PGS Trương Đăng Dung nhận huân chương của Tổng thống Hungary

23:38 - 21/05/2017 Người họ Trương Admin 3455

Đại sứ Vizi László cho rằng, Trương Đăng Dung đã làm chiếc cầu nối hai nền văn học Việt – Hung, ông đã dịch tác phẩm của nhiều nhà văn mà tại Hungary họ cũng rất được yêu quý. “Tôi rất vui mừng khi mà chỉ sau một thời gian ngắn ông Trương Đăng Dung nhận được giải thưởng cao quý của Hội Nhà văn Hà Nội cho tập thơ của anh ấy thì Tổ quốc thứ hai của anh Dung cũng ghi nhận những đóng góp của anh bằng Huân chương Chữ thập vàng.”. Được hỏi về ấn tượng của mình về Trương Đăng Dung, Vizi László tỏ ra khâm phục khả năng nói tiếng Hung của PGS.TS Trương Đăng Dung. “Ông ấy nói tiếng Hung rất tuyệt, y như người Hung vậy”, Vizi László nói.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Trương Đăng Dung bày tỏ sự cảm động trước sự ghi nhận của Nhà nước Hungary dành cho những đóng góp của ông. Ông nói, “đây không chỉ là phần thưởng dành cho riêng tôi mà cũng là sự ghi nhận dành cho các dịch giả Việt Nam, những cộng sự của tôi, những người một thời gian rất dài qua nhiều năm vẫn dành thời gian dịch các tác phẩm văn học Hungary ra tiếng Việt, giới thiệu văn hóa Hungary tại Việt Nam”. PGS.TS Trương Đăng Dung nói rằng, khi mà sức khỏe còn cho phép thì ông còn làm cầu nối để truyền bá văn hóa, văn học Hungary tại Việt Nam, “và tôi coi đó là nghĩa vụ trái tim”, ông xúc động nói. Trước lời khen giỏi tiếng Hung dành cho mình, tác giả “Những kỷ niệm tưởng tượng” hài hước, “ngày đầu tiên đặt chân đến Hungary tôi nhìn thấy một cô gái tóc vàng rất đẹp, và tôi hiểu rằng mình phải học giỏi tiếng Hung”. Trở lại vẻ nghiêm túc ông cho rằng “rất thiệt thòi cho những tác phẩm văn học viết bằng những ngôn ngữ không phổ biến như tiếng Hung hay tiếng Việt, vì thế, cần phải thật giỏi thứ tiếng đó mới có thể chuyển tải được trực tiếp mà không phải thông qua một ngôn ngữ trung gian phổ biến”.

Là đồng nghiệp lớp sau làm việc lâu năm cùng PGS.TS Trương Đăng Dung và hiện giữ cương vị Viện trưởng Viện Văn học, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp nói một cách hình ảnh rằng, những viên đá bên sông Danubeđã làm nên tâm hồn nghệ sĩ của nhà khoa học Trương Đăng Dung. Viện trưởng Viện Văn học bày tỏ sự khâm phục với vị lãnh đạo tiền nhiệm khi nói rằng, 29 tuổi Trương Đăng Dung đã là Tiến sĩ, và dưới 30 tuổi ông đã dịch Truyện Kiều sang tiếng Hungary. “Tôi muốn nói là tài năng không đợi tuổi”, Nguyễn Đăng Điệp nói. Anh cũng tâm sự rằng, khi sang Hungary, gặp những bạn bè của Trương Đăng Dung, anh thấy nhiều nghệ sĩ Hung đã đến với ông như một người bạn, như người trong một nhà, và rất nhiều người đã ngạc nhiên khi PGS.TS Trương Đăng Dung nói tiếng Hungary như người Hungary.

Và anh cho rằng, chính sự thẩm thấu ở tầng sâu ấy đã giúp Trương Đăng Dung có thể dịch những tác phẩm của Hungary một cách xuất sắc. “Anh Dung làm việc rất lặng lẽ, rất ít khi nói về mình, nhưng sức mạnh nằm ở ngay chính những văn bản mà anh sáng tạo nên. Việc PGS.TS Trương Đăng Dung nhận được Huân chương Chữ thập vàng trước hết là niềm vui của riêng PGS nhưng cũng là niềm vui của Viện Văn học, nơi PGS Trương Đăng Dung từng làm Phó Viện trưởng 15 năm”, Viện trưởng Viện Văn học khẳng định.

Năm 1972, Trương Đăng Dung được cử sang Hungary học tại Khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Budapest đến năm 1978; sau đó từ năm 1981 đến năm 1984 ông tiếp tục có mặt tại Hungary làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Hungary. Những năm chín mươi thế kỷ trước ông đã có thời gian làm công tác giảng dạy tại một số trường Đại học tại Hungary. Trương Đăng Dung đã dịch nhiều tác phẩm văn học và lý luận văn học từ tiếng Hung sang tiếng Việt như Móricz Zsigmond (Đứa trẻ mồ côi, 1987); Sarkadi Imre (Thằng điên và quỷ sứ, 2009); Rónay György (Lâu đài, 2001); Lukács György(Nghệ thuật và chân lý khách quan, 2002); Lukács György (Đặc trưng mỹ học, 2002); Martin Heidegger (Trên đường đến với ngôn ngữ, 2004). Ông cũng là người dịch Truyện Kiều của Việt Nam sang tiếng Hungary từ năm 1983, tác phẩm dịch sau đó đã được nhà sách Europa xuất bản năm 1984. Năm 2011, tập thơ đầu tay “Những kỷ niệm tưởng tượng” của ông ra đời gây bất ngờ cho giới sáng tác và nghiên cứu lý luận phê bình văn học, tác phẩm đã được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội.

Những tin cũ hơn

Cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn- Trương Xuân Bình

Cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn- Trương Xuân Bình

— 21 Tháng Năm 2017

Khi vào trang chủ chualinhmu.com, tìm đọc tiểu sử của Hòa Thượng Thích Trí Chơn do chính Người ghi lại, chúng ta tìm thấy thông tin về thân thế của Hòa Thượng như sau: Thân phụ là cụ Ông Trương Xuân Quảng (mất năm 1945), nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm học tỉnh Bình Thuận (1933 – 1939), và Đốc học tỉnh Quảng Ngãi (1939 - !945). Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nữ Quyên (mất năm 1958), người làng Bích Trâm, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Tiến sỹ Hán Nôm Trương Sỹ Hùng - Người nặng duyên với sách

Tiến sỹ Hán Nôm Trương Sỹ Hùng - Người nặng duyên với sách

— 21 Tháng Năm 2017

Bắt đầu tiếp xúc với sách qua những câu chuyện từ bà để rồi ấp ủ mơ ước được trở thành nhà sưu tập sách. Tình yêu và lòng đam mê sách giúp ông trở thành chủ sở hữu một kho sách đồ sộ và viết nên nhiều cuốn sách giá trị.

Trương Thanh Hiếu – nhạc sĩ 9X cực “kute” đang được nhiều Sao teen “săn đón”

Trương Thanh Hiếu – nhạc sĩ 9X cực “kute” đang được nhiều Sao teen “săn đón”

— 21 Tháng Năm 2017

Sau “Candy” (Thu Thuỷ) và “Sẽ mãi bên anh” (Thanh Ngọc), Trương Thanh Hiếu đang ngày càng quen thuộc với khán giả và được nhiều ca sĩ “săn đón”. Tuy nhiên, ít ai biết rằng anh chàng nhạc sĩ này vẫn cón rất trẻ, thuộc thế hệ 9X thôi đấy.

Câu vọng cổ vịn thơm mùa nước lớn - Vĩnh biệt nhà thơ Trương Công Thuốt

Câu vọng cổ vịn thơm mùa nước lớn - Vĩnh biệt nhà thơ Trương Công Thuốt

— 21 Tháng Năm 2017

16h05 ngày 2/8/2011, nhà thơ Trương Công Thuốt trút hơi thở cuối cùng trên đường chuyển từ Thành phố về nhà, để lại niềm tiếc thương cho gia đình, bạn bè văn nghệ... Thế là dân Đồng bằng vắng một nhà thơ, thế là bạn bè văn nghệ vắng một bạn thơ. Từ đây trên văn đàn sẽ không còn thấy xuất hiện cái tên Trương Công Thuốt. Âu, cũng là quy luật của tạo hóa. Xin thắp một nén nhang tưởng nhớ anh...

Tiến sỹ Trương Đỗ - Danh nhân đất Việt thời Trần

Tiến sỹ Trương Đỗ - Danh nhân đất Việt thời Trần

— 21 Tháng Năm 2017

Kết thúc những trang viết về vương triều Trần, sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Bản kỷ quyển IX cho biết: “Trở lên là nhà Trần 12 đời vua, từ năm Bính Tuất - 1226 đến năm Kỷ Mão – 1399, cộng là 174 năm, và nhà Hậu Trần hai đời vua, cộng 7 năm”(1).