TRƯƠNG LANG THƯỢNG TƯỚNG QUÂN
TRƯƠNG CÔNG TRẤN
TRƯƠNG QUANG PHÚC
Đồng Hới- Quảng Bình
Theo gia phả họ Trương Công ở làng Minh Lệ xã Quảng Minh - huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình thì ông Trương Công Trấn, tên húy là Đức Trọng, là con thứ hai của ông Trương Công Lang.
Ông Trương Công Lang là một tướng tài của Lê Lợi.
Khi Lê Lợi tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Minh thì ở phía Nam, quân Chiêm Thanh (còn gọi là giặc Lồi) thừa cơ quấy nhiễu, cướp phá vùng biên giới. Tướng Trương Công Lang được Lê Lợi sai đem quân trở lại Nam trấn thủ...
Nối nghiệp cha, Trương Công Trấn tiếp tục cầm quân đánh dẹp Chiêm Thanh xâm lấn bờ cõi. Doanh trấn lúc bấy giờ đóng ở vùng Kỳ Anh (Hà Tĩnh), khi đã tập kết đủ các lực lưởng thủy, bộ và kỵ binh v..v ..., ông chia quân ra làm ba mũi giáp công, vượt đèo Ngang chiếm lĩnh các doanh lũy quân Chiêm Thanh ở Bắc Quảng Bình, dọc theo bờ sông Gianh từ Quảng Trạch đến Tuyên Hóa.
Năm 1493, trong trận kịch chiến ở Thành Lồi (nay thuộc xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), ông bị trọng thương, bèn phi ngựa về đến quê nhà ở làng Minh Lệ thì tạ thế vào ngày 24 tháng 4 năm Quý Sửu niên hiệu Hồng Đức thứ 24.
Vua Lê Thánh Tông và triều đình vô cùng thương tiếc, cho làm quốc tang và phong trần. Nhà vua đã vinh phong cho ông là Thượng đẳng thần, làm thành hoàng làng, lập đền thờ ông và cấp cho 50 mẫu ruộng tự điền dể duy trì việc thờ phụng vị thần linh của dân làng mãi mãi.
Tiếp nối binh nghiệp của ông cha, các con ông là Trương Đức Vân, Trương Đức Thắng, Trương Đức Mỹ và Trần Đức Lạc đều làm tướng phò vua, giúp nước. Cho nên nhà ông có tiếng là nhà binh nghiệp vậy.
Hiện nay, ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có nhà thờ và lăng mộ cổ kính của Trung lang Thượng tướng quân nằm gọn trong một đồi cây cổ thụ cao to tươi mát trên cánh đồng làng Minh Lệ, cùng với một sắc phong thàn của vua Quang Trung nhà Tây Sơn đặc chuẩn gia phong vị Thành hoàng đang được nhân dân kính cẩn tôn thờ.
Dưới đây là nguyên văn của bản dịch của đạo sắc phong.
Phiên âm:
Sắc: Bổn thổ kiêm Binh, Hình bộ giám sắt Ngự sử đài. Khâm Sai: Bình Lồi Chiêm Trung Lang thượng tướng Quân. Tặng: Á Đại vương thụy Khoan Nghị tự Hỗ trọng tiên sanh. Gia phong: Bố võ truyên ăn an quốc tuy dân trừ tai tập khánh rrung lương thông minh chánh trực duệ triết đại vương. Yếu trừ tam ngũ, kiệt xuất bách thiên. Trấn thần uy triệp ngoại man, công cao xá dịch. Tuyên diễm hóa nhi hào trung mẫn, đức hậu nguy nga, thống linh tương hữu chi cái.
Cử bao phong chi điển, tư phố sánh hồng đồ, tôn lâm đại bảo.
Đặc chuẩn gia phong: Kiêm binh hình bộ giám sát ngự sử đài. Khâm sai: Bình lồi chiêm trung lang thượng tướng quân, tặng: Á đại vương thụy khoan nghị tự hỗ trọng bố võ tuyên văn an quốc tuy dân trừ tai tập khánh trung lương thông minh chánh trực duệ triết đại vương. Cẩn hậu ôn cung thuần túy khang dân tế vận bảo quốc.
Cố!
Quang Trung nhị niên thất nguyệ sơ tứ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc phong cho Bổn thổ Thành hoàng kiêm Binh- Hình bộ Giám sát Ngự sử đài từng vâng mệnh vua sai đi dẹp giặc Lồi Chiêm với chức danh Trung lang Thượng Tướng quân. Nguyên được nhà vua tặng tước vị là Á Đại Vương, tên thụy là Khoan Nghị, tên chữ là Hỗ Trọng tiên sinh và đac được phong tặng thêm làm Bố võ Tuyên văn An quốc Tuy dân Trừ tai Tập khánh Trung lương thông minh Chánh trực Duệ Triết Đại vương.
Vốn được nhà vua khen ngợi: người đã cần mẫn tích trữ giềng mối nên ba nên năm, sẵn sàng có ngay quân ngũ cả trăm cả nghìn, đã biết giữ vững oai thần võ khiến cho mọi rợ nước ngoài sợ hãi; đẫ có công cao trong binh nghiệp có kết quả lớn lao; đã hết sức chăm lo giáo hóa mà vẫn giữ được hào khí trung trinh, đặc tính cần mẫn tỏ rõ đức độ của người rạng rỡ sâu xa; đã linh thông thống lĩnh quân dân phù hộ bao trùm tại phương do người được nhà vua sai khiến cai quản.
Vậy nên cần được đề cử theo thông lệ khen thưởng của quốc gia đặng sáng tỏ ơn vua lộc nước đầy đủ ngỏ hầu tôn quý bậc hiền tài là báu vật của non sông.
Nay, đặc biệt chuẩn y: gia phong là Kiêm Binh - Hình bộ Giám sát Ngự sử đài, Khâm sai Bình Lồi Chiêm Trung lang Thượng Tướng quân, tặng: Á Đại vương thụy Khoan Nghị tự Hỗ Trọng Bố võ Tuyên văn An quốc Tuy dân trừ tai Tập khánh Trung lương Thông minh Chánh trực Duệ triết Đại vương. Cẩn hậu Ôn cung thuần túy Khang dân Tế vận Bảo quốc.
Do đó ban sắc.
Ngày mồng bốn tháng bảy năm Quang Trung thứ 2(1790).
T.Q.P
Chú thích:
(1). Lồi Chiêm: thành Lồi của nước Chiêm Thanh ở Cao Lao Hạ (Hạ Trạch – Bố Trạch- Quảng Bình) ngày nay.
(2). Vua Lê Thánh Tông.
(3). Vua Quang Trung
(4). Làm nên sự nghiệp lớn: đối với vua là “cửu ngũ” (ngôi báu chín tầng). đối với tướng lĩnh là “tam ngũ” (nên năm nên ba).
(5). Trăm viên tướng, nghìn người lính.
(6). Vua Quang Trung gia phong thêm sau chữ: Cẩn hậu- Ôn cung- Thuần Túy- Khang dân- Tế vận – Bảo quốc.
Đề nghị ghi thông tin "Bản quyền: Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt Nam - http://truongtoc.com.vn" khi sử dụng lại nội dung bài viết này