DU XUÂN

14:09 - 02/02/2019 Tin hoạt động TRƯƠNG MINH TÂN 111711

Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm

 Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu

Thế là xuân tôi không hỏi chi nhiều

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng..

   Mùa xuân đã đến tự khi nào, cái rét mùa đông của miền bắc làm cho ta bận rộn với những mưa phùn, gió lạnh, để rồi khi ánh nắng trải dài mang mùa xuân đẹp đến ngỡ ngàng, quang ta sắc hoa lung linh khiến ta bồi hồi với cảm giác đón đợi. Dù ở lứa tuổi nào, dù một năm qua với bao lo toan vất vả, khi tiết xuân ùa về mang cho mỗi người cảm xúc bồi hồi, cảm xúc đó đã in đậm với tuổi thơ của mỗi người Việt mỗi độ xuân về.

   Xuân cứ đến rồi đi, nhưng cảm xúc mỗi khi xuân về đều mang lại cho ta sự mong đợi với hy vọng điều tốt lành, một mùa xuân nữa đang về mang theo hơi ấm với luồng sinh khí làm cỏ cây trời đất như bừng sáng, bước sang tuổi mới cùng bao nỗi niềm và ước nguyện cùng những lời cầu chúc an lành cho năm mới.

   Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người Việt luôn giữ gìn truyền thống hướng về gia đình, quê hương, dù làm ăn công tác nơi đâu thì ngày cuối của năm cũng mong muốn được đoàn tụ cùng gia đình bên người thân, sau một năm lao động vất vả ngược xuôi ta được tận hưởng không khí ấm áp bên người thân, ánh mắt của bậc cao niên, tiếng cười trong trẻo của bầy trẻ làm ta quên đi những nhọc nhằn.

    Tết đến xuân về người Việt Nam vẫn duy trì nét văn hóa đi lễ đầu năm cầu phúc cho một năm mới an lành vạn sự hanh thông cho mọi người trong gia đình với nhiều mong ước và khát vọng tốt đẹp. Đi lễ đầu năm cũng là dịp để ta gạt bỏ những muộn phiền, lo âu của năm cũ nơi của chùa đất phật, tìm cho mình sự bình an, thanh tịnh.

     Đi lễ đầu năm theo phong tục tập quán của vùng miền, nhưng đó đã là nét văn hóa tâm linh của người Việt nói chung và người họ Trương Việt Nam nói riêng, ở nơi đất phật mọi ranh giới về tuổi tác, giàu, nghèo đều bị xóa nhòa của miền tâm thức linh thiêng.

 

 

    Khi đến Ninh Bình du xuân vãn cảnh, không thể bỏ qua những danh lam thắng cảnh được coi là cố đô của nước Việt, tại Ninh Bình là một chuỗi quần thể các địa điểm du lịch tâm linh khiến cho ta mê mẩn như lạc vào cõi thần tiên, Ninh Bình vùng đất cố đô đã được ví như " Hạ Long trên cạn " với những tên tuổi làm say lòng du khách.

    Hang Múa nằm dưới chân núi Múa trong quần thể du lịch sinh thái, được coi là " nàng thơ tam cốc " hay " vạn lý trường thành của Việt Nam " với phong cảnh hùng vỹ của những đỉnh núi, những phong cảnh đẹp như thơ của cánh đồng lúa chín vàng.

      Khu du lịch Hang Múa 

 

Vịnh Hạ Long trên cạn Tràng An Ninh Bình, ta sẽ có khoảng hơn hai giờ để ngắm cảnh mây nước đẹp trong ngỡ ngàng, như chốn thần tiên.

Vẻ đẹp huyền bí của Tràng An

 

Đến Ninh Bình không thể không vãn cảng chùa Bái Đính, một ngôi chùa được mệnh danh " Đệ Nhất " cho khu vực với rất nhiều kỷ lục, chùa Bái Đính tọa lạc trên dải đất được coi là linh thiêng " Núi gối đầu Sông, Mây vờn non đỉnh ".

Chùa Bái Đính ngôi chùa mang nhiều kỷ lục tại Ninh Bình

 

 Trong chuỗi du lịch tâm linh tại cố đô Ninh Bình, một danh thắng đang hình thành cũng đang được người hành hương không thể bỏ qua. Khu du lịch tâm linh tại Làng Đa Giá, thị trấn Thiên Tôn, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình. Ngôi nhà thờ họ Trương Việt Nam đang hình thành, tọa lạc trên một không gian huyền bí, với vẻ đẹp giữa muôn trùng núi non, tại nơi đây như ta đang đứng giữa trung tâm vũ trụ, một ngày không xa nơi đây sẽ là điểm đến của những người hành hương, những người tìm về cội nguồn với dòng tộc.

 

 Nhà thờ họ Trương Việt Nam đang hình thành trong chuỗi du lịch tâm linh cố đô Ninh Bình

 

 Không khí ngày tết đã bên mỗi gia đình, thời khắc giao thừa tiễn năm cũ để đón mừng năm mới, khi thắp nén hương nơi bàn thờ dòng tộc mỗi chúng ta đều tâm nguyện lòng thành gửi tới bậc Tiên Hiền dòng tộc cầu mong cho năm mới mưa thuận gió hòa, gia đình may mắn mạnh khỏe, từ nay người họ Trương Việt Nam đã có nơi để thắp nén hương chung cầu mong cho Quốc thái dân an, dòng họ trường tồn.

 

 

Những tin cũ hơn

Xuân về trên làng   huyền thoại

Xuân về trên làng huyền thoại

— 02 Tháng Hai 2019

Trải qua quá trình mở cõi, khẩn hoang và lập làng, các bậc tiên dân xứ Quảng đã để lại cho đời sau một di sản văn hóa đồ sộ, mà sức sống của nó mãi đến bây giờ vẫn lay động lòng người. Trong hệ di sản đó, nổi bật nhất là di sản về truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm. Vua Lê Thái Tổ đã từng đánh giá lòng yêu nước, công lao và khí phách của người Quảng Nam: “Tổ tiên các ngươi đã tận trung với nước, góp sức đánh bại quân thù lập nên những chiến công hiển hách”

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO NGÀY CẤT NÓC NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO NGÀY CẤT NÓC NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM

— 31 Tháng M. hai 2018

Nhà thờ họ Trương Việt Nam tại thôn Đa Giá - Thị trấn Thiên Tôn - H. Hoa Lư - T. Ninh
Bình

Cả làng tiếc thương anh dân quân cứu người đến kiệt sức ở Quảng Nam

Cả làng tiếc thương anh dân quân cứu người đến kiệt sức ở Quảng Nam

— 14 Tháng M. hai 2018

Dầm mình trong lũ suốt ngày đêm, cõng người già, trẻ em đi sơ tán, giúp đưa gia súc lên cao tránh lũ, anh Được (ngụ Quảng Nam) đã qua đời vì kiệt sức ngay trước cửa nhà.

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ  VĂN HÓA – VĂN NGHỆ & SỨC KHỎE  HỌ TRƯƠNG HÀ NỘI

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA – VĂN NGHỆ & SỨC KHỎE HỌ TRƯƠNG HÀ NỘI

— 28 Tháng M. một 2018

Thành lập Câu lạc Văn hóa – Văn nghệ và Sức khỏe  họ Trương Hà nội trực thuộc Hội Đồng họ Trương Hà nội..( Gọi tắt là CLB VVS Họ Trương Hà nội ).

Thư ngỏ của Chủ tịch HĐHTHN gửi bà con HTHN chung tay đóng góp XD Nhà thờ HTVN 2

Thư ngỏ của Chủ tịch HĐHTHN gửi bà con HTHN chung tay đóng góp XD Nhà thờ HTVN 2

— 28 Tháng M. một 2018

Trong chiều dai  ngàn năm xây dựng, bảo vệ và phát triển của đất nước , cùng bách gia trăm họ, họ Trương Việt nam chúng ta tự hào đã có những đóng góp không nhỏ cho sự độc lập , tự do và phồn vinh của quê hương.