Ý NGHĨA MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT TRONG VĂN HÓA BA MIỀN BẮC - TRUNG - NAM

00:03 - 26/05/2017 Tin tổng hợp Admin 5069

1. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết trong văn hóa miền Bắc:

Ở miền Bắc với phong tục truyền thống khắc sâu trong tâm tưởng mỗi người nhưng mâm ngũ quả ở đây cũng không quá khắt khe và chủ yếu phải đủ lễ, đủ loại nhất trong ba miền. Mâm ngũ quả ở miền Bắc phải phù hợp với ngũ hành trong văn hóa phương đông, là vạn vật dung hòa trong trời đất và theo ý nghĩa của từng loại quả. Với mong muốn con cháu thuận hòa, sung túc và thành đạt, nên nhất thiết phải có 5 loại quả chính là chuối, quất (quýt), lê, phật thủ, sung.

Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ở miền Bắc:

  • Phật thủ – bàn tay phật nhằm bảo vệ gia đình, hoặc bưởi: mong muốn an khang thịnh vượng; màu vàng ứng với Kim
  • Chuối: tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc
  • Sung hoặc quả mây: tượng trưng cho sự sung túc, no ấm, màu xám ứng với Thổ
  • Quất, quả hồng: biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa
  • Quả lê hoặc dưa lê: tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy

Có thể thay hay chưng thêm các loại quả như ớt, hồng xiêm, đu đủ… để mâm ngủ quả thêm đa dạng, đẹp nhưng nhớ chưng theo số lẻ tượng chưng cho sự sinh sôi, nảy nở.

2. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết trong văn hóa miền Trung:

Miền Trung nằm nối giữa hai miền Bắc-Nam, là nơi giao thoa giữa văn hóa hai miền nên mâm ngũ quả ở đây cũng trung đu đủ, chuối, bưởi, hồng xiêm, cam, lê ki ma, thanh long,… Phần khác do ở đây trái cây không đa dạng, phong phú như hai miền khác của đất nước nên mâm ngũ quả của người miền Trung có phần giản tiện nhất, không câu nệ hình thức cũng như ý nghĩa nên có gì cúng nấy, không cần theo số lẻ như miền Bắc, cũng không kiêng trái cây gì mà chủ yếu đẹp mắt và thành tâm dâng kính tổ tiên.

3. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết trong văn hóa miền Nam:

Văn hóa của người nam có phần khác người Bắc, mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam kiêng kỵ các loại trái cây mang ý nghĩa xấu như chuối (đọc gần giống với “Chúi nhủi”-thất bại), cam (có câu “Quýt làm cam chịu”), lê (“Lê lết”), táo (người Nam gọi là “Bom”), lựu (“Lựu đạn”) và không có cả sầu riêng cũng như các loại trái cây có vị cay, đắng.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam có ngụ ý như: “Cầu sung (túc) vừa đủ xài” hay “Cầu dừa đủ xài sung” rất hóm hỉnh, bình dị khi chỉ mong vừa đủ, rất khiêm tốn nhã nhặn nhưng cũng rất thông minh, sáng tạo trong cách thể hiện.

Trái cây trong mâm ngũ quả ở miền Nam:

  • Mãng cầu Xiêm (Cầu)
  • Sung (Sung túc)
  • Dừa (Vừa)
  • Đu đủ (Đủ)
  • Xoài (Xài)

Ngoài ra mâm quả của miền Nam có thể thêm trái thơm (dứa hay khóm) với mong muốn con cháu đầy nhà, một cặp dưa hấu đỏ cầu may mắn, nho, sa pô chê (Hồng xiêm), Thanh long,…

Với các ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết trong văn hóa 3 miền Bắc-Trung-Nam trên đây chúc bạn hiểu hơn, thêm yêu và gìn giữ những phong tục, tập quả của mỗi miền đất nước Việt Nam.

 

 

Những tin cũ hơn

NHỮNG PHONG TỤC TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC

NHỮNG PHONG TỤC TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC

— 26 Tháng Năm 2017

Năm mới Tết đến là lúc gia đình sum vầy, quây quần bên nhau sau một năm học tập, làm việc vất vả. Với người dân Việt Nam Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm và có rất nhiều phong tục liên quan đến ngày lễ lớn này. Tham khảo những phong tục trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam để hiểu biết thêm về những phong tục, tập quán tốt đẹp và ý nghĩa của ngày Tết Việt

TẾT NGUYÊN ĐÁN

TẾT NGUYÊN ĐÁN

— 26 Tháng Năm 2017

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết ViệtNam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết.

VỀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

VỀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

— 26 Tháng Năm 2017

Năm 1945 dưới sự lảnh đạo sáng suốt của Đảng, từ thân phận nô lệ từ một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân ta đã vùng dậy làm cuộc cách mạng tháng tám...

KÝ ỨC VỀ SỰ CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ CHO CUỘC NỔI DẬY LỊCH SỬ TRONG LÒNG ĐÔ THỊ SÀI GÒN

KÝ ỨC VỀ SỰ CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ CHO CUỘC NỔI DẬY LỊCH SỬ TRONG LÒNG ĐÔ THỊ SÀI GÒN

— 26 Tháng Năm 2017

Theo truyền thống của gia đình và quê hương tôi tham gia cách mạng khi còn là thiếu niên (năm 1964). Rất tự nhiên như thân phận của một con người phải vùng lên trước thảm trạng đói cơm, rách áo, pháo chụp,, bom đìa mà kẻ thù dội xuống xóm làng....

MỪNG XUÂN ẤT MÙI 2015

MỪNG XUÂN ẤT MÙI 2015

— 26 Tháng Năm 2017

Kính chúc bà con họ Trương Việt Nam ở trong nước và nước ngoài: PHÚC - LỘC - THỌ - KHANG - NINH !