TẾT NGUYÊN ĐÁN

00:03 - 26/05/2017 Tin tổng hợp Admin 3790

1. Chợ Tết

Chợ Tết là những phiên họp từ 25 tháng Chạp cho đến 30 tháng Chạp, chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán. Ví dụ như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa. Người ta bán những chiếc tháp làm bằng bánh in bao giấy màu, những chiếc bánh ly bằng bột nếp hoặc bánh ngũ sắc dùng để chưng lên bàn thờ. Chợ còn bán những thứ không ăn được, nhưng vô cùng cần thiết cho ngày Tết như phong bao lì xì, giấy dán…

2. Cây nêu ngày Tết

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu...

Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

3. Câu đối tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.

4. Hoa tết

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.

5. Màu của ngày Tết

Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v... Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.

6. Lễ tổ tiên ngày tết

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Sắp dọn bàn thờ – Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...

7. Xuất hành và hái lộc ngày Tết

"Xuất hành" là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ.

8. Chúc Tết

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi)

9. Lì xì

Lì xì ngày Tết: người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.

10. Xin chữ đầu xuân

Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điềm lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Xin chữ là một phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến.

Các giai đoạn chính trong Tết.

1. Ngày Ông Công, Ông Táo

Tết của người Việt bắt đầu từ ngày Hai Mươi Ba tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu, những việc mà Ông Táo tai nghe mắt thấy. Ông Táo được cúng vào ngày Hai Mươi Ba tháng Chạp Âm lịch hàng năm.

2. Ngày dựng Cây nêu

Đây là ngày dựng Cây nêu. Theo phong tục của một số dân tộc, trong đó có người Kinh, cây nêu vừa biểu trưng cho sự tôn kính trời đất, vừa là biểu trưng cho sự tiễu trừ ma quỷ.

3. Ngày gói bánh chưng

Theo phong tục của người Việt là ngày gói bánh chưng và chuẩn bị các món đồ tế lễ trong dịp Tết.. Cũng trong ngày này, nguời ta thường đi thăm mồ mả gia tiên, sửa sang, dọn cỏ, quét vôi và làm một mâm cỗ cúng mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

4. Ngày Tất niên

Có thể là ngày Ba Mươi tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc Hai Mươi Chín tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên. Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên.

5. Giao thừa

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát.

6. Bảy ngày đầu năm

Ba ngày Tân niên

* Ngày Mồng Một tháng Giêng: là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất. Vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.

* Ngày Mồng Hai tháng Giêng: ngày này cũng có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, nguời ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.

* Ngày Mồng Ba tháng Giêng: Sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy.

Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.

7. Xông đất

Xông đất (hay đạp đất, mở hàng). Tục lệ xông đất đã có lâu đời ở ViệtNam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.

8. Xuất hành và hái lộc

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ.

9. Chúc Tết

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên.

10. Thăm viếng họ hàng, hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp

* Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công... Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau tai qua nạn khỏi hay của đi thay người nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

* Đến thăm những người hàng xóm của mình, những gia đình sống gần với gia đình mình, chúc họ những câu tốt lành đầu năm mới. Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới.

* Đến thăm những người bạn bè, đồng nghiệp, những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.

11. Mừng tuổi 

Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là "Tiền mở hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều

12. Hóa vàng (người đạo công giáo không có làm hóa vàng).

Tục hóa vàng ngày Mồng Bốn hoặc Mồng Năm, không ít gia đình vẫn theo truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu nguyện một năm mới nhiều may mắn.

13. Khai hạ

Ngày Mồng Bảy tháng Giêng (cũng có thể là Mồng Sáu Tháng Giêng) là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây nêu, gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày Mồng Tám hoặc Mồng Chín tháng Giêng.

 

 

Những tin cũ hơn

VỀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

VỀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

— 26 Tháng Năm 2017

Năm 1945 dưới sự lảnh đạo sáng suốt của Đảng, từ thân phận nô lệ từ một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân ta đã vùng dậy làm cuộc cách mạng tháng tám...

KÝ ỨC VỀ SỰ CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ CHO CUỘC NỔI DẬY LỊCH SỬ TRONG LÒNG ĐÔ THỊ SÀI GÒN

KÝ ỨC VỀ SỰ CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ CHO CUỘC NỔI DẬY LỊCH SỬ TRONG LÒNG ĐÔ THỊ SÀI GÒN

— 26 Tháng Năm 2017

Theo truyền thống của gia đình và quê hương tôi tham gia cách mạng khi còn là thiếu niên (năm 1964). Rất tự nhiên như thân phận của một con người phải vùng lên trước thảm trạng đói cơm, rách áo, pháo chụp,, bom đìa mà kẻ thù dội xuống xóm làng....

MỪNG XUÂN ẤT MÙI 2015

MỪNG XUÂN ẤT MÙI 2015

— 26 Tháng Năm 2017

Kính chúc bà con họ Trương Việt Nam ở trong nước và nước ngoài: PHÚC - LỘC - THỌ - KHANG - NINH !

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ CỦA TIẾN SỸ TRƯƠNG CÔNG GIAI

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ CỦA TIẾN SỸ TRƯƠNG CÔNG GIAI

— 26 Tháng Năm 2017

Tiến sỹ Trương Công Giai thọ 63 tuổi tính theo tuổi dương, trong đó có 43 năm làm quan trong triều Lê - Trịnh. Đây là khoảng thời gian làm nên sự nghiệp của Trương Công. Theo ghi chép của sử cũ, ông đã trải qua gần một chục chức quan khác nhau và đều là những chức quan thực việc, thực quyền...

THÔNG MINH, THÀNH ĐẠT, SÂU NẶNG NGHĨA TÌNH VỚI HỌ TỘC, QUÊ HƯƠNG

THÔNG MINH, THÀNH ĐẠT, SÂU NẶNG NGHĨA TÌNH VỚI HỌ TỘC, QUÊ HƯƠNG

— 26 Tháng Năm 2017

Giữ chức vụ cao ở tuổi đời còn rất trẻ, thông minh, năng động, nặng tình với quê hương, họ tộc lại hiếu nghĩa với Tổ Tiên, chắc chắn và cầu mong cho Vụ trưởng Trương Thanh Hoài tiến xa hơn trong sự nghiệp, chờ ngày vinh quy bái Tổ, làm rạng danh cho dòng họ, quê hương.