TRUONGTOC.VN - Luật sư Trương Đình Dũ hay Trương Đình Dzu (mà một số tài liệu tiếng Anh có ghi) sinh năm 1917 và mất năm 1991. Ông được người đời sau biết đến thông qua cuộc tranh cứ tổng thống năm 1967 của Việt Nam Cộng hòa. Song những hiểu biết đó cũng không nhiều do hầu như rất hiếm và không có các tài liệu ghi nhận về cuộc đời của ông. Trên cở sở các tài liệu tìm được, sau đây chúng tôi xin phép được sơ lược vài nét về luật sư Trương Đình Dũ.
Sơ lược tiểu sử
Luật sư Trương Đình Dũ (1917-1991) sinh ra tại Bình Định, cũng giống như các luật sư tiền bối khác, ông theo học khoa luật - Đại học Đông Dương tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông về Cần Thơ để thực hành nghề. Năm 1945 ông chuyển lên Sài Gòn. Sau này, ông làm việc trong tổ hợp luật cùng với luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trần Văn Khiêm. Là một người năng động và nhạy bén, ông đã đến thăm Mỹ và tham gia câu lạc bộ Rotary (một tổ chức thiện nguyện). Thời gian đó có hai hội quốc tế, một hội là Hội Lyons - Lyons Club - hội thứ hai là Hội Rotary - Rotary Club - Luật Sư Trương Đình Dũ là Hội Trưởng Hội Rotary Việt Nam. Có thời ông là Thống Đốc Hộ, hội Rotary Đông Nam Á.
Ông Trương Đình Dũ được biết đến nhiều nhất là qua cuộc vận động tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1967, liên danh với Trần Văn Chiêu (một chiến sỹ Cộng sản nằm vùng), lấy huy hiệu là "bồ câu". Trong 11 liên danh thì ông về nhì, chiếm được 17% số phiếu sau liên danh của Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ.
Lập trường của ông là ngưng chiến tranh, chấm dứt oanh tạc miền Bắc và mở cuộc thương thuyết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Vì đó mà ông bị coi là thành phần thân cộng nên sau cuộc bầu cử bị nhà chức trách bắt giam đến năm 1975 mới được Tổng thống Trần Văn Hương ra lệnh thả.
Cuộc chạy đua chính trị
Trương Đình Dũ đã từng ra ứng cử chức vụ Tổng Thống hai lần. Lần thứ nhất ông tranh cử với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, lần thứ hai ông tranh cử với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Lần thứ nhất, ông đã tuyên bố ý định của mình để đứng ra như là một ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống Việt Nam cộng hòa năm 1961 chống lại tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng ông đã bị đe dọa sau khi bị cáo buộc là đã tham gia vào quỹ bất hợp pháp của đất nước.
Lần thứ hai, năm 1967 ông tham gia tranh cử với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong cuộc vận động tranh cử này ông đã sử dụng hình tượng chim bồ câu để kêu gọi vận động, các liên danh tranh cử có cuộc họp báo tại khách sạn Caravelle Sài Gòn, trong số các ứng viên tổng thống, ông là người trả lời các câu hỏi của phóng viên một cách hoàn hảo nhất. Hôm đó, có đông đảo phóng viên quốc tế tham dự, lúc ông trả lời BBC, Reuters bằng tiếng Anh, lúc quay sang trả lời phóng viên AFP bằng tiếng Pháp trước sự ngưỡng mộ của tất cả khán phòng, âu đó cũng là khả năng trời phú cho những người luật sư.
Ngày 3/9/1967 là ngày bầu cử, có 6 triệu cử tri thì 5 triệu thực sự đi bỏ phiểu đạt tỷ lệ 80%. Sau khi tổng kết số phiếu, liên danh Thiệu - Kỳ đắc cử với 35% tổng số phiếu, về nhì là liên danh của Trương Đình Dũ được 17% số phiếu.
Sau bầu cử cùng các ứng cử viên tổng thống khác, ông bị cáo buộc gian lận bầu cử sau khi bình chọn. Cuối cùng ông bị bắt giữ vì các giao dịch tiền tệ bất hợp pháp. Ngày 16/7/1968, Tòa án quận sự đã kết án ông 5 năm lao động khổ sai. Tuy nhiên ông đã được thả ra sau 5 tháng do áp lực công cộng của miền nam Việt Nam và của cộng đồng trong và ngoài nước.
Cuối đời
Sau năm 1975 Việt Nam cộng hòa sụp đổ, ông được chính phủ mời ra Hà Nội trong vai trò của một cố vấn cao cấp trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội hậu thống nhất đất nước. Trong một ngôi biệt thự tại Cầu Diễn, thuộc huyện Từ Liêm, từ căn phòng làm việc riêng của mình ông đã có rất nhiều đóng góp cho chính phủ qua các bài viết, bài phân tích về tình hình miền nam sau giải phóng từ đó giúp chính phủ đưa ra nhiều chủ trương, quyết sách để ổn định xã hội sau giải phóng và nhiều vấn đề phải giải quyết của một quốc gia thời hậu chiến.
Ông mất năm 1991 tại tư gia ở Thành phố Hồ Chí Minh, không rõ ông có mấy người con, có lẽ là nhiều vì được biết một vài nguời con định cư ở Hoa Kỳ, con trai Trương Đình Hùng định cư tại Hà Lan, một vài người con hiện cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong đó có cô con gái út tên Trang mà tác giả bài viết có đôi lần gọi điện để tìm hiểu thông tin xây dựng bài viết này nhưng không thành.
Võ sư Trương Chưởng. Ông sinh ngày 04 tháng 4 năm 1899 tại làng Mỹ Cựu, nay là xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Trương Nữu (737-791) người trang Du Lễ (nay thuộc thôn Du Lễ, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng) là tướng khởi nghĩa có công trong cuộc nổi dậy của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng chống lại ách đô hộ hà khắc của nhà Đường dưới thời Bắc thuộc.
Trương Tấn Bửu (chữ Hán: 張進寶, 1752 - 1827), có tên khác là Trương Tấn Long (張進隆); là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam. Nhờ lập được nhiều công lao, ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.
Trương Gia Mô (1866-1929) hiệu Cúc Nông, tên tự lúc đầu là Sư Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử, khi làm quan ở Huế, còn được gọi là Nghè Mô; là sĩ phu yêu nước, quan triều Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở những năm đầu thế kỷ 20.
Trương Gia Hội là người làng Tân Phước, huyện Bình Dương [1], tỉnh Gia Định. Cha ông là Trương Thừa Huy, đời Gia Long làm đến chức Thiêm sự phủ Thiêm sự, sau vì phạm lỗi bị cách, rồi lại khởi phục làm Chủ sự.