Đến dự đêm chung kết xếp hạng cuộc thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long lần thứ II năm 2011 có đồng chí Đỗ Thông, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh, đại diện các Đài PTTH trong nước, Đài Phát thanh, Truyền hình Quảng Tây, Trung Quốc, Đài TH Gangwon Hàn Quốc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.
Cuộc thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long lần thứ II năm 2011 đã trải qua 2 vòng thi là Cảm xúc Hạ Long và Khám phá Hạ Long, để chọn ra 8 thí sinh xuất sắc nhất lọt vào đêm chung kết xếp hạng. Với chủ đề Sứ giả Hạ Long, các thí sinh phải trải qua các phần thi thuyết trình, năng khiếu, sắc phục Hạ Long và trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo.
Trong đêm chung kết, bằng khả năng dẫn chương trình lôi cuốn, các thí sinh đã thể hiện vai trò là những sứ giả tuyên truyền, quảng bá cho vịnh Hạ Long. Nếu phần thi thuyết trình là sự bày tỏ những ấn tượng, những kỷ niệm của mỗi thí sinh với vịnh Hạ Long, thì hai phần thi năng khiếu, sắc phục Hạ Long lại cho thấy tình cảm yêu mến của các thí sinh giành cho vịnh Hạ Long qua từng điệu múa, câu hát, sự sáng tạo trong mỗi trang phục.
Phần trình diễn của các thí sinh trong đêm chung kết đã nhận được sự hưởng ứng, cổ vũ nhiệt tình của đông đảo khán giả theo dõi tại Cung Văn hóa Lao động Việt Nhật.
Kết quả thí sinh Trương Thị Thu Hiền, Phát thanh viên Đài PTTH Hà Tĩnh đã xuất sắc giành được giải nhất của cuộc thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long lần thứ II năm 2011. Giải nhì thuộc về thí sinh Ngô Như Quỳnh, BTV Đài TH TP Hồ Chí Minh. 2 giải ba thuộc về các thí sinh Bùi Thanh Ngọc, Đài PTTH Hòa Bình, Nguyễn Hương Giang, Đài PTTH Quảng Ninh. Các thí sinh Hoàng Huấn - Đài PTTH Đồng Nai, Kim Dung - Đài PTTH Cà Mau, Thùy Anh - Đài PTTH Thái Nguyên, Thanh Thái - Phòng VHTT huyện Cô Tô giành giải khuyến khích.
Cuộc thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long lần thứ II năm 2011 đã khép lại, thêm một lần khẳng định đây không chỉ là sân chơi nghiệp vụ bổ ích của những người làm phát thanh, truyền hình trong cả nước mà còn có ý nghĩa quảng bá lớn cho Vịnh Hạ Long, đặc biệt là trong giai đoạn “nước rút” trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Trương Quang Thông (sưu tầm)
André Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư Pháp gốc Việt. Ông được xem là "cha đẻ của máy vi tính" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên.
Trương Vĩnh Ký (6/12/1837 - 1/9/1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean - Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn, nhà ngôn ngữ học và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.
Ngự sử Đại phu Trương Đỗ nguyên quán làng Phù Đới, huyện Đồng Lại (nay là Thôn Phù Tải, Thanh Giang, Thanh Miện, Hải Dương) đỗ Tiến sĩ và làm quan vào nửa sau thế kỷ XIV.
Đại tá Trương Văn Kỳ đã có 24 năm tham gia trong quân đội. Ông đã tham gia nhiều trận đánh tại Thành cổ Quảng Trị, tham gia quân tình nguyện tại Campuchia, rà phá bom mìn sau chiến tranh... 54 lần ông Kỳ được nhận danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt cơ giới, được tặng 9 Huân chương Chiến công từ hạng Ba đến hạng Nhất và được tặng Kỷ niệm chương của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Có một người cha gốc Quảng Nam ở làng dệt Bảy Hiền (TP.Hồ Chí Minh) tận tụy nuôi con bị dị tật bẩm sinh, nằm liệt giường 51 năm. Có một nàng dâu trẻ được xã hội công nhận, tặng danh hiệu “Người con hiếu thảo” khiến ai cũng ngước nhìn...