Một cổng làng tiêu biểu ở Bắc Trung bộ
Làng Thanh Quýt (xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn) có không ít những câu chuyện về những người đã âm thầm bảo vệ hương án thờ ông bà tổ tiên, giữ cho đến chết những bảng phả hệ, những sắc phong của dòng tộc giữa binh biến và ly tán. Có người đã ngã xuống để giữ gìn đến cùng những vật gia bảo ấy. Cháu con các tộc họ nhìn những tấm gương đó mà không ngừng phấn đấu quên mình để làm rạng rỡ gia phong, làng xóm.
Dân gian ta có câu: “Rằm tháng giêng ai siêng thì quảy, rằm tháng bảy kẻ quảy người không, rằm tháng mười, mười người mười quảy” để nói lên tập quán cùng sự hệ trọng của từng cái rằm.
Làng tôi có một nghề nổi tiếng: nghề chẻ tre đan cót. Mỗi năm theo ước tính của nhiều người cũng đã có đến cả vài triệu mét cót và đủ loại vật dụng đan từ nan tre bán ra thị trường. Đó là nguồn thu nhập đáng kể bên cạnh việc làm ruộng.Vài năm trở lại đây, nghề đan tre suy vi hẳn, cả làng như mất đi sinh khí...
Trương Tri Bạch, tự là Dụng Hối, là người ở đất Thương Châu, thời Bắc Tống. Năm Đoan Củng thứ hai, ông thi đỗ Tiến Sĩ, rồi làm quan đến chức Ngự Sử. Năm Thiên Thánh thứ ba (năm 1025), ông đảm nhiệm chức vụ Tể Tướng. Năm Thiên Thánh thứ sáu, ông qua đời, được truy tặng chức Thái Phó, với thụy hiệu là Văn Tiết.
Thờ cúng tổ tiên là nghi thức tâm linh thể hiện quan niệm của con người về thế giới, theo đó, có một thế giới khác sau khi con người chấm dứt tồn tại thể xác. Thế giới đó có mối quan hệ gắn kết với thế giới hiện thực trong quan hệ hai chiều: con người ở thế giới hiện thực thể hiện tình cảm với người đã khuất và những người đã khuất có ảnh hưởng nhất định đến thế giới hiện tại. Một trong những ảnh hưởng có thể kiểm chứng ngay của những người đã khuất đến thế giới hiện tại là góp phần điều chỉnh, giáo dục con người thông qua hành vi thờ tự. Thờ cúng tổ tiên là nghi thức mang hiệu quả đặc biệt trong việc giáo dục chữ Hiếu, chữ Nhân, chữ Lễ, chữ Tâm là những phẩm chất cần thiết nhất để con người có thể được xem là hoàn thiện trong nhân cách.