong trào cách mạng của địa phương dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy mà trực tiếp là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trương Hoàn, vẫn được giữ vững.

Lúc này, ở Quảng Nam, do bị địch đánh phá, mất liên lạc với trên; trong khi đó, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi quan trọng: quân Nhật vào Đông Dương, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra trong cả nước; lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước đã trở về Tổ quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành lập Mặt trận Việt Minh để hiệu triệu đồng bào cả nước đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật. Bức xúc trước tình hình, tháng 8-1941, Tỉnh ủy cử đồng chí Trương An đi tìm liên lạc với Xứ ủy Trung Kỳ, ra đến Quảng Trị, được tin các đồng chí trong Xứ ủy đã bị địch bắt, đồng chí ra luôn Hà Nội theo hướng dẫn của liên lạc viên Xứ ủy Trung Kỳ, để liên lạc với cấp lãnh đạo Đảng cao hơn. Tại Chèm (Hà Nội), Trương An bắt được liên lạc với Trung ương mà trực tiếp là đồng chí Hoàng Văn Thụ và được đồng chí giao nhiều tài liệu quan trọng về Mặt trận Việt Minh, bức thư chữ Hán của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và quyết định cho lập lại Xứ ủy Trung Kỳ, trước mắt gồm các đồng chí Lê Chưởng, Trương Hoàn, Võ Toàn (tức Võ Chí Công) và Trương An.

Theo đó, Hội nghị lập lại Xứ ủy Trung Kỳ được tổ chức tại Quảng Nam, đồng chí Trương Hoàn được cử vào Xứ ủy Trung Kỳ và thôi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị để hoạt động ở các tỉnh Nam Trung Kỳ. Cơ quan Xứ ủy lúc này đặt tại Quảng Nam là nơi có phong trào phát triển mạnh và có điều kiện móc nối với phong trào các tỉnh miền Nam Trung Kỳ.

Tháng 10-1941, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị tại huyện Quế Sơn để nghe Xứ ủy quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời bàn nhiều vấn đề quan trọng, nhất là củng cố và phát triển cơ sở đảng và tổ chức quần chúng. Đồng chí Trương Hoàn tham gia hội nghị này. Theo quyết định của Xứ ủy, Tỉnh ủy Quảng Nam được củng cố lại và đồng chí Trương Hoàn, Xứ ủy viên được tăng cường về Quảng Nam, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trương Hoàn rất chịu khó đi chỉ đạo phong trào ở các phủ, huyện. Nhờ đó, trong thời kỳ này, phong trào cách mạng ở Quảng Nam có bước phát triển mạnh mẽ. Không chỉ hoạt động ở Quảng Nam, đồng chí Trương Hoàn còn hoạt động ở nhiều địa phương Nam Trung Kỳ. Ngày 24-2-1942, đồng chí Trương Hoàn thay mặt Xứ ủy Trung Kỳ thành lập chi bộ Đảng đặc biệt tại Đà Lạt, trực thuộc Xứ ủy.

Giữa năm 1942, bọn thực dân tăng cường đánh phá phong trào cách mạng của nhân dân ta. Các đồng chí Xứ ủy Trung Kỳ lần lượt sa vào tay giặc. Riêng Trương Hoàn bị bắt tại Đà Nẵng vào ngày 28-6-1942 và bị chúng kết án 20 năm tù giam, đày lên Buôn Ma Thuột.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), đồng chí Trương Hoàn được ra tù. Theo sự phân công của tổ chức Đảng trong nhà đày Buôn Ma Thuột, Trương Hoàn về công tác ở tỉnh Khánh Hòa và đến tháng 8-1945 được điều động lên tỉnh Lâm Viên, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Khởi nghĩa thắng lợi, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên được thành lập, đồng chí Trương Hoàn được cử làm ủy viên phụ trách công tác ngoại giao.

Ngày 23-9-1945, quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, sau đó mở rộng vùng chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Do yêu cầu nhiệm vụ, cuối tháng 10-1945, đồng chí Trương Hoàn được điều động sang công tác ở lĩnh vực quân sự và được phân công chỉ huy khu vực phòng thủ từ ngã ba Phi Nôm đến thị trấn D' Ran (nay thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), ngăn chặn bước tiến của quân Pháp lên Tây Nguyên. Trong khi hoạt động, Trương Hoàn cùng đồng chí Lê Trực- cán bộ lãnh đạo của tỉnh Lâm Viên bị địch phục kích bắn bị thương và bị bắt. Biết đồng chí là một cán bộ quan trọng của Đảng nên địch đã thủ tiêu đồng chí vào ngày 10-10-1947.

Có thể nói, thời gian tham gia hoạt động ở tỉnh Quảng Nam không nhiều, nhưng đồng chí Trương Hoàn đã có những đóng góp quan trọng vào phong trào cách mạng của địa phương. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam ghi nhận một cách xứng đáng vai trò của đồng chí trong việc góp phần củng cố phong trào cách mạng địa phương sau khi đồng chí Hồ Tỵ- Bí thư Tỉnh ủy bị bắt, đặc biệt là đồng chí đã góp phần quan trọng cùng với Tỉnh ủy Quảng Nam chuyển phong trào cách mạng địa phương theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941.

Những tin cũ hơn

Phó Thủ tướng mặc áo nâu xuống ruộng dắt trâu đi cày ở lễ hội Tịch Điền

Phó Thủ tướng mặc áo nâu xuống ruộng dắt trâu đi cày ở lễ hội Tịch Điền

— 12 Tháng Hai 2019

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khoác áo nâu, xắn tay áo xuống đồng, dắt trâu cày những thửa ruộng đầu tiên trong năm mới Kỷ Hợi ở lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, tỉnh Hà Nam.

DU XUÂN

DU XUÂN

— 02 Tháng Hai 2019

  Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm

                                   Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu

                                     Thế là xuân. tôi không hỏi chi nhiều

                                      Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng..

Xuân về trên làng   huyền thoại

Xuân về trên làng huyền thoại

— 02 Tháng Hai 2019

Trải qua quá trình mở cõi, khẩn hoang và lập làng, các bậc tiên dân xứ Quảng đã để lại cho đời sau một di sản văn hóa đồ sộ, mà sức sống của nó mãi đến bây giờ vẫn lay động lòng người. Trong hệ di sản đó, nổi bật nhất là di sản về truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm. Vua Lê Thái Tổ đã từng đánh giá lòng yêu nước, công lao và khí phách của người Quảng Nam: “Tổ tiên các ngươi đã tận trung với nước, góp sức đánh bại quân thù lập nên những chiến công hiển hách”

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO NGÀY CẤT NÓC NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO NGÀY CẤT NÓC NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM

— 31 Tháng M. hai 2018

Nhà thờ họ Trương Việt Nam tại thôn Đa Giá - Thị trấn Thiên Tôn - H. Hoa Lư - T. Ninh
Bình

Cả làng tiếc thương anh dân quân cứu người đến kiệt sức ở Quảng Nam

Cả làng tiếc thương anh dân quân cứu người đến kiệt sức ở Quảng Nam

— 14 Tháng M. hai 2018

Dầm mình trong lũ suốt ngày đêm, cõng người già, trẻ em đi sơ tán, giúp đưa gia súc lên cao tránh lũ, anh Được (ngụ Quảng Nam) đã qua đời vì kiệt sức ngay trước cửa nhà.