Thờ cúng Tổ tiên cốt ở lòng thành, với cái tâm, chứ không phải ở cái danh, cái hình thức, sự thành kính với ông bà tổ tiên, không nhất thiết phải linh đình, mâm cao, cỗ đầy, chỉ nén hương thơm, chén nước tinh khiết cũng được. Nhưng bên cạnh đó cũng tùy tâm, tùy khả năng nhưng cũng không nên quá lãng phí. Trước là để bầy tỏ lòng thành kính với tổ tiên, sau là con cháu thụ lộc, chung vui. Xác định việc thờ cúng không phải là phụng dưỡng, mà là tấm lòng tôn kính, tri ân với công đức đời trước, đồng thời giáo dục cho thế hệ sau luôn biết uống nước nhớ nguồn, sống có hiếu, có nhân.
Việc họ dễ ở chỗ là bất kỳ ai cũng có thể tham gia, không kể trưởng thứ, già trẻ, nội ngoại, dâu rể, nam nữ, sang hèn, trình độ, cứ có lòng thành kính, có tâm với tổ tiên là tham gia được.
Nhưng việc họ khó là ở chỗ đó là phải làm sao quy tụ, gắn kết được họ hàng, làm cho họ hàng đoàn kết và thịnh vượng. Việc họ khó còn thể hiện ở chỗ đó là không kể khi nghèo hèn mà có sự thờ ơ hay lúc sang giàu mà có sự thái quá, mà phải luôn một lòng thành kính với tổ tiên, khi nghèo thì cũng phải làm sao cho đúng và đủ phong tục lễ ghi, dù lễ vật không lớn, cốt ở cái tâm, khi giàu thì cũng không nên mâm cao cỗ đầy quá đáng, rồi mời thầy nọ, thầy kia về cúng bái linh đình, rồi nghĩ ra đủ thứ ghi thức không có, không đúng với tín ngưỡng.
Việc họ khó còn thể hiện ở chỗ đó là chỉ biết bản thân mình, biết cha mẹ mình, các thế hệ gần gũi với mình, mà phải biết mọi người trong dòng họ đều như nhau, không kể xa gần.
Việc họ khó còn thể hiện ở chỗ làm sao phải biết phát huy văn hóa của dòng họ, biết duy trì các truyền thống, nét đẹp của dòng họ, rồi truyền vào thế hệ con cháu đời sau, để con cháu luôn tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp đó, để học tập, rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, công dân có ích. Đây chính là việc quan trọng nhất của việc họ, là việc mà tổ tiên ông bà luôn mong muốn, con hơn cha là nhà có phúc.
Tham gia vào việc họ không tính toán mình được gì mất gì, không cầu lợi, cầu danh, mà phải xác định là việc của mình, việc của nhà mình.
Việc họ khó còn thể hiện ở chỗ là làm sao với cái tâm duy trì liên tục, chứ không phải hôm nay làm tốt, ngày mai lại sao nhãng.
Việc họ nghe cứ ngỡ cao xa, nhưng thật ra rất gần gũi, gần gũi nhưng cũng không phải là dễ nếu không thật sự tâm huyết.
Việc họ nên bàn bạc thống nhất, “chín bỏ làm mười”. Giao cho ai chủ trì, thì theo người đó. Nhất là những người cao tuổi, ai cũng có kinh nghiệm của mình. Nhiều khi phải khéo léo vận động trong “nhóm trung kiên” để có “tiền hô hậu ủng” khi đưa ra số đông. Nhưng đối với những việc hoàn toàn có hại thì phải chân thành góp ý ngay.
Nguyên tắc của việc họ là phải công tâm, không suy bì. Chọn người tốt, “chọn mặt gửi vàng”. Người được giao phải hết sức công tâm và thận trọng. Và cũng chớ để tình trạng “vì tích cực việc họ mà anh chị em bất hoà, vợ chồng, con cái phàn nàn”!
Trên đây là một vài suy nghĩ về công việc của dòng họ, đúc kết được trong quá trình tham gia công tác của dòng họ, rất mong được sự góp ý của anh chị em, các chú, các bác và bà con trong họ.
Trương Quốc Chính. Trưởng Ban kết nối Hội đồng họ Trương Việt Nam 0913070587-0968828779. Email: Quocchinh_cand@yahoo.com.vn hoặc truongquocchinh79@gmail.com
(HTVN) -Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, tiền thân có nhiều tên gọi khác nhau. Xưa lúc thì gọi là xã Long Phúc, lúc thì gọi là xã Long Phú rồi đổi là xã Phong Phú, đến sau cách mạng tháng 8 năm 1945 được gọi xã Thạch Khê cho đến nay.
(HTVN) -Cổ Hiền (thuộc xã Hiền Ninh) nằm trên ngã ba sông Kiến Giang và Nhật Lệ, phía Tây có dãy Trường Sơn hùng vĩ , phía Đông là biển cả mênh mang, phía Nam có phá Hắc Hải, phía Bắc sát Lũy Thày. Nơi đây là một trong "Bát danh hương" nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, một trong "tứ danh hương" của huyện Quảng Ninh. Từ hơn 500 năm trước, Tộc Trương Đình (Thủy tổ là tướng quân Trương Đình Tán, húy Cường) đã “cùng hội cùng thuyền” với hai tộc Lê, Nguyễn khai thiết vùng đất hoang sơ thành làng quê trù phú được dân gian truyền tụng: “Thổ Cổ Hiền, điền Kim Nại”.
Ông Trương Công Trân, sinh năm 1959 ở làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, là hậu duệ (cháu nội) của danh thần triều Tây Sơn là ông Trương Công Hy (1727 – 1800) được giao giữ các chức danh cao quý là Binh bộ Thượng thư (hay còn gọi là Bộ Quốc phòng), Hình bộ Thượng thư (hay còn gọi là Bộ Tư pháp). Ông Trương Công Trân là một người luôn đau đáu hướng về quê hương xứ Quảng đồng thời luôn dành tâm sức và nghị lực để đào tạo bồi dưỡng tri thức cho thế hệ tương lai, ông được mệnh danh là " Người đã đem tri thức về cho bà con"
Giảm thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh trong khu kinh tế; tạo điều kiện khi nộp thuế đối với hàng xuất khẩu; thay đổi cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp; áp dụng biện pháp chống bán phá giá… là những quy định mới sẽ có hiệu lực thi hành trong tháng 10-2014.
Ngày 12/9/2014 Ban chấp hành Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã tiến hành hội nghị mở rộng do chủ tịch lâm thời Hội TS. Nguyễn Văn Kiệm chủ trì. Hội nghị tiến hành tại cơ sở Nam dược thần hiệu Tuệ Tĩnh đường ở Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hội nghị bao gồm 11 thành viên...