1, Trương Hanh (Không rõ năm sinh, năm mất).
Người xã Gia Tân, Gia Lộc, Hải Dương (tên huyện cũ là Trương Tân). Đỗ thứ nhất khoa thi Thái học sinh năm Nhâm Thìn - Đệ nhất giáp tiến sĩ, đời Trần Thái Tôn, niên hiệu Kiến Trung thứ 8 (1232) - (Kể từ năm này trở đi, khoa thi Thái học sinh chia người được lấy đỗ theo ba giáp) Làm quan đến chức Thượng thư.
2, Trương Phù Duyệt (1476 - ?)
Trương Phu Duyệt, Người xã Kim Đâu, Huyện Thanh Miện (nay là thôn Kim Trang, xã Lam Sơn, Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương. Năm 30 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh năm thứ nhất (1505). Làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại.
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lệnh cho ông thảo tờ chiếu nhường ngôi, Ông quắc mắc nhiếc mắng Mạc Đăng Dung vì thế bị giáng xuống Tả thị lang bộ Hình, sau lại bị điều đi giữ chức An bang thừa tuyên sứ. Sau khi ông mất, nhà Lê Trung hưng suy tôn ông là tiết nghĩa công thần. Phong làm phúc thần.
3, Trương Hữu Phỉ (không rõ năm sinh năm mất).
Người xã Ngọc Cục, huyện Đường An (nay là thôn Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương. Đỗ đệ nhị gipas tiến sỹ xuất thân, khoa Tân Sửu, Niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất (Nhà Mạc -1541), làm quan tới chức Thượng thư, hàm Thiếu Bảo, tước An Quận Công.
Đại Việt lịch đại tiến sĩ khoa thực lục chép nhầm là Trương Hữu Bùi.
4, Trương Hữu Văn (không rõ năm sinh năm mất)
Người xã Phao Sơn, huyện Chí Linh (nay là thôn Phao Sơn, xã Cỏ Thành, huyện Chí Linh, Hải Dương). Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Quang Bảo thứ 5 (Nhà Mạc - 1559) làm quan đến chức Hiến sát sứ.
5, Trương Lỗ (1532 - ?)
Xã Bối trì, Huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương. Năm 31 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ nhị danh (Bảng nhãn), khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Quang Bảo thứ 9 (1562 - Nhà Mạc). Làm quan đến chức Đông các đại học sỹ, Tả thị lang.
Đại Việt lịch đại Tiến sĩ khoa thực lục ghi quê ở xã Bối Trì, Huyện Thanh Miện.
Trương Xuân Lực tổng hợp
Trương Phu Duyệt, Người xã Kim Đâu, Huyện Thanh Miện (nay là thôn Kim Trang, xã Lam Sơn, Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương. Năm 30 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh năm thứ nhất (1505). Làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại
Quả không ngoa khi nói rằng Trương Văn Tem là con người cả xả thân vì thành bại của loại hình kinh tế hợp tác xã (HTX). Vì nó anh đã phải đi tù oan, vì nó anh đã biến một đơn vị đứng bên bờ vực giải thể trở thành một HTX điển hình tiên tiến toàn quốc. Và cũng nhờ sự thành công đó, anh được bầu vào HĐND tỉnh Long An.
Vừa qua, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 1039/Ttg-TTCP ngày 28/6/2011, tại QĐ số 1120/QĐ-CTN ngày 2/8/2011 của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động cho các cá nhân thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngay từ khi thực dân Pháp tiến công đánh chiếm Đà Nẵng (1858) rồi đến Gia Định (2 – 1959) và sau đó đách chiếm các tỉnh Nam bộ, trong đó có Định Tường thì các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy khắp nơi chống lại kẻ thù chung của dân tộc. Trong các cuộc khởi nghĩa ấy đặc biệt có cuộc khởi nghĩa của anh hùng Trương Định khởi xướng đầu tiên làm cho Thực dân Pháp vô cùng khốn đốn, gặp nhiều tổn thất nặng nề.
GS.TSKH Trương Đông San sinh ngày 2.12.1933 tại một làng ven biển, nay thuộc xã Thuận Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, trong một gia đình ngư dân nghèo có truyền thống cách mạng. Hai người anh trai của ông là liệt sĩ. Bản thân ông cũng sớm tham gia cách mạng. Năm 11 tuổi, ông đã làm liên lạc cho cơ sở bí mật của Đảng trong vùng địch tạm chiếm. Sau đó do bị lộ, ông được đưa lên chiến khu cách mạng. Năm 1951, ông được cử đi học ở khu V và khu IV cũ.