Liên hoan văn hoá các dân tộc Việt Nam: Hội tụ và tỏa sáng ấn tượng

23:58 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1374
 
Năm sau vui hơn năm trước
Lễ hội văn hoá các dân tộc lần này có sự tham gia của 13 dân tộc đến từ 8 tỉnh thành trong cả nước, với hơn 200 diễn viên quần chúng. Tất cả các dân tộc đều đã chọn lựa những nét tinh hoa trong văn hoá dân tộc mình để giới thiệu, chia sẻ với các dân tộc anh em và du khách gần xa.
Tiết mục biểu diễn trong đêm khai mạc liên hoan.
Bà Hà Thị Phương – người dân tộc Nùng (Lục Ngạn, Bắc Giang) đang nấu rượu, đơm xôi tại khu chợ Cao nguyên đá trong Làng Văn hóa các dân tộc VN hồ hởi cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia vào Lễ hội văn hoá các dân tộc. Tôi thấy rất vui vì được mang nét văn hoá ẩm thực của người Nùng phía Bắc giới thiệu với khách thập phương”. Lần này bà Phương cùng các con cháu mang tới ngày hội món rượu Kiên Thành và xôi 3 màu ngon nổi tiếng của người Nùng, vừa giới thiệu món ngon đồng thời cũng là dịp tốt để bà quảng bá cho thương hiệu đặc sản của dân tộc.
Cùng chung cảm xúc như bà Phương, già làng APun- dân tộc Ba Na (ở Gia Lai) lại mang đến ngày hội một “món ăn” tinh thần đặc trưng của xứ sở Tây Nguyên là dàn cồng chiêng để tấu lên mừng ngày hội. Theo già đến Hà Nội còn có 12 thành viên, đa phần là những học trò trẻ của buôn làng. Già APun cho biết: “Già tham gia lễ hội lần này là lần thứ 3, thấy lễ hội lần sau bao giờ cũng “đậm đà” hơn lần trước”.
Cũng theo già APu thì đây là cơ hội để giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam cho lớp con cháu, để chúng thấy tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống mà tiếp tục giữ gìn và phát huy.
Tuy nhiên, trong ngày hội khai mạc hôm qua, có lẽ nơi lưu giữ “hồn cốt” của văn hoá dân tộc nhiều nhất vẫn là tại các phiên chợ quê. Tại khu chợ của làng Việt, một không gian đậm chất chợ cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã được tái hiện. Từ những món ăn và uống quen thuộc như rượu ngô, mèn mén, thắng cố, cho tới món trứng kiến xào… hay cái thú đi chợ cốt là để vui chơi, kết duyên đã được những diễn viên quần chúng tái hiện sinh động ở từng góc nhỏ của phiên chợ.
Điểm nhấn không gian chợ Việt
Tối qua hàng nghìn du khách đổ về sân khấu nổi ở Làng văn hóa để được tận mắt chứng kiến đêm khai mạc Ngày hội văn hoá các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Vận hội năm rồng – đoàn kết, khát vọng và thăng hoa”. Chương trình kéo dài gần 3 giờ đã giới thiệu những nét đẹp đa dạng, ấn tượng trong văn hoá của từng vùng miền của nước Việt.
Bà Ngô Thị Dôm (Gia Đồng, Thuận Thành, Bắc Ninh) đã vượt mấy chục cây số đến Làng Văn hoá các dân tộc VN từ lúc 6 giờ chiều để được dự đêm khai mạc ấn tượng này. Bà Dôm cho biết: “Các tiết mục biểu diễn rất hoành tráng, hiện đại nhưng vẫn có những nét truyền thống đậm màu sắc của dân tộc. Tôi thấy rất tự hào về văn hoá dân tộc Việt Nam”.
Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội văn hóa các dân tộc lần thứ III, từ nay đến ngày 5.5 tới sẽ diễn ra các hoạt động lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian của 54 dân tộc tại Khu làng dân tộc thuộc Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Nói về ý tưởng xây dựng Chương trình “Vận hội năm Rồng”, nhà văn Nguyễn Khắc Phục tác giả kịch bản cho biết: “Điểm quan trọng của Liên hoan văn hóa các dân tộc cũng như trong đêm tôn vinh nằm ở việc tập trung khai thác “không gian chợ Việt” từ hình ảnh các buổi chợ truyền thống tại Việt Nam. Chợ quê thực sự là nơi hội tụ văn hóa vật chất và tinh thần của cả cộng đồng. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của vùng này với vùng khác, của dân tộc này với dân tộc khác mà còn là nơi giao lưu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, ẩm thực, phô diễn và quảng bá hình ảnh, các đặc sản địa phương, tập quán văn hóa của từng dân tộc”.
“Vận hội năm Rồng” đã đem đến cho người xem các tiết mục văn hoá của các cộng đồng 54 dân tộc Việt, với ý tưởng xuyên suốt là “để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”. Không chỉ xem các hoạt động tươi vui, rộn rã của chợ vùng cao, chợ đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, chợ nổi Nam Bộ, thăm viếng Tháp Mỹ Sơn, khán giả đã chìm đắm vào các điệu nhạc đặc trưng của từng vùng miền như hát xoan, hò mái nhì, đờn ca tài tử, hát xẩm…

 Theo Minh Nguyệt (Danviet.vn)

Những tin cũ hơn

Quảng Nam: Xây dựng tộc họ văn hóa ở một gia tộc- điển hình của việc đưa các thiết chế văn hóa ở cơ sở đi vào cuộc sống

Quảng Nam: Xây dựng tộc họ văn hóa ở một gia tộc- điển hình của việc đưa các thiết chế văn hóa ở cơ sở đi vào cuộc sống

— 25 Tháng Năm 2017

Xây dựng và đưa các thiết chế văn hóa đến với các cộng đồng dân cư đang là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân ta. Tại thôn Hiền Lương- xã Bình Giang, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), với mô hình xây dựng dòng họ văn hóa của tộc Nguyễn Đình gắn với xây dựng thôn văn hóa, xã văn hóa đang từng bước khẳng định, đây là mô hình có hiệu quả, có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và đưa các thiết chế văn hóa đến cơ sở.

NGHỆ SĨ ƯU TÚ TRƯƠNG THƯƠNG HUYỀN

NGHỆ SĨ ƯU TÚ TRƯƠNG THƯƠNG HUYỀN

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) O Huyền, tôi thường gọi NSUT Trương Thương Huyền với cái từ thân quen của những người miền trung gọi người chị, người bạn. Tôi quen O Huyền qua những người chị người anh đồng hương Quảng Trị. Cách O nói chuyện với bạn thật thân thương, nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn, dịu êm mà có lửa.

Thủy thủ tàu biển đoạt giải nhất 'Văn học tuổi 20'

Thủy thủ tàu biển đoạt giải nhất 'Văn học tuổi 20'

— 25 Tháng Năm 2017

Vượt qua gần 200 bản thảo tham dự cuộc vận động sáng tác dành cho người yêu viết lách, chàng kỹ sư điện 34 tuổi, làm việc trên tàu viễn dương, đoạt giải cao nhất với tiểu thuyết mang tên 'Biển'.

NHÀ VĂN TRẺ TRƯƠNG ANH QUỐC - ĐAU XÓT KHI NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

NHÀ VĂN TRẺ TRƯƠNG ANH QUỐC - ĐAU XÓT KHI NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Anh Quốc sinh năm 1976 tại Quảng Nam, từng đoạt giải nhì cuộc thi Văn học tuổi 20 lần 3 (2005) và giải nhất cuộc thi này lần 4 (2010). Anh đã xuất bản các tập sách: Biển, Sóng biển rì rào, Lũ đầu mùa... và có nhiều tác phẩm đăng báo, tạp chí. Là kỹ sư tàu biển, anh không giấu cảm xúc đau xót trước sự kiện thời sự diễn ra trên biển Đông.

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.