O Huyền, tôi thường gọi NSUT Trương Thương Huyền với cái từ thân quen của những người miền trung gọi người chị, người bạn. Tôi quen O Huyền qua những người chị người anh đồng hương Quảng Trị. Cách O nói chuyện với bạn thật thân thương, nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn, dịu êm mà có lửa.
Đúng là một người nghệ sĩ thực thụ, tiếng hát cao vút, điêu luyện, làm cho không khí đêm Hồ Mây Vũng Tàu như rộn ràng hơn, vui hơn.
Trong tôi, đã bắt đầu có ấn tượng về O, một người đồng hương Quảng Trị quê tôi. Tôi dần dần tìm hiểu về con người mang tên Trương Thương Huyền. Qua trang cá nhân của chị, cùng những chia sẻ với bạn bè trên mạng xã hội, tìm đọc thêm những bài viết trên các trang báo ... Tôi biết thêm một đôi chút về chị, một người con của miền quê xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
O Trương Huyền chia sẻ: " Đạo diễn Vương Đức mời đóng vai phụ nhưng sau đó thấy hợp vai Thai thời trẻ hơn, cùng vai với nghệ sĩ Minh Châu. Hồi đó mình rất nhút nhát, nên sau giờ quay không dám nói chuyện gì với Đơn Dương, chị Minh Châu, Quang Hải ( sau này là đạo diễn). Vào vai diễn hoàn toàn bằng bản năng, chứ đã qua đào tạo trường lớp diễn xuất gì đâu ? ... ". O lại kể tiếp: " Hồi đó diễn viên điện ảnh Đơn Dương và Quang Hải về Đông Hà ai thấy cũng choáng, cao lêu khêu. Có hôm đi quay về, cả nhóm đi bộ trên đường thì trẻ con chạy lại chào bằng tiếng Anh " Hello" ... ".
+ Năm 1992, chị vào vai diễn đầu tiên
+ Năm 1993, chị tham gia với vai Thai trong phim Cỏ Lau của Đạo diễn Vương Đức. Ban đầu Đạo diễn Vương Đức mời chị Huyền đóng vai phụ, nhưng sau đó thấy hợp vai Thai thời trẻ hơn (cùng vai với nghệ sĩ Minh Châu)
+ Năm 1995, lần đầu tiên tham gia hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc - NSUT Trương Thương Huyền nhận 2 giải thưởng - Huy chương vàng cùng giải diễn viên trẻ tài sắc trên sân khấu.
+ Năm 1997, học trung cấp sân khấu ở trường Nghệ Thuật quân đội, nhạc sĩ An Thuyên làm hiệu trưởng.
chị Huyền tham gia phim " Bao giờ thuyền lại sang sông" một vai diễn rất hay. phim này chị có giải khuyến khích của Liên hoan phim truyền hình năm 1997.
Vượt qua gần 200 bản thảo tham dự cuộc vận động sáng tác dành cho người yêu viết lách, chàng kỹ sư điện 34 tuổi, làm việc trên tàu viễn dương, đoạt giải cao nhất với tiểu thuyết mang tên 'Biển'.
Trương Anh Quốc sinh năm 1976 tại Quảng Nam, từng đoạt giải nhì cuộc thi Văn học tuổi 20 lần 3 (2005) và giải nhất cuộc thi này lần 4 (2010). Anh đã xuất bản các tập sách: Biển, Sóng biển rì rào, Lũ đầu mùa... và có nhiều tác phẩm đăng báo, tạp chí. Là kỹ sư tàu biển, anh không giấu cảm xúc đau xót trước sự kiện thời sự diễn ra trên biển Đông.
(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.
(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.
Chăm lo việc họ là xuất phát từ trong sâu thẳm tấm lòng thành kính với tổ tiên, gắn kết tình đồng tộc. Tham gia vào công việc hoạt động dòng họ rất dễ và cũng rất khó, bởi họ cần hoàn toàn tự nguyện, không gò ép đồng thời có khuyến khích, cần khéo léo nhắc nhở, đôn đốc, không thể bỏ mặc.