Thả hồn mây gió thong dong
Tổ tiên ngự lại thiên tôn
Núi còn ngả bóng nắng ròn hương bay
Nức nô trăm ngả về đây
Thỏa thuê, thuê thỏa tràn đầy thi thư
Tử tôn kính tạo đền thờ
Tiên hiền sống mãi cõi bờ nước Nam
Bồ đề xanh mát cao sang
Sen thơm bán nguyệt nhụy vàng sắc hoa…
Nhân thần nòi giống Trương gia
Giúp dân cứu nước sáng lòa cõi Nam
Ngư Nguyệt thần sông lừng vang
Đuổi lũ giặc Tống bằng nàng thơ yêu 1
Trương Xán trạng nguyên Trần Triều 2
Phú Đằng Giang rực Hán Siêu văn thần 3
Công Tào nghĩa cả quên thân
Chí Linh tín lược bấy lần thoát nguy 4…
Giang sơn Lê chúa trị vì
Công Tào về ẩn thịnh suy nhói lòng
Thả hồn mây gió thong dong
Cứu con Nguyễn Trãi khỏi vòng máu rơi5
Công Giai, Minh Lượng cùng thời 6
Nhớ chăng tổ nội trồng người trăm năm
Mở trang sử nước ngộ rằng
Trương gia vằng vặc sao trăng sáng trời
Chú thích
Theo Đại Sử Việt Ký toàn thư kỷ nhà Lý quyển III, trang 330: Một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân có mấy tiếng ngâm thơ rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư kỷ nhà Trần, quyển V trang 466 dòng 8 -13
Đằng Giang Phú nổi tiếng của Trương Hán Siêu
Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian ( Nhà thơ Trần Tuấn Đạt, người đã viết Vũ Cố Đại Vương chém đầu Liễu Thăng ở Chi Lăng). Trương Công Tào là người phương Bắc nhưng có cảm tình với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng để nghĩa quân chủ động tấn công giặc Minh, bảo tồn được lực lượng nghĩa quân ở núi Chí Linh.
Công Tào đặc biệt cá cảm tình với Nguyễn Trãi, cũng theo Trần Tuấn Đạt cho biết, ông đã bố trí rời khỏi Đông Quan thoát ách kìm kẹp của giặcđể cùng Phạm Văn Xảo - Trần Nguyên Hãn vào Lam Sơn tụ nghĩa. Đến vụ án Lệ Chi Viên, Công Tào đã cho người thân tín đưa mẹ con Phạm Thi Mẫn thiếp của Nguyễn Trãi đang có mang công tử Anh Vũ chạy sang Ai Lao.
Theo nhà thơ Trần Tuấn Đạt: Trương Công Tào là Thủy Tổ chi Trương Công ở Vạn Điểm – Hà Nội, Nam Định và Thanh Tâm – Hà Nam. Do biến loạn của nhà Lê, anh em phiêu tán. Đến đời thứ 7 cụ Trương Chí Tín ông nội Trương Công Gia và Trương Minh Lượng mới nối lại nòi thi thư – cả hai người đều đỗ tiến sĩ thời Trung Hưng
HUYẾT MẠCH HỌ HÀNG NỐI DÀI THEO ĐẤT NƯỚC
TINH HOA TRƯƠNG TỘC TRUYỀN MÃI VỚI THỜI GIAN.
Dù còn nhiều tranh luận đâu đó trong xã hội, mà nói như nhà báo đồng thời là một người nghiên cứu về lịch sử - di sản đô thị Trần Hữu Phúc Tiến là bị lớp bụi thời gian và nhân gian lắm lúc làm hoen ố, nhưng trong tọa đàm ngày 11.9 do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu cùng thống nhất rằng Trương Vĩnh Ký là một người yêu nước theo cách của mình, một nhân vật đa diện.
Với điểm tổng kết 3.95/4.0, xếp loại Xuất sắc, Trương Tấn Sang (K61, Cử nhân Tài năng Hóa học) đã trở thành thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH học Quốc gia Hà Nội) năm 2020.
Tác giả Trường Giang tên thật là Trương Đình Tưởng – Luật sư – Nhà nghiên cứu Văn hóa, Lịch sử - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Ninh Bình - Phó chủ tịch Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh. Sinh ra trên vùng đất Cố đô ngàn năm linh thiêng ngàn năm huyền thoại