Thư tịch cổ cho thấy vào những năm tháng đầu công nguyên, nhân dân Liên Khê dưới sự lãnh đạo của ba anh em họ Trương, người trang Thiểm Khê đã kéo về Mê Linh (Vĩnh Phúc) ra nhập đội quân của Nhị vua Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán.
Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, Thục An Dương Vương tuẫn tiết, Âu Lạc bước vào thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, trải qua các triều đại phong kiến phương Bắc: Triệu, Hán (gồm Đông Hán và Tây Hán), Ngô, Nguỵ, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường liên tiếp đô hộ. Hoà cùng phong trào đấu tranh chung của cả nước, nhân dân Thuỷ Nguyên thời bấy giờ đã hăng hái tham gia và nhanh chóng đứng dưới cờ nghĩa của nhị vua Hai Bà Trưng chiến đấu chống giặc Hán xâm lược, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ở động Thiểm Khê (Liên Khê) có ba anh em Trương Tế, Trương Lại, Trương Độ cũng lặn suối trèo non, giong thuyền về Mê Linh tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Thư tịch cổ ghi lại, vào những năm tháng đầu công nguyên, nhân dân Liên Khê dưới sự lãnh đạo của ba anh em họ Trương, người trang Thiểm Khê là Trương Tế, Trương Lại, Trương Độ đã kéo về Mê Linh (Vĩnh Phúc) ra nhập đội quân của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán. Lập nhiều chiến công lừng lẫy. Khi các đức ông, danh tướng nhị vua Hai Bà Trưng hóa, người dân thương tiếc đã lập đền thờ, được gọi là Miếu Ba Vua tại xã Liên Khê, Thủy Nguyên
Miếu Ba Vua thờ tam vị danh tướng họ Trương: Trương Tế, Trương Lại, Trương Độ thời nhị vua Hai Bà Trưng
Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thực hiện nghi thức đặt tràng hoa, thắp hương, dành những giây phút mặc niệm tưởng nhớ đến Anh hùng dân tộc Trương Định.
Giữa lúc nhiều di sản Hà Nội tưởng như đã bị "cày nát" thì vẫn còn đó một ngôi cổ tự - chùa Linh Ứng cùng 100 pho tượng đất trầm mặc - một bảo tàng nho nhỏ về tượng đất thó. Có pho tượng đã tồn tại 400 đến 500 năm mà rất ít nhà khoa học biết đến và càng xa lạ với giới truyền thông. Song, bất ngờ đó là rất nhỏ nếu đặt cạnh lịch sử ngôi chùa. Linh Ứng tự được xây dựng bởi một dòng họ, có lịch sử nghìn năm. Ðến nay, con cháu họ Trương vẫn nối đời gìn giữ. Qua đó, có thể nhận ra cái mạch chảy của đất văn hiến vĩ đại đến nhường nào
QUY CHẾ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, THU, CHI "QUỸ COVID-19 HỌ TRƯƠNG" CỦA HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG LÂM THỜI TẠI TP.HCM, CÁC TỈNH NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN