Ông luôn “đi tìm thuốc” trong âm nhạc, thi ca, hội họa, đã sáng tác và phổ thơ hàng trăm ca khúc. Những ca khúc ông sáng tác, phổ thơ đều là những “bài thuốc chữa bệnh tâm hồn”, giúp người bệnh luôn cảm thấy bình yên, xoa dịu nỗi đau bệnh tật.
Bác sĩ Trương Thìn là nguyên phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nguyên viện trưởng Viện Y Dược học TP.HCM, nguyên chủ nhiệm bộ môn Y học cổ truyền Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu TP.HCM
Bác sĩ Trương Thìn từng là trưởng đoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn với các phong trào đấu tranh “Hát cho dân tôi nghe”, “Hát cho đồng bào tôi nghe” những năm 1966-1975.
Trong những năm 1978-1983, ông hoạt động trong nhóm sáng tác trí thức yêu nước TP.HCM cùng các nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, Hoàng Hiệp, Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn…
Ông còn là người áp dụng nghệ thuật vào công tác điều trị y học cổ truyền, áp dụng đông y vào cai nghiện ma túy, là tác giả của một trường phái châm cứu đặc biệt được phổ biến trong và ngoài nước từ 30 năm qua…
Bác sĩ Trương Thìn hát trong một đêm sinh hoạt văn nghệ |
Linh cữu bác sĩ Trương Thìn hiện được quàn tại Nhà Tang lễ TP.HCM và đưa đi hỏa táng lúc 6g30 ngày 24-12 tại Bình Hưng Hòa.
Tạo sĩ tương đương Tiến sĩ. Muốn đoạt chức Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) phải trải qua hai kỳ là Sở cử và Bác cử. Sở cử: 3 năm/1 lần mở ở các Trấn và phải qua ba kỳ thi (Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam), thi đỗ thì gọi là Biền sinh. Tiếp đến hỏi về sách, mưu lược, trúng cách được phong là Học sinh (ngang bằng với Hương cống), chờ dự khoa Bác cử (cũng như thi Hội) ở kinh đô. Bác cử có vua ngự khán ở Diễn Võ đường xem các đấu thủ tranh tài.
Tiến sĩ Trương Đức Quang (1478 -?), người xã Ngọc Quyết, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc thôn Chuế, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), 24 tuổi đỗ Đệ Nhị Giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), thời vua Lê Hiến Tông. Ông là một trong 8 Tiến sĩ họ Trương Đại Việt đã được khắc tên tuổi trong số 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long. Ông làm tới chức quan Đề hình Giám sát Ngự sử và từng được triều đình Lê Sơ cử đi sứ Nhà Minh (Trung Quốc).
Tương truyền, từ đầu Công nguyên, hai ông bà Trương Nghiệp - Đào Thị Vĩ từ Ái Châu đến Bình Lao (trong đó có thôn Bảo Sài) lập nghiệp. Tại đây, ông bà sinh hạ một người con trai tên là Trương Mỹ, thiên tư dĩnh ngộ, trí tuệ tinh anh. Lớn lên học hành tấn tới, ham đọc sách, thích bắn cung. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Trương Mỹ đến Hái Môn Giang xin được đầu quân đánh giặc. Hai Bà phong Trương Mỹ làm Đô thống Nguyên soái đại tướng quân. Ông liền đem quan đi đánh Tô Định ở Bằng Châu, Tô Định đại bại, góp phần vào chiến công hiển hách thu lại 65 thành trì, non sông về một mối. Hai Bà cho Trương Mỹ 10 cân bạc, 100 tấm lụa. Trương Mỹ lạy tạ, xin về quê an hưởng thái bình. Ông mất ngày mồng 7 tháng 8 âm lịch. Trưng Nữ Vương đã phong "Thượng đẳng phúc thần", cho trang Bình Lao phụng thờ mãi mãi. Nay Trương Mỹ là thành hoàng, được thờ ở đình Bảo Sài.
Trong những ngày tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế vừa qua, từ những sự tình cờ rất đáng nhớ, qua sự giới thiệu và tận tình giúp đỡ của Ông Lê Tân, Tổng Giám đốc CT Phú Đạt Gia- một doanh nghiệp Du lịch có tiếng tại HUẾ, tôi đã có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với Võ sư Trương Quang Kim- một ngôi sao sáng giá trong làng võ thuật cổ truyền Việt Nam và thế giới, đồng thời là một lương y nổi tiếng trong việc sử dụng khí công để chữa bệnh.
Ngày 5/4 tại nhà riêng Đại sứ Hunggary ở VN Vizi László đã diễn ra lễ công bố trao huân chương Chữ thập vàng của Tổng thống Hungary cho PGS.TS Trương Đăng Dung nhằm ghi nhận sự nghiệp truyền bá văn hóa Hungary của ông thông qua hoạt động văn học, dịch thuật. Huân chương Chữ thập vàng được Tổng thống Hungary trao tặng cho những cá nhân là công dân Hungary hoặc công dân các Quốc gia khác có đóng góp xuất sắc trong việc truyền bá, giao lưu văn hóa Hung với các nước.