Ngày 22/9, lễ trao giải cuộc thi thơ 2017-2018 do tạp chí Nhà văn và Tác phẩm (Hội Nhà văn Việt Nam) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh trao giải Nhất cho nhà thơ Trương Trung Phát. |
Để cổ súy cho thơ hay và đồng hành với công cuộc làm giàu đẹp hơn tiếng Việt, lần đầu tiên tạp chí Nhà văn và Tác phẩm phát động Cuộc thi thơ 2017-2018. Cuộc thi bắt đầu từ ngày 15/2/2017 và kết thúc nhận bài vào tháng 3/2018.
Ban tổ chức đã nhận được hàng chục nghìn tác phẩm của hàng nghìn tác giả tham gia. Sau vòng sơ khảo, đã có 22 chùm thơ của 22 tác giả lọt vào chung khảo. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một phẩm cách, mỗi người mỗi sở trường, mỗi người mỗi đóng góp và tất cả đã làm nên thành công của cuộc thi.
2 Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa trao giải Nhì cho các nhà thơ đoạt giải. |
Kết quả, Ban tổ chức đã trao một giải Nhất (30 triệu đồng) cho nhà thơ Trương Trung Phát; 3 giải Nhì (mỗi giải 15 triệu đồng) cho các nhà thơ: Nguyễn Văn Khôi, Trần Gia Thái và Trần Thị Lưu Ly; 4 giải Ba (mỗi giải 10 triệu đồng) cho các nhà thơ: Nguyễn Đông Nhật, Vũ Thị Huyền Trang, Đồng Chung Tử và Vũ Hùng.
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao một giải Đặc biệt (10 triệu đồng) cho cố nhà thơ Thanh Tùng và 8 giải Tư (mỗi giải 5 triệu đồng) cho 8 tác giả. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, người làm thơ nhiều, thơ hay cũng nhiều nhưng thị trường thơ lại rất hẹp.
Những bài thơ hay được các tác giả gửi tới BTC gộp thành một cuốn thơ mang tên: Le Le bay qua hồ Thiền Quang. |
Những cuộc thi thơ trong 10 năm trở lại đây rất ít. Gần đây nhất là cuộc thi thơ 2016 của tạp chí Văn nghệ Quân đội, còn cuộc thi thơ chính thức cuối cùng của báo Văn nghệ diễn ra từ năm 2000.
Theo Tình Lê - Vietnamnet
Đêm vừa rồi tôi đặt báo thức để đi Vinh sớm. Gần sáng, tôi mơ thấy đứa cháu ngoại lay gọi: “Ông ơi, có ông khổng lồ đứng ở ngoài cửa màn kìa”. Tôi ngoảnh nhìn ra: Cha tôi. Người đứng sừng sững bên giường, tôi chưa kịp hỏi gì thì Người đã bảo: “Con lấy cho Bố bát cháo”. Tôi nghĩ nửa đêm khuya khoắt lấy cháo ở đâu, nhà chỉ có mì gói, chưa kịp nói với cha thì giật mình tỉnh giấc, chuông báo thức đã điểm, tôi nhìn đồng hồ: 2 giờ 40 phút sáng.
Trải qua những năm tháng chiến tranh giành độc lập và gìn giữ từng tấc đất biên cương, hải đảo của Tổ quốc, cùng với cả dân tộc Việt, lớp lớp những người họ Trương đã hy sinh xương máu góp phần viết nên những trang sử anh linh, huy hoàng.
Sau 4 năm ròng rã biên tập, chỉnh sửa… sáng 10.7 tại TP.HCM buổi họp báo ra mắt cuốn Gạc Ma vòng tròn bất tử diễn ra trang trọng với nhiều câu chuyện cảm động phía sau trang sách và gia đình các liệt sĩ.