Nhìn thấy anh em mệt nhoài trong giờ nghỉ trưa, Trương Đình Khâm xót lắm, bởi chính bản thân anh cũng “thấm” cái khổ công trường. Nhiều đêm không ngủ, anh đã tái hiện lại toàn bộ công đoạn kéo dây tại các vị trí vượt đường giao thông hoặc vượt đường dây giao chéo khác. “Không ổn!. Hao tổn công sức là ở đây: Khâu vận chuyển, lắp đặt, tháo gỡ giàn giáo đỡ dây trong thi công vượt đường”.
Sáng hôm sau, Trương Đình Khâm trình bày với anh em trong tổ về ý tưởng gia công hệ thống Puly đỡ dây vượt: Anh em đồng tình góp ý và bắt tay vào gia công ngay: Một hệ thống Puly hoàn chỉnh, gọn nhẹ được đưa ra công trường với bộ khung làm bằng thép tròn CT3 đường kính 10mm có chiều dài 0,8m. Hai đầu được hàn gắn với 2 tấm thép CT3 ( 40 x 4) có khoan lỗ để lắp các Puly bằng gỗ cứng. Móc cố định và nối nhiều puly lại với nhau có tác dụng đỡ dây vượt một cách “êm ru” và an toàn .
Công trình đại tu đường dây 22kV- Xuất tuyến 471-E18 và xuất tuyến 472 Hoài Ân được hoàn thành trước thời gian dự kiến đến 4 ngày khi đưa hệ thống Puly của Trương Đình Khâm vào khai thác sử dụng.
Không dừng lại ở đó,Trương Đình Khâm còn đề xuất gia công máy quay thu hồi dây cũ, kéo dây mới, làm giảm đáng kể mức độ nặng nhọc cho anh em, đã tăng năng suất lao động trên công trình cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn ở huyện Hoài Ân lên gấp đôi. Chính sáng kiến này năm 2009, đã tôn Trương Đình Khâm lên danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Nhiều lần tâm sự với anh em trong tổ, Trương Đình Khâm chân tình bộc bạch : Mình là đảng viên, đang cùng anh em hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Điện lực. Anh em tổ mình suy nghĩ và làm được những việc nhỏ như vậy mình cảm thấy cũng gần gũi với nội dung cuộc vận động lớn ấy. Bởi nó xuất phát từ tình cảm đồng đội và trở về phục vụ chính anh em mình”
Trong sách Tiến sỹ Nho học Hải Dương do Tăng Bá Hoành Chủ biên cùng các đồng tác giả Nguyễn Huy Thiêm, Nguyễn Thị Quế, Hà Trí biên soạn năm 1999 liệt kê 637 vị đỗ đại khoa của Hải Dương từ năm 1075 đến năm 1919, theo đó có 5 người họ Trương.
Trương Phu Duyệt, Người xã Kim Đâu, Huyện Thanh Miện (nay là thôn Kim Trang, xã Lam Sơn, Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương. Năm 30 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh năm thứ nhất (1505). Làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại
Quả không ngoa khi nói rằng Trương Văn Tem là con người cả xả thân vì thành bại của loại hình kinh tế hợp tác xã (HTX). Vì nó anh đã phải đi tù oan, vì nó anh đã biến một đơn vị đứng bên bờ vực giải thể trở thành một HTX điển hình tiên tiến toàn quốc. Và cũng nhờ sự thành công đó, anh được bầu vào HĐND tỉnh Long An.
Vừa qua, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 1039/Ttg-TTCP ngày 28/6/2011, tại QĐ số 1120/QĐ-CTN ngày 2/8/2011 của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động cho các cá nhân thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngay từ khi thực dân Pháp tiến công đánh chiếm Đà Nẵng (1858) rồi đến Gia Định (2 – 1959) và sau đó đách chiếm các tỉnh Nam bộ, trong đó có Định Tường thì các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy khắp nơi chống lại kẻ thù chung của dân tộc. Trong các cuộc khởi nghĩa ấy đặc biệt có cuộc khởi nghĩa của anh hùng Trương Định khởi xướng đầu tiên làm cho Thực dân Pháp vô cùng khốn đốn, gặp nhiều tổn thất nặng nề.