° Góp sức xây dựng quê hương
Hòa thượng Thích Trí Tâm đã được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cùng tín đồ tăng ni Phật tử, nhân dân tín nhiệm giới thiệu ra ứng cử và đã trúng cử đại biểu HĐND tỉnh 5 khóa liên tục. Với cương vị là người đại biểu của nhân dân, thầy đã chuyển những tâm tư nguyện vọng của cử tri, tăng ni, Phật tử đến với HĐND; đồng thời có những ý kiến đóng góp hết sức thiết thực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đã ngoài 70 tuổi, thầy vẫn được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh cùng các tăng ni, tín đồ, Phật tử tín nhiệm giới thiệu ra ứng cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004 - 2009 với lý do “càng già càng nhiều kinh nghiệm” để có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng tỉnh. Với cương vị là đại biểu HĐND tỉnh, Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương, thầy tiếp thu đường lối của Đảng, Nhà nước, phổ biến cho các tăng ni, Phật tử và nhân dân thực hiện. Khi nghe chúng tôi nhắc về những luận điệu sai trái mà các thế lực thù địch áp đặt cho ta, thầy nghiêm nét mặt và nói: “Dân ta cần phải học tập, phải trau dồi trí tuệ, vận dụng trí tuệ mà hiểu được lẽ đúng, lẽ sai, điều nên làm và không nên làm để tránh sa vào cạm bẫy của một số kẻ xấu muốn gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”.
Nhìn cảnh người dân thừa đất nhưng lại thiếu ăn, Hòa thượng Thích Trí Tâm muốn làm một điều gì đó giúp đỡ nhân dân, giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo. Thầy cùng các tăng ni trực tiếp lao động và hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho Phật tử và nhân dân ngay trên trang trại 2,5 ha của chùa, biến mảnh đất hoang thành trang trại, thành vườn cây ăn quả. Thấy đất bỏ hoang, thầy xin thêm 4,5 ha đưa vào gieo trồng nhiều loại cây đặc sản quý hiếm như: mận An Phước, bưởi da xanh… Với nguyên tắc: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm (thì) một ngày không ăn), thầy luôn nhắc nhở mọi người phải chuyên cần lao động, phát triển kinh tế gia đình. Tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng thầy và các tăng ni chùa Nghĩa Phương đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhà chùa làm để mọi người làm theo, nếu người dân chưa biết kỹ thuật trồng thì thầy giúp đỡ, nếu họ thiếu con giống thì thầy cho vay. Đến nay, trong vườn của chùa có gần 1 nghìn chậu kiểng có giá trị kinh tế cao như mai, sứ…, 0,5 ha xoài cát Hòa Lộc, 1 ha nhãn, 1 ha điều, 0,5 ha mít… Thầy còn tổ chức “Ngày Chủ nhật xanh” cho các tăng ni lao động để cải thiện đời sống. Ngay những lúc đến tụng niệm, cầu siêu cho những gia đình có người qua đời thầy cũng tranh thủ vận động bà con cùng các tăng ni, Phật tử chăm chỉ lao động, gắn đạo với đời, lấy đạo giúp người, giúp đời.
Khi thấy một số người chặt phá rừng, thầy phân tích, khuyên bảo những điều hay lẽ phải. Hòa thượng khuyên mọi người trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Thầy cũng là người đi đầu nhận thêm 2 ha đồi trọc để trồng bạch đàn. Lúc đầu mọi người thấy ý định của thầy là khó thực hiện. Nhưng ý tưởng đó đã trở thành hiện thực với ý chí và lòng quyết tâm của thầy. Một ngày thầy trồng 40 cây, riêng “Ngày Chủ nhật xanh”, thầy tổ chức cho các tăng ni chùa Nghĩa Phương trồng 300 cây. Hơn 8 tháng lao động cật lực, 2 ha đồi trọc đã phủ kín một màu xanh của bạch đàn. Đến nay, rừng bạch đàn của thầy đã gần 5 năm tuổi.
Từ kinh tế trang trại, hàng năm nhà chùa thu nhập hàng trăm triệu đồng. Toàn bộ số tiền thu được, thầy dùng để chỉnh trang lại chùa và làm công tác từ thiện, giúp cho những gia đình nghèo. Thầy còn tổ chức cho các tăng ni, Phật tử lập hũ gạo tình thương, giúp đỡ người nghèo. Tết hàng năm, nhiều gia đình nghèo được thầy giúp đỡ gạo, động viên, bày cách làm ăn để họ thoát nghèo.
Hòa thượng Thích Trí Tâm thật sự là tấm gương yêu lao động, luôn gắn đạo với đời. Thầy luôn được tăng ni, Phật tử và nhân dân kính trọng.
“Tai nghe trống chiến, trống chầu” Đó là nhan đề tập sách sắp xuất bản, viết về nghệ thuật hát bội của nhạc sĩ Trương Đình Quang, người con của làng Minh Hương, Hội An danh tiếng. “Tai nghe trống chiến, trống chầu/Xếp ba miếng kẹo đậu phụng trật đầu lộn đuôi”; “Nghe trống chiến không khiến cũng đi/Nghe trống chầu đâm đầu mà chạy”…
Hầu hết những người tham dự Lễ cấp giấy chứng nhận cho các Thủ khoa năm 2011 tại Hà Nội vừa qua đều tấm tắc khen ngợi và thán phục cô Tân Cử nhân ngành Triết học, cựu sinh viên Khoa Triết, Trường Đại học Khoa học Xã hội- Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Là một đảng viên trẻ có bậc thợ 5/7 - Trương Đình Khâm - được điều động về tăng cường cho tổ trực điện Hoài Ân trong những ngày cao điểm cải tạo lưới điện, sau tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tại địa phương. Tổ chỉ có 6 người - do Hồ Hải Hoan làm tổ trưởng, ngoài việc đảm nhận khối lượng công việc quản lý và kinh doanh điện năng trên địa bàn cả huyện Hoài Ân, địa bàn xa nhất là các xã người dân tộc Ba Na, Hơ rê: Gồm xã Đắc Man, Bok Tới cách thị trấn đến 25-30 cây số đường núi: Ghi chữ điện, phát quang hành lang tuyến, sửa chữa lưới điện khi bị sự cố…là những việc làm thường xuyên của tổ. Nhưng trong những đợt tập trung cải tạo lưới, tháo, lắp xà thay dây, trưa mới về - anh em nhễ nhại mồ hôi, cả tổ đều… “đắng miệng”, nhiều hộp cơm còn thừa quá nửa.
Trong sách Tiến sỹ Nho học Hải Dương do Tăng Bá Hoành Chủ biên cùng các đồng tác giả Nguyễn Huy Thiêm, Nguyễn Thị Quế, Hà Trí biên soạn năm 1999 liệt kê 637 vị đỗ đại khoa của Hải Dương từ năm 1075 đến năm 1919, theo đó có 5 người họ Trương.
Trương Phu Duyệt, Người xã Kim Đâu, Huyện Thanh Miện (nay là thôn Kim Trang, xã Lam Sơn, Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương. Năm 30 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh năm thứ nhất (1505). Làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại