Lễ dâng sao giải hạn trong tâm linh người Việt
Lễ giải hạn trong quan niệm dân gian
Theo dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:
Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng
Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng
Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng
Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng
Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng
Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng
Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 hàng tháng
Sao La Hầu: Ngày 8 hàng tháng
Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng
Lễ nghênh, tiễn được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm. Nhưng dù sao nào chiếu mệnh thì vào ngày rằm tháng Giêng, người ta thường làm lễ dâng, sắm đủ phẩm lễ, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn.Bài vị được thiết lập trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao.
Thủ tục cầu an và giải hạn không quá phức tạp, thường thì: Sau khi ghi tên, nộp lệ phí, vào giờ đã định của các ngày nói trên, những ai thuộc sao nào thì đến nghe nhà chùa đọc kinh, đọc tên mình, nhận sớ và hoá vàng là hoàn tất. Mỗi đàn chỉ cúng cho khoảng mươi gia đình nên khá kỹ lưỡng. Sư tụng kinh cầu an xong thì đọc sớ từng gia đình, trong đó từng người ghi rõ tuổi gì, địa chỉ ở đâu, sao nào chiếu… Nhiều người còn cúng cho cả con rể, con dâu là người nước ngoài, hiện đang sinh sống ở các nước khác trên thế giới. Trường hợp này nhà chùa thường ghi quốc ngữ vào lá sớ Hán Nôm. Văn khấn sẽ được thầy cúng đọc trong khi lễ.
Cũng có người cho rằng, không được đọc sớ riêng của mỗi gia đình, tên tuổi từng người thì vẫn chưa yên lòng. Vì vậy, nhiều nhóm gia đình hợp đồng với các chùa, thường là chùa quen.
Mỗi tín chủ dự lễ có thể khấn các bài khác nhau tùy theo nguyện vọng, nhưng thường có đầy đủ các thông tin như: “Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe…”.
Cũng có không ít người cầu kỳ thuê thầy cúng về dâng sao giải hạn tại gia. Chẳng hạn, để chuẩn bị cho việc giải hạn sao Thái Bạch mà dân gian cho rằng “sạch cửa nhà”, người ta chuẩn bị: 9 quả trứng sống, 9 đĩa xôi, 9 đĩa hoa quả, 9 mũ sao, 9 bài vị, 9 lát vàng thoi kê dưới bài vị, 9 chén nước trong, 9 đĩa gạo muối, 9 miếng thịt luộc, 9 xấp vàng tiền, 9 chén (chung) rượu, 9 chung trà, hoa tươi. Sau đó thắp 18 ngọn đèn, quay bàn hướng Tây hành lễ.
Lễ giải hạn liệu còn nguyên giá trị?
Ngày nay, khi phải vật lộn với những khó khăn và áp lực, con người lại càng quan tâm hơn đến vấn đề tâm linh, đặc biệt là khi gặp rủi ro trong làm ăn, buôn bán, thi cử, mất mùa hay thậm chí là cả “rủi ro” trong tình duyên. Chính vì thế lễ giải hạn đã không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó. Nó đã bị lạm dụng khiến các nghi lễ trở nên rườm rà và được tổ chức một cách bừa bãi. Vào những ngày cúng lễ, mọi người đổ xô, chen lấn nhau chỉ mong được tham dự lễ.
Những gia đình giàu có sẵn sàng bỏ hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu để thuê thầy cúng về làm lễ cho gia đình làm ăn phát đạt, buôn bán “đầu xuôi đuôi lọt”. Những gia đình không có điều kiện thì vì quá “tín tâm” nên sẵn sàng bán cả tài sản trong nhà đi để làm lễ.
Chưa kể đến tình trạng những kẻ xấu lợi dụng những tình trạng này để thực hiện những mưu đồ xấu xa như: móc trộm đồ của con nhang, đệ tử thập phương vào những ngày đông đúc, xuất hiện các dịch vụ khấn thuê hay thậm chí còn tuyên truyền những thông tin thiếu lành mạnh hòng làm hoang mang trong dân chúng.
Lễ giải hạn xuất phát điểm là một tục lệ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Song nếu quá lạm dụng nó thì ý nghĩa đó không còn mang nguyên giá trị khiến nghi lễ này có nguy cơ trở thành một hủ tục trong giới tâm linh nhà Phật.
(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.
Chăm lo việc họ là xuất phát từ trong sâu thẳm tấm lòng thành kính với tổ tiên, gắn kết tình đồng tộc. Tham gia vào công việc hoạt động dòng họ rất dễ và cũng rất khó, bởi họ cần hoàn toàn tự nguyện, không gò ép đồng thời có khuyến khích, cần khéo léo nhắc nhở, đôn đốc, không thể bỏ mặc.
(HTVN) -Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, tiền thân có nhiều tên gọi khác nhau. Xưa lúc thì gọi là xã Long Phúc, lúc thì gọi là xã Long Phú rồi đổi là xã Phong Phú, đến sau cách mạng tháng 8 năm 1945 được gọi xã Thạch Khê cho đến nay.
(HTVN) -Cổ Hiền (thuộc xã Hiền Ninh) nằm trên ngã ba sông Kiến Giang và Nhật Lệ, phía Tây có dãy Trường Sơn hùng vĩ , phía Đông là biển cả mênh mang, phía Nam có phá Hắc Hải, phía Bắc sát Lũy Thày. Nơi đây là một trong "Bát danh hương" nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, một trong "tứ danh hương" của huyện Quảng Ninh. Từ hơn 500 năm trước, Tộc Trương Đình (Thủy tổ là tướng quân Trương Đình Tán, húy Cường) đã “cùng hội cùng thuyền” với hai tộc Lê, Nguyễn khai thiết vùng đất hoang sơ thành làng quê trù phú được dân gian truyền tụng: “Thổ Cổ Hiền, điền Kim Nại”.
Ông Trương Công Trân, sinh năm 1959 ở làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, là hậu duệ (cháu nội) của danh thần triều Tây Sơn là ông Trương Công Hy (1727 – 1800) được giao giữ các chức danh cao quý là Binh bộ Thượng thư (hay còn gọi là Bộ Quốc phòng), Hình bộ Thượng thư (hay còn gọi là Bộ Tư pháp). Ông Trương Công Trân là một người luôn đau đáu hướng về quê hương xứ Quảng đồng thời luôn dành tâm sức và nghị lực để đào tạo bồi dưỡng tri thức cho thế hệ tương lai, ông được mệnh danh là " Người đã đem tri thức về cho bà con"