Đền Danh nhân Đại học sĩ Trương Quốc Dụng thôn Vĩnh Long, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Dự lễ có đồng chí Bùi Xuân Thập - TUV - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND
huyện Thạch Hà, đồng chí Nguyễn Văn Thắng – Phó bí thư thường trực Huyện ủy, đồng chí Nguyễn Việt Hà – Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Lương Lĩnh, Nguyễn Quốc Hương. Đồng chí Đỗ Khoa Văn – Giám đốc Sở KH&CN Hà Tĩnh; Đại diện một số
doanh nghiệp trong tỉnh; Lãnh đạo xã Thạch Khê và đông đảo nhân dân trên địa bàn.
Lãnh đạo huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh dâng hương tại Đền thờ Danh nhân Trương Quốc Dụng
Đền Đại học sĩ
Trương Quốc Dụng còn gọi PHONG KHÊ TỪ và lăng mộ được lập từ năm 1864, chiến tranh và thời gian đền bị hư hỏng. Năm 2007 Chính quyền và nhân dân phục dựng Đền trên di chỉ nhà ở của ông lúc sinh thời. Các vị thần thờ trong đề là Thượng trụ quốc Đông các Đại học sĩ Trương Quốc Dụng, phó tướng, nghĩa liệt phò tá Ngài và các danh nhân học vị xã Thạch Khê. Đông các Đại học sĩ Tiến sĩ Trương Quốc Dụng sinh năm 1797, cháu nội của Hương cống Trương Quốc Kỳ làm quan trong triều dạy Thái Tử, con trai của nhà giáo danh tiếng Trương Quốc Bảo. Ông làm quan trải qua ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức: Thượng thư Bộ Hình, Tổng tài Quốc sứ quán, quản Tòa khâm thiên giám, Hiệp thông quân vụ đại thần…
Tác giả bộ lịch âm lịch Việt Nam thời Nguyễn, tìm cát địa cho một số lăng tẩm nhà vua ở Huế. Chủ biên hoặc hội đồng chủ biên một số bộ sử lớn Triều Nguyễn. Nhà giáo dục, quản viện Hàn Lâm Huế. Tác giả: Chiếu biểu luận thức, hiếu biểu luận văn thể, Văn quy tân thể, Khâm định vịnh sử phú, thơ Trương Nhu trung thi tập, ca trù, bộ thoái thực kí văn (8 quyển), in Chung Cư Đế Mặc, Ninh Bình kí thắng, Kim văn hợp tuyển, QUốc triều hội khoa tiến sĩ thi sách…Giảng sách hàng ngày cho nhà vua; dâng sớ lên nhà vua không đàn áp giáo dân, lương giáo đoàn kết là sức mạnh dân tộc; khai hoang, lập làng ở Quảng Ngãi, Hưng Yên; kiến nghị nhiều chính sách dựng nước an dân.
Ông là vị tướng chống ngoại xâm: Năm 1834 đánh quân Xiêm xâm lược 6 tỉnh biên giới Tây Nam Bộ; năm 1862 – 1864 đánh tay sai thực dân Pháp tại các tỉnh biên giới Đông Bắc, Sau đó ông hy sinh trong trận đánh tại vùng Trũng Hồ, thôn La Khê, xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày 26 tháng 6 năm Giáp tý (1864).
Các vị cao niên trong vùng đang hành lễ, cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng bội thu...
Với quê hương Phong Phú và huyện Thạch Hà, ông cùng với cha là nhà giáo Trương Quốc Bảo đã bỏ tiền và gia đình vận động nhân dân làm 9 cách hàn ngăn mặn bảo vệ 2 tổng Hạ Nhất, Hạ Nhị; đang sớ xin nhà vua sử dụng công quỹ mua đất hai bên bờ sông Hạ Hoàng cấp cho dân chài lưới Vạn Kì Xuyên, Vạn Lạc Thủy chôn người chết. Hai con trai là cử nhân quan Chủ sự Trương Quốc Quán, Chủ sự Trương Quốc Can đều hi sinh trong cuộc chiến tại các tỉnh Đông Bắc 1861, 1864.
Ông Trương Quốc Thành – Hậu duệ thứ 16 của Danh nhân Đại học sĩ Trương Quốc Dụng (người đứng thứ 2 từ phải sang) cùng với lãnh đạo huyện Thạch Hà tại Lễ hội
Lễ hội là nét đẹp văn hóa, nhằm tôn vinh các bậc tiền nhân, giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Song song với lễ hội là chương trình giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao do các tổ chức hội, đoàn thể và nhân dân thôn Vĩnh Long biểu diễn thu hút đông đảo người dân.
Các hoạt động thể thao trong 2 ngày diễn ra Lễ hội
Đề nghị ghi thông tin "Bản quyền: Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam - http://truongtoc.com.vn" khi sử dụng lại nội dung bài viết này