Để thực hiện ước mơ, Linh đã dành tiền mua đồ chơi và các thiết bị về…để khám phá. Suốt một thời gian dài, Linh âm thầm mày mò tự tìm kiếm, sưu tầm vật liệu và đã mở “xưởng sáng chế” tại nhà. Hầu hết bộ phận của các “rô bốt” đều được tận dụng từ các phế thải hư hỏng ởnhững quán thu mua phế liệu, sửa chữa điện tử… Riêng những động cơ, thiết bịcần thiết không thể tái sử dụng thì em xin tiền mẹ và phải lặn lội lên TP. Buôn Ma Thuột hay TP. Hồ Chí Minh để mua. Không một cửa hàng phế liệu nào ở các xã xung quanh mà em không đến để tìm vật liệu. Năm học lớp 8, em đã hoàn thành một “rô bốt” sơ khai và được em đặt tên là “ô tô điều khiển bằng tay”.
Phấn khởi từ thành quả đầu tay của mình, Linh tiếp tục sáng chế ra những “rô bốt” thể hiện được các tính năng ưu việt hơn. Ông Trương Thành Nam, bố của Linh cho biết: “Khi thấy cháu say mê trong việc chế tạo, quên cả bài vở, vợ chồng tôi đã ngăn cản và la rầy. Nhưng thấy niềm đam mê của con quá lớn nên gia đình chỉ còn cáchđộng viên, ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần để cháu hoàn thành ước mơ”. Ông còn cho biết thêm, Linh còn là tác giả của “xe bắn đá, rô bốt song long” và 2 sản phẩm này đã đạt giải học bổng tiếng Anh trực tuyến SMAT COM do Ban Thanh thiếu niên Đài truyền hình VTV6 tổ chức năm 2008.
Với những thành công đó, đầu năm 2010, Linh đã bắt tay vào sáng tạo “Rô bốt quét dọn F1 và F2”. Sau khi hoàn thành, Linh mạnh dạn gửi đến tham dự cuộc thi và đã vượt qua hàng chục thí sinh cùng trang lứa. Tính năng của “rô bốt” này khá đơn giản, chỉ cần một bộ điều khiển thì có thể dịch chuyển, quét nhà và nhặt lấy những mảnh rác trên sàn nhà. Linh tâm sự: “Lúc đầu, em sáng tạo chỉ nhằm mục đích thỏa mãn trí tò mò của mình. Sau khi xem lễ trao giải các năm thì em đã mạnh dạn tham dự với mục đích để “cọ xát” với các bạn cùng trang lứa trong nước, nên khi biết mình đoạt giải, em rất bất ngờ.
Trong Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ VI năm 2010 (VIFOTEC) tổ chức tại Hà Nội mới đây, đề tài “Rô bốt quét dọn F1 và F2” của em Trương Hải Linh, học sinh lớp 10B, Trường THPT Lê Quý Đôn Huyện Tuy Đức, Đắk Nông đã đạt giải ba. Hiện đề tài còn được Ban tổ chức VIFOTEC trưng bày tại Cuộc thi triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần thứ 7 (IEYI) tổ chức tại Hà Nội.
Trong quá trình làm việc của mình, em đã gặp không ít khó khăn vì phải cần nhiều thời gian, các vật dụng cần thiết lại không có, tốn rất nhiều tiền. Nhưng nhờ sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, em cảm thấy tự tin rất nhiều. Em đã lập thời gian biểu hợp lí để mình vừa có thể sáng tạo, vừa tiếp thu bài vở trên lớp một cách có hiệu quả”. Thầy giáo Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết: “Khi nhận được tin về kết quả của em, chúng tôi bất ngờ vì Linh đã làm được điều mà ít học sinh nào có thể làm được. Nhà trường rất tự hào vì có học sinh có tính tự lập và sáng tạo cao như em”.
Linh nhận lễ trao giải và tham gia triển lãm ở Hà Nội. Trong tương lai, em sẽ bắt tay vào sáng tạo thêm những sản phẩm mới có nhiều tính năng hơn để thỏa mãn niềm đam mê của mình.
Đại úy Trương Văn An, Trưởng Ban cán bộ, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo được niềm tin yêu với mọi người xung quanh.
Sau hơn 10 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn, cuộc thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long lần thứ II năm 2011 đã kết thúc tốt đẹp với đêm chung kết xếp hạng được diễn ra tối 30/4. Phát thanh viên (PTV) Trương Thu Hiền đến từ Đài PTTH Hà Tĩnh đã xuất sắc vượt qua 7 thí sinh cùng lọt vào chung kết để giành giải nhất của cuộc thi.
André Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư Pháp gốc Việt. Ông được xem là "cha đẻ của máy vi tính" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên.
Trương Vĩnh Ký (6/12/1837 - 1/9/1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean - Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn, nhà ngôn ngữ học và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.
Ngự sử Đại phu Trương Đỗ nguyên quán làng Phù Đới, huyện Đồng Lại (nay là Thôn Phù Tải, Thanh Giang, Thanh Miện, Hải Dương) đỗ Tiến sĩ và làm quan vào nửa sau thế kỷ XIV.