Truyện ngắn Lịch sử: Sao sa Đất Việt

12:21 - 25/09/2019 Tin tổng hợp Trương Ngọc Vui 16995

Truyện ngắn lịch sử

 

SAO SA ĐẤT VIỆT

(Viết về Tân Bộ Lễ Trương Công Tào)

 

“Phi duy mưu kế chi cực kỳ thâm viễn

Cải diệc cổ kim chi sở vị kiến văn”

                                                                           Nguyễn Trãi.

 

        Cuối Đông năm 1339, đất trời An Nam u ám, những vầng mây đen xám xịt như sắp sập xuống những bản làng nhỏ bé, tiếng quạ kêu thê thiết tha hương. Từ kinh thành Thăng Long, tin đồn Hồ Qúy Ly soán ngôi Vua Trần như những ngọn gió lạnh buốt luồn lách qua mọi mái nhà, miền quê. Dân tình nháo nhác kêu than. Loạn lạc, tranh giành quyền bính xảy ra khắp mọi nơi. Đất Việt lầm than thống khổ.

       Đang ngồi trên ngai vàng, Minh Thành Tổ Chu Đệ bỗng bật cười sằng sặc, bản chất hồng hoang trỗi dậy “thời cơ đây rồi, ta sẽ là người kế tục nghiệp lớn từ hơn 500 năm trước, chỉ cần 10 vạn quân, cho Hàn Quan, Hoàng Trung thống lĩnh, nước Đại Ngu sẽ là quận huyện của ta…”.

Mùa hạ năm 1406, 10 vạn quân Minh triều hùng hổ kéo sang đất Việt, bất ngờ bị đánh thua tan tác. Nỗi hý hửng biến thành điên loạn, Minh Thành Tổ nhảy dựng trên long sàng:

- “Văn Bật, ta phong cho ngươi làm Chinh di Tướng Quân. Mộc Thạch làm Chinh di phó Tướng quân. Liễu Thăng làm Đô đốc Thiên sự, Dự Nhượng làm Đô chỉ huy sứ. Các người thống lĩnh 80 vạn tinh binh đi san phẳng thành nhà Hồ, bắt cha con Hồ Qúy Ly về đây cho ta”.

Lướt con mắt đỏ ngầu tham vọng qua hàng bá quan văn võ. Chu Đệ chợt giật mình: Văn Bật như mãnh thú rời chuồng, lấy ai cầm giữ? Mộc Thạch tính quyết đoán nhưng nông nổi, Liễu Thăng hùng hổ nhưng vô mưu, Dự Nhượng khỏe mạnh nhưng khó bảo…Phải có một người túc trí đa mưu, khôn khéo dung hòa được đám người này thì mới mong thành cơ sự. Ngẫm nghĩ hồi lâu, Minh Thành Tổ Chu Đệ cho gọi Thần cơ Tướng Trương Công đến căn dặn:

- “Ngươi là người thần cơ diệu toán, tài đức hơn người, ta giao cho ngươi làm Mưu sĩ quân cơ, can gián, dung hòa các tướng quân, lấy đại sự làm trọng thì cơ sự mới thành, và phải hết sức để ý tới Văn Bật, nếu có gì khác lạ phải mật báo về triều ngay”.

Trương Công vân dạ, lĩnh chỉ lui ra.

*

*      *

        Mùa hạ năm 1407, núi rừng Ải Nam Quan âm u, oi bức, nắng chiều vàng vọt xiên qua những tán cây, một tốp tù binh An Nam nặng nhọc lê bước dưới sự thúc ép của lính Minh triều. Đến trước doanh trại đóng quân đoàn người ngồi lê lết chờ nhập trại. Từ cổng trại bước ra, viên tướng trẻ Trương Công đưa mắt đảo nhanh một lượt, những quan tướng nhà Hồ nét mặt đầy lo âu, mệt nhọc, một chút cảm thương thoáng biểu lộ trên nét mặt Trương Công: những tướng quân oai phong, cân đại vọng trọng, ngàn vạn dân Đại Ngu phải nem nép bẩm thưa đây ư? Sao trông tiều tụy, hiền lành như người chú, người anh ở quê Trương vậy? Bất chợt ánh mắt Trương Công dừng lại nơi hai người đàn ông một già một trẻ ngồi tựa lưng dưới gốc thạch bàng, quần áo tiều tụy nhưng dáng ngồi ung dung tự tại, trong sự mệt mỏi vẫn ánh lên nét điềm tĩnh, tự tin, thư thái như không phải là một tù binh có cùm gông trên cổ. Trương Công rảo bước lại hỏi người trai trẻ:

  • Ngươi là ai và cụ già này là ai?
  • Bẩm tướng quân, tại hạ là thi sinh Nguyễn Trãi, còn đây là thân phụ

của thi sinh tên là Nguyễn Phi Khanh, tại hạ đi theo để hầu hạ Cha bị dẫn giải về Minh quốc.

Trương Công nhíu mày trong giây lát: Ta nhớ ra rồi, ngươi là Thái học sinh như cha ngươi sao lại xưng là thi sinh.

- Bẩm tướng quân, tiếng là Tiến sĩ nhưng chưa giúp gì được cho dân, cho nước nên chỉ đáng là thi sinh cũng quý lắm rồi. Xin hỏi: sao tướng quân lại biết đến thân phận Nguyễn này.

- Ta vốn cũng có được học hành chút it, thân mẫu ta vốn là người Nam Việt nên ta cũng tò mò tìm hiểu về quê hương của mẹ, đã nghe danh tiếng của cha con Tiên sinh, không ngờ lại gặp ở đây.

Hai người trò chuyện một hồi lâu, trước lúc rời đi Trương Công nói:

- Tù hàng binh còn ở doanh trại nửa tuần trăng đợi quân tiếp dẫn, ngày mai những người đi theo phải quay về đất Việt, ta thấy ngươi là người hiếu nghĩa, trí đức hơn người, nếu có muốn ở lại chăm sóc cha ngươi thì ta cho làm phục dịch.

Nguyễn Trãi cả mừng:

- Đa tạ tướng quân có lòng thương cảm, được như thế thì phúc cho thi sinh này quá, Trãi sẽ tạc dạ tri ân.

 

*

*     *

       Đêm trăng xuông, đã sang giờ tí mà Trương Công không sao chợp mắt được, khoác bộ áo giáp nặng chịch lên người ông bước ra ngòai sân trại. Biên ải tĩnh lặng mơ màng dưới vũ trụ bao la huyền ảo, thiên nhiên yên bình, vậy mà chốn quan trường lại tàn khốc đau thương, những con người sức lực phi thường, bao năm đem tâm trí lo cho thần dân đất nước bỗng trở thành tội đồ trong chớp mắt, kẻ bị hành hình, người đi đày ải, chua sót biết bao. Cuộc sống này chính con người tranh giành làm khổ lẫn nhau.

Vòng qua khu giam giữ tù nhân, Trương Công thấy một bóng người ngồi bên ngoài trại dùng cành cây vạch chữ trên nền đất, lại gần thì ra là Nguyễn Trãi. Trương Công cất tiếng:

  • Ông viết gì trên đất.

Nguyễn Trãi giật mình thưa:

  • Đêm vắng, thương cha, tại hạ không ngủ được, ngồi nhặt nhạnh vài

con chữ ghép lại làm khuây.

- Hay lắm, ta cũng không ngủ được, mời ông ra bàn đá ngoài sân ta cùng ghép chữ, khi xưa ta cũng được cha ta cho học chữ Thánh hiền, có điều ta học không giỏi được như ông,

Nguyễn Trãi từ tốn nói:

  • Lẽ đời mênh mông lắm, sự học biết thế nào là đủ.
  • Ta nghe nói An Nam man di mọi rợ, sao lại có người giỏi như ông?
  • Tướng quân sống trong một triều đình luôn tìm cách xâm chiếm, làm

bá chủ lân bang thì những nhận thức của tướng quân cũng không có gì là lạ.

Trương Công gọi tên lính lệ pha bình trà nóng. Dưới ánh trăng mờ ảo

đêm hè hai người rì rầm to nhỏ, hết chuyện chữ nghĩa văn thơ lại sang chuyện thế thái nhân tình. Càng nói chuyện Trương Công càng nể trọng học vấn uyên thâm, tư tưởng nghĩa nhân của Nguyễn trãi. Con người này, trí tuệ này, nếu bậc minh quân nào biết tin dùng thì sẽ thu phục được lòng dân, làm nên nghiệp lớn.

Thấm thoắt đã hết nửa tuần trăng, đoàn áp giải từ đại lục đã đến đưa tù nhân vào sâu trong đất Trung Hoa. Nguyễn Trãi nhìn theo bóng cha khuất dần trong đường núi mà nhạt nhòa nước mắt. Nắm chặt bàn tay của Trương Công, Nguyễn Trãi nghẹn ngào nói:

- Cảm ân đức của tướng quân đã tạo điều kiện cho tại hạ có thời gian ở lại chăm sóc, trả nghĩa với cha, lại coi tại hạ như bằng hữu, tại hạ vô cùng cảm động, Tại hạ có một cô em họ xa mới tuổi trăng tròn, dung nhan thanh thoát, ăn ở nề nếp, tại hạ sẽ về đưa nàng lên nâng khăn sửa túi cho tướng quân để trả ơn sâu nghĩa nặng này, nếu tướng quân không chê thì sự gặp hôm nay đúng là duyên kỳ ngộ.

Trương rằng: Ông cả nghĩ, gầm trời này có được mấy người trọn vẹn nhân nghĩa lễ trí tín như ông.

 

*

*      *

       Bẫng đi một thời gian, bỗng một hôm Trương Công nghe tin Nguyễn Trãi bị bắt khi trên đường phiêu bạt tìm nơi giam giữ để thăm cha, lại nghe tin Chinh di tướng quân biết Nguyễn Trãi là người tài giỏi nên ra sức chiêu dụ mà không thành nên rất tức giận. Trương Công tức tốc lên đường, đem hết lẽ phải trái bàn với Văn Bật. Biết Thần cơ tướng quân là người có học, lời lẽ ôn hòa, Văn Bật sai Trương Công vào chiêu dụ và dặn nếu chiêu dụ không thành thì đem mà giết đi phòng trừ hậu họa cho Minh quốc. Trương Công chợt nghĩ: Nguyễn Trãi tướng mệnh nhân tài, “giết một kẻ ác gươm nhẹ như không, giết một nhân tài oán lưu muôn thủa”, nếu chiêu dụ không thành thì cũng tìm cách cho trốn đi, để trời định đoạt.

Núi Trà Châu – Quê hương của Đức Tổ Trương Công Tào tại Thanh Liêm, Hà Nam

Qủa thực khi gặp, thấy Nguyễn Trãi ngồi tù mà thần thái bình tâm như Phật, Trương Công thấy mình có chiêu dụ cũng bằng thừa bèn chỉ hỏi thăm sức khỏe. Nguyễn Trãi nói:

- Sau khi chia tay tướng quân, Trãi định về quê an cư lạc nghiệp, nhưng đau đáu thương cha nên lại lần mò đi tìm, lúc thì ở Bình Nam, Ngô Châu, khi thì ở Giang Tây, Thiền Châu, bị quân lính tưởng là thám báo nên bắt về đây. Nếu tướng quân có lòng thì cho Trãi có cơ hội để mai ngày Trãi tìm đến chăm sóc, báo hiếu cha cho trọn nghĩa làm con.

- Ta từng nghe ông nói xã tắc giang sơn là trọng, sao vì tình cha con mà quên đi chí khí giúp dân giúp nước, bỏ vạn ức dân đen chìm trong bể khổ mà thương lo cho một người cha?

- Trãi tài hèn sức mọn, chắc gì đã giúp được cho ai, nay cha tuổi cao, sức yêu sợ rằng có mệnh hệ nào thì sót xa cho Trãi lắm.

Trương cười:

-Mệnh của nhân tài do trời định đoạt sao tiên sinh còn lo nghĩ.

Nguyễn Trãi chợt giật mình:

- Tướng quân nói chí lý lắm, chỉ hiềm giờ đây ta đang bị cầm tù chưa biết sống chết thế nào.

Trương Công nói:

- Trả ân nghĩa ngươi đã giúp ta có được người vợ hiền thục, mai ta cùng Chinh di tướng quân về trị nhậm ở Đông quan, đêm đến sẽ có người mở cũi cho ông, ông cầm lệnh bài này của ta theo đường rừng đi về hướng Nam, nếu còn quanh quẩn ở đây để bị bắt lần nữa thì cũng không được trách ta vô tình bạc nghĩa.

Canh khuya hôm sau, một người lính canh vào mở cũi cho Nguyễn Trãi, xong tự lấy giáo đập vào đầu mình chảy máu rồi nằm vật ra đất. Nguyễn Trãi biết Trương Công giữ lời vội len lén ra khỏi trại rồi nhằm hướng Nam cắt rừng mà đi, gần nửa tháng sau thì về đến Lam Sơn, Thanh Hóa.

 

*

*       *

       Trương Công vốn người gốc Quảng Tây, xuất thân từ dòng họ Danh gia vọng tộc, tính tình cẩn trọng, khéo léo, làm việc gì cũng suy nghĩ trước sau thấu đáo, nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn, Còn nhỏ đã được học hành tử tế, vốn tính thông minh, sáng dạ, mới 8, 9 tuổi đã lầu thông kinh sử, đối đáp chững chạc hơn người. Ngoài 20 tuổi đã học thành tài, được nhà vua tin dùng, phong cho chức Thấn cơ tướng quân.

Ở vùng quê của Trương Công khi ấy, đầu thôn có một cây đa lớn, người ta thường thấy dưới gốc đa có kỳ lân xuất hiện. Sau khi Trương Công ra đời thì không ai thấy kỳ lân đâu nữa. Ngày sinh hạ Trương Công, khắp vùng quê nghèo tỏa một màu sáng xanh và hương thơm kỳ lạ. Một nhà chiêm tinh đi qua vùng này thấy vậy bấm bấm đốt ngón tay rồi thở dài lẩm bẩm: “Sao Bắc, trời Nam’ rồi đi mất, mọi người ngơ ngác không hiểu ý là sao.

Được người mẹ tảo tần yêu thương chăm sóc, dạy dỗ cẩn thận nên Trương Công rất chịu khó, chăm làm, không kể việc lớn, việc nhỏ. Đặc biệt đa sầu, đa cảm, yêu thương mọi người. Có lần trên đường từ nhà cụ tú về thăm nhà, gặp cơn mưa lớn, cậu học trò nhỏ ghé vào một túp nhà tranh ven đường trú tạm, thấy trong nhà một cụ già ốm yếu nằm run rẩy trên chõng tre, cậu bước tới hỏi thăm, chỉ nghe cụ già kêu đói, tìm mãi không thấy gì cho cụ ăn được, Trương Công cới ngay áo đắp cho cụ rồi cầm mấy chinh tiền lẻ đội mưa chạy đi tìm mua một bìa đậu phụ về bón cho cụ. Lúc về đến nhà, người mẹ thấy con mình da thịt xám ngắt, rét run lập cập, trên mình chỉ còn mỗi mảnh vải quấn ngang hông. Nghe con trình bày gia cảnh của cụ già, hai mẹ con ôm nhau rơi nước mắt.

Lớn lên trong thời chiến chinh, nay đây mai đó, gần 30 tuổi Trương Công vẫn chưa thành gia thất. Nhân cơ duyên Nguyễn Trãi đất An Nam mai mối cho người em họ Mai Nương xinh đẹp nết na, Trương Công mừng lắm ngỏ lời:

- Ta vì nể Tiên sinh Nguyễn Trãi mà nhận nàng vào chăm lo cơm rượu, hai tuần trăng nữa ta sẽ về lại Kinh đô, đến lúc ấy nàng thuận thì theo ta về kinh bái lạy gia tiên, nếu không thuận thì ta cho người đưa lại quê nhà. Thân mẫu ta cũng là người Nam Việt như nàng.

Mai Nương e lệ run run đáp:

- Người An Nam có câu: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, thiếp đã theo Tiên sinh Nguyễn Trãi đến đây là đã thuận tình mẹ cha dạy bảo, nếu tướng quân không chê phận nghèo hèn, thiếp xin được trọn đời nâng khăn sửa túi.

Hết đợt đồn trú, Trương Công đưa Mai Nương về ra mắt mẹ cha. Ngắm người con gái An Nam khuôn trăng đầy đặn, nét cười tươi như hoa nở, đi đứng đoan trang, gửi thưa thùy mị, cha mẹ Trương Công mừng hơn nhặt được vàng, chọn ngày lành tháng tốt làm lễ thành thân cho đôi trai tài gái sắc.

 

*

*       *

 

        Những năm đầu thế kỷ thứ 14, xã hội Giao Chỉ chìm trong lầm than thống khổ. Văn Bật, Mộc Thạch tàn ác, lộng hành, bắt hết những người mạnh khỏe, tài giỏi đưa về Trung Quốc, di dân sang cai quản chính quyền. Chôn sống hàng ngàn tù binh, rút ruột những người không quy thuận treo lên cây, dóc thịt trẻ em nấu lấy dầu thay nến. Đề ra sưu cao thuế nặng, ra sức vơ vét của cải, bắt dân nghèo đi phu phen cực nhọc đào sông đắp đường khai thông giao lộ tới Trung Hoa với chế độ cực kỳ hà khắc. Bắt dân kê khai ruộng đất, trưng thu lương thực, tơ tằm, định ngạch thuế ruộng, thuế thủ công nghiệp, thương mại cao gấp 3 lần thời nhà Hồ. Đặt ra hàng loạt ty Thuế khóa, ty Hà bạc, ty Tuần kiểm để tận thu. Tịch thu các khu khai thác vàng bạc, đốc thúc phu vào rừng, xuống biển tìm hương liệu, ngọc trai, săn bắt thú quý v.v… Về văn hóa bắt người Việt theo tín ngưỡng Trung Hoa, tịch thu sách văn hóa, lịch sử đưa về Trung Quốc nhằm triệt tiêu và đồng hóa người Việt.

Chính sách hà khắc của tham quan ô lại gây phẫn nộ tới mọi tầng lớp nhân dân, hàng loạt cuộc nổi dậy khắp trong Nam ngoài Bắc chống lại Minh triều. Chiến tranh liên miên gần hai chục năm trời.

Thần cơ mưu sĩ Trương Công ngày đêm trằn trọc không yên. Bao lời can gián đều bị quan tham bỏ ngoài tai, những điều tốt đẹp thánh hiền khuyên dạy về trị nước an dân bị quan tham vò nát. Quê hương của mẹ, của vợ bị dầy xéo, người thân bị đàn áp, hành hạ. Đã mấy lần Trương Công viết tấu sớ tâu về triều đình. Năm 1417 Văn Bật bị Minh Thành Tổ Chu Đệ gọi về, cho thay quan đổi tướng, nhưng chẳng được bao lâu, quan sau lại nối gót quan trước lộng hành tàn độc. Dân Việt rên xiết lầm than. Người vợ hiền của Trương Công cũng tự nhiên it nói, nét đau buồn hiện rõ trên gương mặt.

Ráng chiều trên đất Tổ

Một đêm mùa đông lạnh buốt, kinh thành Đông Quan chập chờn trong ánh lửa tuần phòng, Mai Nương châm một bình trà nóng khe khẽ đặt trước mặt chồng rồi từ từ quỳ xuống. Trương Công giật mình ngạc nhiên:

  • Sao tự dưng nàng lại làm thế, có việc gì đứng lên rồi nói.

Mai Nương vẫn phủ phục trên nền nhà:

  • Chàng hứa giúp thiếp theo tâm nguyện thì thiếp mới dám thưa.
  • Từ ngày chung gối chung chăn đến nay đã hơn chục năm rồi nàng có

xin ta điều gì đâu, hôm nay…thôi được ta hứa…

- Thiếp trộm nghĩ: Tham quan Minh triều đều giống nhau cả thôi, chỉ có mình chàng trăn trở thương dân, dù chàng có can ngăn thế nào cũng không thay đổi được thế sự, chí có một cách…

- Cách gì

- Trả lại đất Việt cho người Việt.

- Ôi trời...

- Thiếp nghe nói vùng Lam Sơn có Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ngàn vạn bá tánh liều chết xin theo. Chỉ có giúp cho Lê Lợi diệt lũ tham quan, Minh triều rút quân về nước thì dân Việt của thiếp mới đỡ lầm than đau khổ.

- Ta có nghe nói Lê Lợi nổi loạn, đã bị Mã Anh, Sơn Thọ đánh đuổi mấy lần, không biết người này có làm nên cơ sự gì không.

- Thiếp biết Tiên sinh Nguyễn Trãi cũng đã tìm về giúp cho Lê Lợi, nếu chàng thương thiếp mà giúp cho một tay thì nguyện ước chắc thành, dân An Nam sẽ đời đời ghi ơn chàng

Nghe nói đến Nguyễn Trãi, Trương Công ngẩn người suy tính:

  • Ta đang là tướng quân Minh Triều sao có thể…

Đêm ấy hai vợ chồng Mai Nương rì rầm nhỏ to đến gần sáng.

Cách vài hôm sau, vào một đêm tối trời người ta thấy Quan Thần cơ

Trương Công thắp ba nén nhang hướng về phía Bắc phục lạy chín lạy rồi lên ngựa nhằm hướng Nam mà đi giữa trời rét buốt.

 

*

*      *

 

        Tháng 10 năm âm lịch 1420, sau gần 4 năm dựng cờ khởi nghĩa và thua chạy liên miên, thế trận trên chiến trường An Nam bỗng nhiên thay đổi. Trận Bồ Thi Lang nghĩa quân tiêu diệt hơn 1000 lính nhà Minh, Lý Bân, Phương Chính bỏ chạy. Trận Quan Du: Tạ Phương, Hoàng Thành thoát chết để 1000 quân bị giết. Chiến thắng Thị Lang đánh bại 10 vạn quân địch. Cuối năm 1421 chém 1 vạn quân Ai Lao. Tháng 2 năm 1422 trận Sách Khôi, Tướng nhà Minh Phùng Qúy bị chém cùng hàng ngàn binh sĩ, Mã Kỳ, Trần Trí chạy tháo thân.

“ Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

Miền Trà Lân trúc trẻ tro bay…”

Liên tục trong gần 7 năm, Lê Lợi đánh đâu thắng đó. Mọi kế sách, mưu mô của giặc Minh đều bị Lê Lợi nhìn thấy từng đường đi nước bước. Đến cả tính cách kiêu ngạo, chủ quan khinh địch của Liễu Thăng và tính khôn vặt của Mộc Thạch cũng bị Lê Lợi tỏ tường để tương kế tựu kế lừa Liễu Thăng vào chỗ chết, làm nên chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang lừng lẫy, thừa cơ đuổi đánh Mộc Thạch thua chạy tan tác, giáng một đòn quyết định vào thế lực nhà Minh. Thư dụ hàng của Nguyễn Trãi vạch rõ quân số, lương thực, cách bài binh bố trận trong thành Đông Quan như có thần linh mách bảo làm cho Vương Thông tái mặt, ăn không no, ngủ không yên đành bó giáo xin hàng rút quân về nước.

Tháng 4 năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Quan Phục hầu Nhập nội hành khiển Nguyễn Trãi tâu:

- Để Đại Việt non trẻ của Lê Vương có thời gian củng cố binh lực, dân ta được thái bình thịnh vượng thần có một ý này xin tấu cùng Bệ hạ.

Lê Lợi cả cười:

- Đại Việt ta có được như ngày hôm nay là nhờ công lao rất lớn của khanh, có việc gì khanh nói ta nghe.

- Muôn tâu Thánh Thượng, Minh triều thua đau, mặc dù được ta rộng lượng tha chết cho về nhưng đầy ấm ức, vẫn sẽ mưu mô tiếp tục xâm chiếm nước ta. Muốn cho Chu Chiêm Cơ từ bỏ dã tâm bá chủ Đại Việt và cũng là bắc cầu để ta có thể nắm bắt mọi âm mưu thâm độc từ xa, thần xin Thánh Thượng chuẩn tấu cho một lương tướng nhà Minh được làm quan lại trong triều.

Lê Lợi vỗ tay cười lớn:

- Người ta nói ngươi đa mưu túc trí quả không sai, một mũi tên không phải trúng hai đích mà trúng tới ba bốn đích, chính là tính việc nước mà cũng trả được ơn riêng. Xong ta giao hẹn: nuôi ong tay áo, không khéo bị ong đốt mà nếu sảy ra điều gì thì ngươi là người chịu tội trước.

- Muôn tâu bệ hạ, lửa đã thử vàng, bệ hạ cứ an tâm, thần xin lĩnh chỉ.

Mùa Xuân năm 1429, trong lễ xướng tên phong chức cho các quan lớn triều đình, nhiều người ngỡ ngàng nghe xướng:

  • Thuận Thiên thừa vận, Hoàng đế ban chiếu: Ta cùng các khanh nếm

mật nằm gai, xả thân vì nước, đánh đuổi giặc Minh dựng nền cơ nghiệp. Trong đó có công rất lớn của Trương Công Tào. Trương Công là lương tướng nhà Minh nhưng có tấm lòng nhân nghĩa, thấy quân tướng nhà Minh tàn ác thì ngăn cản, thấy quan tham ô lại thì khinh ghét, bỏ chỗ tối quay về chỗ sáng, dám đặt cả tính mạng bản thân, vợ con, gia đình trước gươm đao để nội ứng giúp ta mưu đồ việc lớn. Nay ta lên ngôi Hoàng đế cắt đặt triều chính, phong cho Trương Công Tào chức Tân Bộ Lễ…

       Việc trọng dụng quan lại của các vua Lê đã đưa đất nước vào thời kỳ “Hồng đức thịnh thế”, đất nước cường thịnh, quân sự hùng mạnh, giao thương với các nước được mở rộng, kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục đều phát triển.

       Trải qua bốn đời vua Lê, qua bao sóng gió thăng trầm của đất nước, Quốc công Tân bộ lễ Trương Công Tào vẫn một lòng trung trinh với dân tộc. Ông ăn mặc giản dị, nói năng điềm đạm, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi, giao tiếp với các nước lân bang khôn khéo, quan hệ với quan lại triều đình đúng mực, đối đãi với dân lành nhân đức nên ai cũng thương quý. Mấy chục năm trời sống trong thành Đông Kinh ông cùng gia đình vẫn ở trong gian nhà cũ đơn sơ, ăn uống đạm bạc. Tháng 10 năm Quang Thuận thứ nhất (1460) vua Lê Thánh Tông thấy Trương Công Tào một lòng trung hiếu, làm quan mà thanh liêm, mực thước liền ban chiếu phong thưởng 100 mẫu đất và cho tự chọn nơi làm trang ấp.

 

*

*       *

       Một ngày đầu Hạ năm 1464, trong ngôi nhà lá đơn sơ trên triền núi A Hồ thuộc vùng Thiên Kiện, Triều liệt Đại phu Đô ngự Sử đài Quốc Tử Giám Ngô Sỹ Liên và Quốc công Trương Công Tào ngồi thưởng ngoạn phong cảnh. Từ núi cao nhìn xuống, phong cảnh đồi núi, ruộng đồng đẹp như tranh vẽ. Thế núi chầu quy long chầu hổ phục, mạch nguồn từ Tốt Khê, Sơn Nga dẫn về giữa chập chùng núi với thông xanh thăm thẳm, núi Huyền Vũ như một tòa tháp sừng sững giữa bao la đồng ruộng mênh mông, đến Trà Châu thì hình thành bức trướng Lưỡng Rực hóa thành mạch lớn rồi lan tỏa mênh mông. Nâng chén trà thơm trên tay Đô ngự Sử đài Ngô Sỹ Liên thân tình hỏi Trương Công:

- Cụ là người học rộng, tài cao lại có bí truyền địa lý phân châm sao không tìm xin vua vùng đất có huyệt đạo phát Vương mà lại chọn đất có chỉ có huyệt phát tướng?

- Thiện tai, thiện tai. Cụ hẳn cũng biết rằng kẻ nào to gan muốn tranh ngôi Thiên tử thì bị khép vào tội chu di cửu tộc, cụ muốn tôi bị khép vào tội chết chăng?

- Không dám, không dám. Tôi khi xưa tôn phò Nghi Dân bị thất sủng cũng như ông tôn phò Chu Vương vẫn được Lê Thánh tin dùng, thế là cùng cảnh ngộ, sao có ý dám hại nhau? Chẳng qua tò mò mà hỏi…

- Từ ngàn đời nay, rất it triều đại tránh được việc tranh giành ngôi báu mà anh em, con cháu không tàn sát lẫn nhau, nồi da nấu thịt, gia tộc tương tàn. Tôi chỉ cầu cháu con yên ổn cũng là tránh đại nạn này, để cháu con, dòng họ phát triển bền vững, lâu dài. Vả lại nếu làm được đến quan, đến tướng mà có tâm có đức thì cũng đã giúp cho dân cho nước được nhiều việc lắm phải không cụ.

- Lời cụ quả là cao minh khó ai sánh được.

 

 *

*         *

Lời kết:

     Trải qua gần 600 năm kể từ ngày Đức Tổ Trương Công Tào về Thiên Kiện, qua muôn vàn biến cố lịch sử đất nước, dòng họ Trương Công ở Thanh Liêm, Hà Nam đã tiếp nối được gần 30 đời. Con cháu chi nhành lan tỏa khắp trong Nam ngoài Bắc, kiến tạo nên những cộng đồng dân cư đầm ấm yên vui, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù trong lao động sáng tạo. Nhiều người làm quan lớn trong các triều đại như: Vương Hoàng Nghĩa Đại phu Trương Chí Tín, Tiến sỹ - Thượng Thư – Tế tửu Quốc Tử Gíam Trương Công Giai, Triều liệt Đại phu quan Tiến lộc Trương Luận Xuyên, Tiến sỹ Trương Minh Lượng, Cần chánh Đại học sỹ - Thượng thư Trương Đăng Quế, Tiến sỹ Trương Đăng Qũy, Phụ mẫu nhà bác học Lê quý Đôn v.v…

Qua dòng chảy thời gian, dãy núi Trà Châu vẫn uy nghi tĩnh tại giữa trời xanh, nơi đó, một ngôi mộ cổ đơn sơ, một không gian thờ cúng giản đơn, khiêm tốn nép dưới bóng tre xanh. Rất bình dị, yên lành như bao vùng quê đất Việt, nhưng nơi đây lưu dấu một Đức hiền tài, một tấm lòng mênh mông rộng mở, biết nhìn xa trông rộng, biết điểm dừng đúng lúc, bỏ qua công danh hư ảo, tận tâm lo cho cuộc sống dân lành, để lại cho đời một tấm lòng tâm đức sáng trong, đặt nền móng cho cháu con muôn đời phát triển, làm rạng danh quê hương xứ sở, rạng rỡ dòng họ tổ tông.

Nam Định, mùa thu Kỷ Hợi

Trương Ngọc Vui

 

Những tin cũ hơn

Thăm Bạch Đằng Giang nhớ Đức Trương Hán Siêu và

Thăm Bạch Đằng Giang nhớ Đức Trương Hán Siêu và "Bạch Đằng Giang phú"

— 04 Tháng Chín 2019

Nhân kỷ niệm ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân, nhận lời mời của Thiếu tướng Phạm Viết Hội – Nguyên Cục trưởng cục thi hành án Bộ Công an và Công an Hải Phòng, tôi cùng các thành viên Câu lạc bộ sỹ quan Công an Tây nguyên hưu trí tại miền Bắc đã về nghỉ dưỡng tại Cát Bà và ghé thăm di tích lịch sử Bạch Đằng Giang.

Dấu Ấn Thái Nguyên

Dấu Ấn Thái Nguyên

— 30 Tháng Tám 2019

 Trong tiết Thu miền đất Đông Bắc không khí của đại hội đã nóng ngay từ sáng sớm, các đại biểu đã có mặt trước giờ để chứng kiến sự kiện lịch sử của người họ Trương Thái nguyên.

BAN XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM  HỌP SƠ KẾT VIỆC TRIỂN KHAI  VÀ GIÁM SÁT THI CÔNG

BAN XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM HỌP SƠ KẾT VIỆC TRIỂN KHAI VÀ GIÁM SÁT THI CÔNG

— 30 Tháng Sáu 2019

Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2019, tại nhà thờ họ Trương Việt Nam, Ban xây dựng nhà thờ đã nhóm họp sơ kết tình hình triển khai xây dựng các hạng mục theo quy hoạch tổng thể khu vực nhà thờ họ Trương Việt Nam, đánh giá công tác giám sát thi công và quản lý nguyên vật liệu tại công trình. Triển khai các công việc trong thời gian tiếp theo.

Người họ Trương với Văn hoá Dân tộc và Thông tin Truyền thông

Người họ Trương với Văn hoá Dân tộc và Thông tin Truyền thông

— 21 Tháng Sáu 2019

Xưa Tổ tiên ta ngũ thường trọn vẹn, nay cháu con văn võ song toàn. Mỗi người một bài viết, một lời chia sẻ, động viên, một ý tưởng mang tính xây dựng của những con người tâm đức tham gia vào mũi nhọn văn hóa, tư tưởng sẽ làm nên nguyện ước lớn lao của Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam: “Xây dựng một dòng họ đoàn kết, trường tồn và phát triển”.

Tình Thân Tộc

Tình Thân Tộc

— 30 Tháng Năm 2019
Sau hơn một năm tổ chức thành công đại hội đại biểu hội đồng họ Trương Hà Nội, từ cuối năm 2017 cho đến nay, hội đồng họ Trương Hà Nội đã thực hiện nghị quyết đề ra với 6 chương trình hoạt động trọng điểm trong từng năm và nhiệm kỳ.
Hội đồng họ Trương Hà Nội tham gia các hoạt động của hội đồng họ Trương Việt Nam, kết nối tình dòng tộc và tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài cùng các công tác xã hội của dòng tộc.