Tiến sĩ Trương Thanh Tùng là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam cũng như trên thế giới với sự nghiệp nổi bật.
Thành tích ấn tượng
Khi là học sinh THPT, Nhà khoa học quê Hải Dương này từng đạt giải nhì môn hóa tỉnh Hải Dương và giải giải 3 môn hóa trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Anh theo học và tốt nghiệp ngành dược Đại học Dược Hà Nội. Vào năm thứ 3 đại học, anh tham gia nhóm nghiên cứu thuốc mới dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Hải Nam. Khi đó Tùng là sinh viên đầu tiên của trường có công trình công bố trên tạp chí ISI uy tín.
Vào năm 2014, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Trương Thanh Tùng tiếp tục theo học tiến sĩ tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Sau đó, anh nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) rồi sang Mỹ làm trợ lý giáo sư tại Đại học Pittsburgh. Tháng 12/2019, anh về Việt Nam và trở thành giảng viên khoa dược Đại học Phenikaa (Hà Nội).
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng tại phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC.
Dành nhiều tâm huyết nghiên cứu thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, Tiến sĩ Trương Thanh Tùng công tác tại Viện Nghiên cứu tiên tiến Phenikaa thuộc Đại học Phenikaa là một trong 10 nhà khoa học trẻ đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021 của T.Ư Đoàn, ở lĩnh vực công nghệ y dược. Trong những năm qua, anh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu thuốc chữa các bệnh truyền nhiễm, bao gồm COVID-19.
“Chúng tôi muốn tìm ra các loại thuốc mới với cơ chế mới trong cuộc chiến kháng kháng sinh và thuốc thay thế kháng sinh”, Tiến sĩ Trương Thanh Tùng chia sẻ.
Theo Tiến sĩ Trương Thanh Tùng, hiện nhiều công ty dược và nhóm nghiên cứu trên thế giới tập trung chính vào những căn bệnh mang lại nguồn lợi kinh tế lớn như ung thư, đái tháo đường, Alzheimer… nhưng đầu tư rất ít cho các bệnh truyền nhiễm. Hậu quả là thế giới không kịp trở tay khi đại dịch bệnh truyền nhiễm như COVID-19, Ebola bùng phát.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Trương Thanh Tùng được xem là nhóm nghiên cứu duy nhất tại Việt Nam đi theo hướng “quorum sensing” để tìm thuốc mới thay thế kháng sinh. "Quorum sensing" là cách các vi khuẩn “giao tiếp’” với nhau, qua đó chúng “thông báo” cho nhau về vật chủ, từ đó gây ra các biểu hiện tăng sinh, nhiễm trùng cho con người. Nhóm nghiên cứu của anh sẽ tìm cách ức chế con đường này mà không cần tiêu diệt các vi khuẩn góp phần điều trị những căn bệnh nhiễm khuẩn nặng.
Tìm ra dẫn chất mới trong điều trị ung thư
Trước đó, vào năm 2014, Tiến sĩ Trương Thanh Tùng được Tổ chức sáng chế châu Âu (EPC) cấp bằng sáng chế quốc tế khi tìm ra dẫn chất benzothiazole có khả năng điều trị ung thư trúng đích. Hiện nhóm nghiên cứu của anh phát triển dẫn chất benzothiazole thành thuốc điều trị. Đây là các khung chất phân tử nhỏ, có thể ức chế các tổ chức gây ra bệnh ung thư. Sự khác biệt của sáng chế này là tìm ra chất có tác dụng mạnh hơn so với thuốc hiện có trên thị trường, chọn lọc trên đích tác dụng hơn và sử dụng với liều lượng thấp hơn.
"Thành công của chất mới đạt được là dùng liều lượng ít hơn, ít độc hơn và giảm thiểu tác dụng phụ có thể có", Tiến sĩ Trương Thanh Tùng cho biết.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng. Ảnh: NVCC. |
Theo Tiến sĩ Trương Thanh Tùng, việc tìm ra dẫn chất này có thể mang đến một phương pháp điều trị mới an toàn hơn cho bệnh nhân ung thư. Đó là điều trị trúng đích. Điều này có nghĩa thuốc chỉ tác dụng chọn lọc trên tác nhân gây ung thư mà không ảnh hưởng đến các tổ chức lành tính khác.
"Nếu thành công, thuốc có thể không gây nhiều độc tính như các phương pháp điều trị ung thư hiện có", Tiến sĩ Trương Thanh Tùng cho biết. Hiện trên thế giới có duy nhất một thuốc do Mỹ sản xuất.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng cho hay mục tiêu của anh là nghiên cứu thuốc với cơ chế mới tạo sự lựa chọn trong điều trị cho bệnh nhân. Do vậy, anh dành nhiều năm tổng hợp các chất mới, thuốc mới dựa trên dữ liệu từ hàng nghìn công trình đã công bố trước để tìm chất tiềm năng cho hướng đi của mình. Trong số các nghiên cứu, việc tìm ra dẫn chất mới trong điều trị bệnh ung thư khiến Tiến sĩ Trương Thanh Tùng hài lòng nhất.
Trong những năm qua, Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đã công bố 30 công trình khoa học thuộc lĩnh vực y dược, trong đó có nhiều công trình được tiến hành hoàn toàn tại Việt Nam. Anh còn là thành viên ban biên tập của nhiều tạp chí và phản biện cho nhiều tạp chí hàng đầu thế giới của các nhà xuất bản như: Nature, Springer Nature, Elsevier, Wiley…
Tâm Anh (TH)
Giữa lúc nhiều di sản Hà Nội tưởng như đã bị "cày nát" thì vẫn còn đó một ngôi cổ tự - chùa Linh Ứng cùng 100 pho tượng đất trầm mặc - một bảo tàng nho nhỏ về tượng đất thó. Có pho tượng đã tồn tại 400 đến 500 năm mà rất ít nhà khoa học biết đến và càng xa lạ với giới truyền thông. Song, bất ngờ đó là rất nhỏ nếu đặt cạnh lịch sử ngôi chùa. Linh Ứng tự được xây dựng bởi một dòng họ, có lịch sử nghìn năm. Ðến nay, con cháu họ Trương vẫn nối đời gìn giữ. Qua đó, có thể nhận ra cái mạch chảy của đất văn hiến vĩ đại đến nhường nào
QUY CHẾ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, THU, CHI "QUỸ COVID-19 HỌ TRƯƠNG" CỦA HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG LÂM THỜI TẠI TP.HCM, CÁC TỈNH NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
(V/v: Ủng hộ các Gia đình họ Trương tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương gặp khó khăn do bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), gây ra
Theo Đại Sử Việt Ký toàn thư kỷ nhà Lý quyển III, trang 330: Một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân có mấy tiếng ngâm thơ rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Tác giả: Trương Trung Phát