Ngọc phả ghi chép trung thần triều Lý Trầm Đỗng Quý vương đại vương.
Xưa nước Việt trời Nam mở vận, núi song ngang theo sao Dực, sao Chẩn mà chia, Bắc quốc thẳng theo hướng sao Ngưu, sao Đẩu. Từ triều Hùng dựng nghiệp, Thánh tổ gây dựng cơ đồ trải khắp hình thế non sông thuận lợi, lấy châu Hoan là nơi thắng địa. liền dựng thành đô, núi Nghĩa Lĩnh cao vợi sửa sang lại cung điện. Truyền được 18 đời, trị vì 2000 năm, ngọc bạch xa thư sơn hà thống nhất. Đó là ông tổ của nước Bách Việt. Hậu nho Đặng Cán Hiên có câu thơ :
Vương hầu tướng tướng tổng xưng Hùng.
Thập bát truyền lai vị hiệu đồng.
Nhị thiên niên văn phái viễn.
Nhị trưng hoàn hữu tổ thành phong.
Dịch là :
Vương hầu, tướng tướng đều gọi Hùng vương, Hùng tướng.
Truyền nối 18 đời mang vị, hiệu giống nhau.
Hơn hai ngàn năm dòng dõi truyền xa mãi.
Hai bà Trưng vẫn giữ được uy phong của Thánh tổ.
Đời Hùng Vương thứ 18, truyền đến Duệ Vương không có người nỗi dõi. Nên truyền ngôi cho Thục An Dương Vương trị vì đất nước được 50 năm. Triệu Đà mang quân xâm lược nhà Thục mất vào tay Tây Hán, trải qua đến Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề Lương. Nhà Lương sai Tiêu Tư làm quan Thái thú nước Việt, Tiêu Tư là một tên bạo ngược tham tàn. Cuộc sống của người dân Việt cùng cực lầm than, người người oán hận, trời đất thấu lòng dân. Thời đó ở đất Long Hưng, châu Thái Bình có người họ Lý tên Bí đã ngầm dựng đại nghiệp dấy binh, nhưng vẫn chưa có được tướng tài phù giúp nên chỉ tích trữ lương thảo, liên kết với các bậc hào kiệt, âm thầm chuẩn bị.
Thời đó ở trang Nguyễn Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây nước Việt có nhà họ Trương tên Nghị chuyên lấy việc dạy học, cắt thuốc làm nghề, ông Trương Nghị lấy vợ là bà Nguyễn Thị Ngoạn người trong làng, hai ông bà sinh được hai người con trai đều khôi ngô tuấn tú, con trưởng có tên là Cáo con thứ là Thành. Đến năm ông Cáo 14 tuổi, ông Thành 11 tuổi đều bị bệnh đậu mùa mà không qua khỏi, hai vợ chồng ông bà đau buồn thương sót không nguôi. Ông Trương Nghị than : Nhà ta đời đời làm nghề dạy học bốc thuốc, đều lấy việc cứu người, giúp vật hết long mà vẫn phải chịu những tai ương này. Há phải ân đức mỏng manh chưa tốt chăng? Chẳng gì bằng tán lộc làm phúc, cầu có con nối dõi, thay bằng cứ khư khư ôm của. Từ đó ông bà đã toàn tâm làm việc thiện, tán phát của cải lo giúp người nghèo khó, không có nơi nào là không tạo phúc hưng công, sau một thời gian gia tài đã làm việc thiện hết. Một hôm phu nhân nằm ngủ trong phòng, bỗng thấy một cụ ông râu, tóc bạc phơ chững chạc bước vào cửa gọi phu nhân ban cho một cành cây. Cụ ông dặn phu nhân nên trồng cây này về sau sẽ dùng đến. Phu nhân giật mình tỉnh giấc đã mang chuyện giấc mơ nói cùng chồng. Ông Trương Nghị biết giấc mộng là điềm lành, ắt sẽ có phúc nhà hưng thịnh. Nên mừng lắm mà nói rằng : Nhà ta có phúc ở đây rồi.
Từ đó phu nhân đã có thai và ngày 12 tháng 7 năm Nhâm Tý sinh hạ được người con trai thần phong tuấn tú, khác người. Ông Trương Nghị vì tin vào điềm lành giấc mơ của phu nhân nên đặt tên con là Trương Chủng, tên tự là Quý Lang. Ngày tháng trôi qua cho đến khi trưởng thành Trương Chủng luôn hơn người trong học vấn, võ nghệ uyên thâm, tài sức phi thường, luôn được cùng trang lứa suy tôn, năm ông 19 tuổi cha mẹ đều mất ông lo hương khói thờ phụng đúng nghi thức, bên ông luôn có một đội ngũ đông đảo hơn ngàn người.
Lúc bấy giờ ông nghe tin Lý Bí khởi nghĩa có khí trượng của bậc đế vương, ông quyết chí theo. Hôm đó ông mổ trâu bò khao quân sĩ và cất quân tiến thẳng đến châu Thái Bình vào yết kiến ông Lý, thấy ông là người văn võ vẹn toàn, thông minh hơn người, trong lòng mừng lắm : Trời cho ta làm vua, gắng sinh ra kẻ bề tôi hiền giúp ta như vậy đãi ngộ ta muộn vậy sao. Lập tức lập đàn cầu đảo trời đất bách thần. Cử Triệu Quang Phúc làm tả tướng, Phạm Tu làm hữu tướng, Trương Chủng ( tức Quý Lang ) làm tiền tướng quân, dẫn ba vạn quân tiến đánh tiên phong. Quân Tiêu Tư đại bại tan nát. Ông Lý lập tức lên ngôi hoàng đế, nhà tiền Lý Nam Đế dựng nước và lấy quốc hiệu là nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Biên và khao thưởng ba quân, gia phong các tướng sĩ . Phong Quý Lang làm Thái úy, sau khi được phong chức làm quan, thấy cảnh dân làng vẫn còn nghèo đói, ông tự tấu xin cho trang Nguyễn Xá làm dân sở tại, xin cho được miễn các loại tô thuế. Ông lại ban cho dân tiền của để mở rộng ruộng vườn, dân làng nhờ ông mà có cuộc sống no đủ.
Năm 545 nhà Lương sai Trần Bá Tiên, Dương Sàn cùng các tướng lĩnh với 30 vạn quân tinh nhuệ đến đánh vua Lý, không chống được giặc Lương, vua Lý trao quyền cho tả tướng Triệu Quang Phục cầm quân đánh trả giặc. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương, chém chết tướng Dương Sàn, Trần Bá Tiên trốn về nước. Triệu Quang Phục tự dựng hiệu Triệu Việt Vương.
Triệu Việt Vương biết Quý Lang là người tài , nên sai sứ đến mời ngài, nhưng là vị quan trung thần, ông thề không phò hai vua, ông đưa hịch chiêu mộ quân sĩ tổ chức quân đánh lại Quang Phục, do bất lợi nên ông lui quân về trang Nguyễn xá lập thành tử thủ. Quang Phục mang đại quân tiến đánh bao vây, ông cùng binh sĩ gắng sức phá vỡ vòng vây vừa đánh vừa chạy đến núi Tử Trầm, ông bị thương nặng, quân Triệu ngay sau lưng, ông biết mình khó thoát, bèn ngửa mặt mà than rằng:
Xuất quân chưa báo tin thắng trận mà ta đã chết,
Khiến cho bậc anh hùng mãi mãi nước mắt đầy vạt áo.
Ông than xong chống kiếm mà chết ( đó là ngày mùng 4 tháng 4 ) bỗng trời đất mưa gió tối tăm, sấm chớp dữ dội, khiến cho quân Triệu phải lui về, khi trời quang mây tạnh nơi ông tuẫn tiết đã trở thành gò lớn do kiến mối tạo thành. Sau khi ông mất khu mộ ông rất linh thiêng nhà Triệu nhiều lần muốn phá bỏ mà không được. Nhà Triệu mất ngôi - Phật Tử lên ngôi ở thành Long Biên đó là thời hậu Lý Nam Đế. Nhớ đến Quý Lang phò giúp nhà Lý tận trung mà tử tiết nên lệnh cho cho quan hành lễ tế tự, tặng phong sắc chỉ làm Trầm Đỗng Quý Vương. Ban cho trang Nguyễn xá, nghênh đón sắc về dân phụng thờ. Từ đó về sau, cầu mưa cầu gió, rất mực linh thiêng. Cho nên được nhiều lần gia phong mỹ tự, thờ cúng làm phúc thần.
Cho phép trang Nguyễn Xá phụng thờ.
Hàng năm người dân thôn Thạch, xã Thạch Xá lấy Đức trạch của Ngài mà ngưỡng mộ sung kính, muôn đời nhớ mãi, người dân thôn Thạch vẫn luôn giữ đạo bằng tâm và đức lưu lại cho muôn đời sau, để các thế hệ nối tiếp truyền thống. Cầu mong thần thành hoàng ban ân huệ cho con dân giàu người thêm của, không thẹn với trời, không hổ với đất. Ngôi đình thờ thần hoàng làng sau gần một nghìn năm tram năm tuổi với bao biến cố lịch sử cũng đã bị hư hại nhiều. Ngày 04 tháng 04 năm Kỷ hợi dân làng đã khởi công xây dựng ngồi đình, với tấm lòng của con, cháu tại địa phương hoặc người làng đang sinh sống trong và ngoài nước hướng về cội nguồn với tinh thần “ Người có một bó, người khó một nén “. Thành lập ban kêu gọi đóng góp xây dựng, lên kế hoạch, lập dự toán, thiết kế.. từ đó thành lập ban xây dựng cùng các tiểu ban, giám sát tài chính, kỹ thuật và tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình, cử các bậc cao niên, các ông, bà làm công tác đoàn thể, kêu gọi các hội, nhóm cũng tham gia và chỉ trong thời gian ngắn đã kêu gọi được lượng tài chính lớn để mua về làng hơn một trăm khối gỗ lim nhập khẩu, cùng vật liệu xây dựng, chọn thợ có tay nghề. Người người trong làng vui mừng, thỏa tấm lòng nguyện ước bao đời đã trăn trở mong được tri ân Ngài bậc trung thần ái quốc, hạo khí anh linh tuấn kiệt. Từ nay đã có đình miếu phụng tự, ngưỡng mộ sùng kính, cho dù lối kiến trúc theo văn hóa thời Lý của ngôi đình do thời gian và lịch sử đã không còn giữ được, nhưng sự bất diệt của chân linh Ngài sẽ được tế tự lâu dài.
Ngôi đình tọa lạc trên khuôn viên hơn 1600 m2, được thiết kế và tâm đức của tấm lòng người dân, người dân ở đây mang họ khác nhưng ai nhắc đến họ Trương, người làng đều hướng về đình làng vì ở đó thờ thần thành hoàng, ông tổ nghề của làng là người họ Trương, Ngài Trương Chủng. Ngày 10 tháng 10 năm Kỷ hợi lễ cất nóc ngôi đình đã được tổ chức long trọng đảm bảo tiến độ xây dựng công trình để kịp cho lễ hội làng năm 2020.
Hai sắc phong của Triều đình cho Ngài Trầm Đỗng Quý Vương.
Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2019 nhằm ngày 20 tháng 9 Kỷ Hợi, Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh đã thay mặt cho đồng tộc cả nước tổ chức dâng hương tưởng niệm Danh nhân Lịch sử - Văn hóa Trương Hán Siêu nhân ngày giỗ lần thứ 655, tại đền Trương Thăng Phủ Từ dưới chân núi Non Nước, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình.
Tối 19/10, sau khi đánh bại đối thủ người Hàn Quốc Gyu Hyun Lee trong 10 hiệp đấu, võ sĩ tới từ TP.HCM trở thành tay đấm đầu tiên của Việt Nam sở hữu chiếc đai WBA Đông Á danh giá.
Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam Trương Văn Đoan nguyên là lãnh đạo cao cấp của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một vị lãnh đạo tài giỏi, có ý chí vững vàng, kiên định, phấn đấu hết mình cho đất nước, sau khi nghỉ hưu Bác đã dành cả tâm sức, trí tuệ, tiền bạc cho cho sự kết nối và phát triển của dòng tộc.
Ngày 13 tháng 11 năm 2016, tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Đại hội
Đại biểu họ Trƣơng Việt Nam lần thứ II (nhiệm kỳ 2016-2019) đã đƣợc tổ chức
thành công tốt đẹp.
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên sẽ miễn giấy phép xây dựng đối với 10 loại công trình sau đây.