Nghĩ về thông điệp của ông Trương Tấn Sang qua một bài báo

17:28 - 02/09/2018 Tin tổng hợp Administrator 31424

 

Vậy thông điệp ông Sang muốn gửi gắm qua bài viết là gì? Tất nhên ở vị thế của mình, ông có nhiều thông điệp muốn truyền tải.

Song, với người viết bài này, có hai thông điệp quan trọng nhất mà ông muốn gửi gắm qua bài viết. Đó là vai trò người đứng đầu và thái độ đối với tham nhũng của chính thể cầm quyền.

Mở đầu bài viết, ông Sang đặt ra một định đề: “Ðã có những quốc gia từng đi đầu trong phát triển kinh tế rồi bỗng nhiên niềm hứng khởi vụt tắt. Nhưng cũng có những quốc gia mấy mươi năm trước xuất phát điểm giống ta, nay đã bước vào hàng ngũ các nước phát triển”.

Tại sao vậy? Để trả lời câu hỏi này, ông đưa ra 4 nhân vật đều là những người đứng đầu mỗi quốc gia và thái độ của họ đối với tham nhũng.

Đó là Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Tổng thống Hàn quốc Park Chung Hee và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, Tổng thống Indonexia Suharto.

Về Tổng thống Lý Quang Diệu, ông Sang không tiếc lời ca ngợi và dẫn lời ông Diệu trong cuốn sách: "Tài sản lớn nhất của chúng tôi là sự tín nhiệm và lòng tin cậy của nhân dân. Chúng tôi cẩn thận không để lãng phí niềm tin vừa mới giành được này do cai trị tồi và tham nhũng. Tôi cần sức mạnh chính trị này để tối đa hóa các tác dụng mà chúng tôi có thể tạo ra từ vốn liếng rất ít của mình"…

Đối với Tổng thống Park Chung Hee, không quên món nợ lính đánh thuê sang Việt Nam, song ông Sang nhận xét: “suốt 18 năm làm tổng thống cho đến khi bị ám sát, ông chỉ sở hữu một gia tài khoảng 10.000 USD và cho đến nay, người ta không tìm ra được một tài sản có giá trị nào được cất giấu, ngoại trừ một Hàn Quốc đứng trong hàng ngũ các quốc gia phát triển”.

Tất nhiên, ông Sang không quên câu nói nổi tiếng của Tổng thống Park Chung Hee: “Tôi sẽ trừng trị bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng”.

Đối với Tổng thống Suharto, bài báo dẫn: “Chính vì lợi ích của gia đình (con cái và thân thích của Suharto) can dự quá nhiều vào các hợp đồng béo bở và độc quyền, khiến cho Suharto do dự trong các bước đi cải cách kinh tế, thậm chí còn thu vén cho gia đình trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Ðông - Nam Á 1997-1998.

Ông Lý Quang Diệu thuật lại trong hồi ký lời một nhà báo Mỹ đưa tin trên tạp chí Forbes tháng 10-1998 tại New York rằng gia đình Suharto có tài sản trị giá 42 tỷ USD. Ông Lý Quang Diệu viết trong hồi ký: "Tôi không hiểu vì sao các con của ông ta cần phải giàu đến thế. Giá chúng không quá đáng như vậy thì ông ta hẳn đã có một vị trí khác hẳn trong lịch sử Indonesia".

Về Tổng thống Ferdinand Marcos, bài báo dẫn bài báo: "Chỉ có ở Philippines thì mới có thể xem xét quốc tang cho một nhà lãnh đạo như Ferdinand Marcos - kẻ đã cướp bóc đất nước mình hơn 20 năm… Marcos là nhà cai trị vơ vét thành công thứ hai trong lịch sử, cướp khoảng 5-10 tỷ đôla Mỹ trong hai thập niên ở dinh tổng thống".

Tóm lại, bài báo của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đưa ra 4 nhân vật đồng thời cũng là 4 người đứng đầu mỗi quốc gia ở những thời điểm lịch sử của từng dân tộc.

Tại những thời điểm đó, cả 4 quốc gia đều có những nét tương đồng, đặc biệt là về kinh tế, cùng nằm ở những quốc gia kém phát triển. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, kết quả đã rất khác nhau “một trời, một vực”.

Nếu ở những quốc gia người đứng đầu kiên quyết với tệ nạn tham nhũng thì đất nước phồn vinh và ngược lại, ở những quốc gia mà người đứng đầu nằm trong “đội quan tham nhũng” thì dân tình khốn khó, đất nước lao đao...

Nhìn vào thực tế Việt Nam, kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “nổi lửa”, các “lò” chống tham nhũng rực cháy thì kinh tế phát triển.

Mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, kỉ lục của năm 2017 và GDP đạt gần 7,4% - mức cao nhất 10 năm của 03 tháng đầu năm 2018 là một minh chứng điển hình.

Tóm lại, sau khi đọc bài báo, người viết bài này cho rằng thông điệp mà nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi gắm chính là công cuộc phòng chống tham nhũng, trong sạch bộ máy và đặc biệt, là thái độ của người đứng đầu đối với tiêu cực, tham nhũng. Đây cũng là yếu tố mang tính quyết định tới sự thành bại của một quốc gia.

Không thể có một đất nước phát triển nếu như những người đứng đầu quốc gia đó lại “lỏng tay”, thậm chí tham gia vào “đội quân tham nhũng”…

Bùi Hoàng Tám

Những tin cũ hơn

Vu lan - Nhớ Cha

Vu lan - Nhớ Cha

— 22 Tháng Tám 2018

Đêm vừa rồi tôi đặt báo thức để đi Vinh sớm. Gần sáng, tôi mơ thấy đứa cháu ngoại lay gọi: “Ông ơi, có ông khổng lồ đứng ở ngoài cửa màn kìa”. Tôi ngoảnh nhìn ra: Cha tôi. Người đứng sừng sững bên giường, tôi chưa kịp hỏi gì thì Người đã bảo: “Con lấy cho Bố bát cháo”. Tôi nghĩ nửa đêm khuya khoắt lấy cháo ở đâu, nhà chỉ có mì gói, chưa kịp nói với cha thì giật mình tỉnh giấc, chuông báo thức đã điểm, tôi nhìn đồng hồ: 2 giờ 40 phút sáng.

Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa ngay từ trong dòng tộc

Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa ngay từ trong dòng tộc

— 19 Tháng Bảy 2018

Trải qua những năm tháng chiến tranh giành độc lập và gìn giữ từng tấc đất biên cương, hải đảo của Tổ quốc, cùng với cả dân tộc Việt, lớp lớp những người họ Trương đã hy sinh xương máu góp phần viết nên những trang sử anh linh, huy hoàng.

Tác động Vòng Tròn Bất Tử rất mạnh và sâu

Tác động Vòng Tròn Bất Tử rất mạnh và sâu

— 10 Tháng Bảy 2018

Sau 4 năm ròng rã biên tập, chỉnh sửa… sáng 10.7 tại TP.HCM buổi họp báo ra mắt cuốn Gạc Ma vòng tròn bất tử diễn ra trang trọng với nhiều câu chuyện cảm động phía sau trang sách và gia đình các liệt sĩ.

Những chuyện ít người biết bên lề Lễ khởi công xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam

Những chuyện ít người biết bên lề Lễ khởi công xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam

— 11 Tháng Sáu 2018

Những nội dung này trước đây đã được đăng trên trang Facebook, một năm sau ngày Đại lễ, ngồi đọc lại những dòng chữ này và hồi tưởng những gì đã diễn ra tôi vẫn bồi hồi xúc động. Xúc động nhất, vui nhất vẫn là tấm lòng, tình cảm của bà con, anh chị em trong dòng họ hướng về cội tộc, một thứ tình cảm thiêng liêng và đậm đà thân tình, ấm cúng.

"Huyết mạch họ hàng nối dài theo đất nước"

— 09 Tháng Sáu 2018

Hôm nay, 7/6/2018 (tức 24 tháng Tư Mậu Tuất) dòng họ Trương Việt Nam tổ chức động thổ xây dựng hai khu nhà "tả vu" và "hữu vu" trong quần thể nhà thờ họ Trương Việt Nam. Một năm trước, ngày 11/6/2018, dòng họ Trương Việt Nam khởi công xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam tại thôn Đa Giá thị trấn Thiên Tôn huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - một người con họ Trương Việt Nam đã tham gia lễ động thổ