Trương Gia Mô, nguyên quán ở Gia Định nhưng sinh quán tại làng Tân Hào, chợ Hương Điểm, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Cha của ông là Trương Gia Hội (1822–1877), từng làm Tri phủ Hoằng Trị dưới thời Tự Đức, được thăng chức Lang trung bộ Binh, về sau làm Tuần vũ Thuận Khánh (Bình Thuận và Khánh Hòa).
Năm 1867, khi quân Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ông theo cha tỵ địa ở Bình Thuận.
Năm 1877, cha mất, ông sống với mẹ. Năm 1892, đời vua Thành Thái, nhờ cha làm quan nên ông được tập ấm làm thừa phái bộ Công ở Huế. Chính vì có quan tước, cộng với sức học uyên thâm [1] nên nhiều người lầm tưởng, gán cho ông học hàm Tiến sĩ và gọi ông là Nghè Mô.
Năm ngoài 20 tuổi, ông dâng lên vua một bản điều trần xin cải cách 5 việc và xin được sung vào phái đoàn đi Pháp, nhưng cả hai đều không được triều đình chấp nhận.
Bản điều trần gồm 5 việc:
Vì vậy, ông từ quan về sống ở miền Nam, giao du với những người như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Cư, Nguyễn An Khương....để cùng vận động cải cách, canh tân cho nước nhà. Được một thời gian, ông lại trở ra Bình Thuận. Ở nơi ấy, ông cùng Nguyễn Lộ Trạch mưu tính chuyện xuất dương, nhưng không thành. Sau khi ông Trạch chết, ông về dạy học ở Tân An (Long An) và đi khắp nơi. Từ Tân An, ông lại quay về Bình Thuận, ngụ tại làng Hà Thủy-Duồng (xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ngày nay).
Năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan rồi với bạn là Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp cùng nhau Nam du vào năm 1905. Khi đến Bình Thuận, Phan Châu Trinh đã kết bạn với Trương Gia Mô rồi cả nhóm cùng với các nhà nho ở đây tổ chức công ty Liên Thành, Trường Dục Thanh để truyền bá việc duy tân, cải cách [2].
Năm Mậu Thân (1908) một cuộc đấu tranh lớn của nhân dân nổ ra ở Trung kỳ, nhằm chống chính sách xâu thuế của Pháp và Nam triều. Kết cuộc, hàng loạt nhân sĩ bị lưu đày, bị tử hình, bị tù tội. Trong thời điểm đó, Trương Gia Mô cũng bị tù giam ở ngục Khánh Hòa vì tội đã tham gia “đảng kín”. Bị giam một thời gian rồi được thả, ông trở lại Bình Thuận, khi tuổi đã ngoài bốn mươi.
Năm 1910, một thanh niên tên Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) cầm thư giới thiệu của cha là ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đến gặp ông ở làng Hà Thủy, tổng Đa Phước, tỉnh Bình Thuận. Được sự gửi gắm của bạn, lại thấy Tất Thành có chí hướng, nên ông viết thư giới thiệu Thành với ông Hồ Tá Bang - một trong các sĩ phu sáng lập viên của Liên Thành Thương Quán và trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Sau đó, ông Hồ Tá Bang đã cho người ra đón Nguyễn Tất Thành vào dạy học tại Trường Dục Thanh.
Tháng 3 năm 1911, ông Hồ Tá Bang và Trần Lê Chất đưa Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn để tìm cách sang Pháp.
Trở vào Nam Kỳ, Trương Gia Mô đi khắp miền Tây, liên hệ với nhiều bạn chí sĩ, nhà thơ, bạn cũ như Nguyễn Sinh Sắc, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Cư, Nguyễn An Khương, Đông Hồ,...
Những năm cuối đời, phần vì tuổi cao, nhiều bệnh, phần bị mật thám theo rình rập, thêm nỗi luôn sống trong tâm trạng phẫn uất của một người bất đắc chí, nên Trương Gia Mô đã tự tìm quên trong men rượu và thuốc phiện. Trong một bài thơ, ông đã viết:
Sầu đong càng gạt lại càng đầy,
Cũng muốn khuây mà khó nỗi khuây!
Cuối cùng, vào đêm ngày 2 tháng 11 (âm lịch) năm Kỷ Tỵ (1929)[3], ông đã lao mình từ Pháo đài trên đỉnh núi Sam (Châu Đốc) xuống vực sâu để kết thúc đời mình.
Kể về cái chết của ông, tác giả Liêm Châu cho biết khi vào viếng núi Sam, bất ngờ ông gặp một nông dân tên Nguyễn Văn Cơ (tục gọi Mười Cơ) đang đánh xe bò chở đá. Ông Cơ có mời Trương Gia Mô về nghỉ ở nhà mình. Được năm ba hôm, ông Mô rủ Mười Cơ lên đỉnh núi tham quan. Đến nơi, ông Mô đưa tiền cho Tư Tỏ, một cư dân ở nơi đó, để mua đồ nhắm và rượu. Tàn cuộc, sau khi ai nấy đều đã nằm nghỉ, Trương Gia Mô mặc thêm vài lớp áo, rồi lặng lẽ trèo lên Pháo đài, lao mình xuống các gộp đá tự vẫn [4].
Đền thờ Trương Gia Mô trên đỉnh Núi Sam.
Hiện nay, ở Châu Đốc có một ngôi trường mang tên ông và trên đỉnh núi Sam có lập một ngôi miếu thờ ông.
Trương Gia Mô sáng tác văn chương khá nhiều. Nhưng trước khi tự vẫn, ông đã cho chôn tất cả vào một nơi mà ông gọi là Cúc Nông trũng thư, nghĩa là mồ chôn sách của Cúc Nông. Trên ngôi mộ sách có hai câu đối:
Hán học, hà niên phục
Di biện tử nhật tàng.
Tạm dịch:
Hán học biết năm nào mới khôi phục được,
Cho nên những gì còn lại, ngày người mất, nên chôn hết cho rồi.
Hiện nay, chỉ còn lại 35 bài thơ chữ Hán trong tập Cúc Nông thi thảo, 10 bài thơ Nôm đăng trên Nam Phong tạp chí. Giới thiệu hai bài:
Thu quy Gia Định Sóc phong liệu tiếu thoát ô cân, Ỷ tỉ vi ngâm lập thủy tân. Thùy liễu kiều đầu triều hưởng cấp, Tịch dương lâu bạn địch thanh quân. Kỷ quy tổ quốc nhưng vì khách, Huống đối thâm thu dị cảm nhân. Bôn tẩu niên niên thành để sự, Tối thương môn thị ỷ môn thân. |
Dịch nghĩa: Mùa thu trở về Gia Định Giá bấc lạnh lẽo thổi tung cái khăn đội đầu màu đen, Một mình đứng ngâm thơ khe khẽ ở bến sông. Liễu rủ đầu cầu, nước triều lên gấp, Bóng xế bên lầu, tiếng sáo đều đều. Mình đã về đất nước quê hương mà vẫn như là khách lạ, Huống nữa đứng trước cảnh thu muộn dễ khiến người ta chạnh lòng. Bao năm bôn ba đã thành chuyện thường, Thương tâm nhất là cha mẹ vẫn còn tựa cửa chờ trông[5]. |
Trương Gia Hội là người làng Tân Phước, huyện Bình Dương [1], tỉnh Gia Định. Cha ông là Trương Thừa Huy, đời Gia Long làm đến chức Thiêm sự phủ Thiêm sự, sau vì phạm lỗi bị cách, rồi lại khởi phục làm Chủ sự.
Sau thời gian bệnh nặng, bác sĩ Trương Thìn (sinh năm 1940 tại Huế) đã từ trần lúc 18g55 ngày 20-12 tại nhà. Không chỉ là bác sĩ, Trương Thìn còn là nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ.
Tạo sĩ tương đương Tiến sĩ. Muốn đoạt chức Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) phải trải qua hai kỳ là Sở cử và Bác cử. Sở cử: 3 năm/1 lần mở ở các Trấn và phải qua ba kỳ thi (Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam), thi đỗ thì gọi là Biền sinh. Tiếp đến hỏi về sách, mưu lược, trúng cách được phong là Học sinh (ngang bằng với Hương cống), chờ dự khoa Bác cử (cũng như thi Hội) ở kinh đô. Bác cử có vua ngự khán ở Diễn Võ đường xem các đấu thủ tranh tài.
Tiến sĩ Trương Đức Quang (1478 -?), người xã Ngọc Quyết, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc thôn Chuế, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), 24 tuổi đỗ Đệ Nhị Giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), thời vua Lê Hiến Tông. Ông là một trong 8 Tiến sĩ họ Trương Đại Việt đã được khắc tên tuổi trong số 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long. Ông làm tới chức quan Đề hình Giám sát Ngự sử và từng được triều đình Lê Sơ cử đi sứ Nhà Minh (Trung Quốc).
Tương truyền, từ đầu Công nguyên, hai ông bà Trương Nghiệp - Đào Thị Vĩ từ Ái Châu đến Bình Lao (trong đó có thôn Bảo Sài) lập nghiệp. Tại đây, ông bà sinh hạ một người con trai tên là Trương Mỹ, thiên tư dĩnh ngộ, trí tuệ tinh anh. Lớn lên học hành tấn tới, ham đọc sách, thích bắn cung. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Trương Mỹ đến Hái Môn Giang xin được đầu quân đánh giặc. Hai Bà phong Trương Mỹ làm Đô thống Nguyên soái đại tướng quân. Ông liền đem quan đi đánh Tô Định ở Bằng Châu, Tô Định đại bại, góp phần vào chiến công hiển hách thu lại 65 thành trì, non sông về một mối. Hai Bà cho Trương Mỹ 10 cân bạc, 100 tấm lụa. Trương Mỹ lạy tạ, xin về quê an hưởng thái bình. Ông mất ngày mồng 7 tháng 8 âm lịch. Trưng Nữ Vương đã phong "Thượng đẳng phúc thần", cho trang Bình Lao phụng thờ mãi mãi. Nay Trương Mỹ là thành hoàng, được thờ ở đình Bảo Sài.