Sáng nay (mùng 7 Tết), hàng ngàn người từ khắp mọi miền đã tới xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam để cùng xuống đồng, tham dự lễ hội Tịch điền.
Năm nay là năm thứ 10 lễ hội được phục dựng theo tích Vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan tổ chức cày Tịch điền dưới chân núi Đọi (năm Đinh Hợi 987).
Về dự có Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo các bộ, ngành TƯ, tỉnh Hà Nam và các địa phương, cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về dự lễ hội Tịch điền |
Ngay từ sáng sớm, rất đông người đã có mặt tại nơi tổ chức lễ hội để theo dõi và chứng kiến cảnh Vua đi cày đầu năm.
Sau màn múa trống khai hội cùng màn múa rồng, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã lên dâng hương linh vị Vua Lê Đại Hành và Thần Nông.
Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá, theo sau là các cô gái đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Năm nay, cụ ông Ngụy Văn Tuyên (74 tuổi, thôn Đọi Tín), bô lão trong làng vào vai Vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày.
Phó Thủ tướng thường trực Trường Hòa Bình cùng các lãnh đạo bộ, ban, ngành dâng hương linh vị Vua Lê Đại Hành và Thần Nông |
Tiếp đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cùng một số vị lãnh đạo thực hiện nghi thức xuống đồng đầu năm.
Lễ hội Tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, ý thức tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp để đời sống được no đủ, hạnh phúc.
Phó Thủ tướng thường trực phát biểu |
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cùng một số vị lãnh đạo thực hiện nghi thức xuống đồng đầu năm |
Phó Thủ tướng xuống ruộng đi cày trên cánh đồng Đọi Sơn khai xuân động thổ, khởi đầu mùa vụ |
Phát biểu tại lễ hội, Phó Thủ tướng cho biết: "Trong hàng ngàn các lễ hội truyền thống diễn ra khắp các vùng miền cả nước thì lễ hội Tịch điền được tổ chức hàng năm đã trở thành nét đẹp sinh hoạt văn hóa cộng đồng" |
Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo Vua Lê và Thần Nông. Năm nay cụ Ngụy Văn Tuyên vào vai Vua Lê Đại Hành |
Sau đó lão nông đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá |
Theo sau Vua là các cô gái gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, ngô, lạc và thóc |
Nhân dân làng Đọi Sơn thực hiện các nghi thức rước kiệu trước khi bước vào lễ chính |
Ngay từ sáng sớm, rất đông người đã có mặt tại nơi tổ chức lễ hội để theo dõi và chứng kiến cảnh Vua đi cày đầu năm |
Sử sách ghi chép lại, vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) đã cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn, mở đầu mỹ tục tốt đẹp cho dân tộc. Khi cày ruộng Tịch điền ở Đọi Sơn, vua bắt được chum vàng. Năm 988, nhà vua cày ruộng ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này sau được gọi là Kim Điền, Ngân Điền. Từ đó, lễ Tịch điền được nhiều đời vua sau như Lý, Trần, hậu Lê duy trì. Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009 phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại bài bản và duy trì cho đến nay. |
Kính thưa các cụ phụ lão, các vị trưởng tộc cùng toàn thể bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam trong và ngoài nước kính mến.
Những ngày cuối năm với bộn bề công việc, ai cũng hối hả cho những dự định chưa hoàn thành và cảm nhận những thành quả đạt được qua một năm, chuẩn bị năng lượng cho một năm kế hoạch mới với những mong ước mới.
Mấy ngày gần đây ở Washington diễn ra một cuộc hội thảo khá đồ sộ, thu hút đông đảo chuyên gia, học giả, chính khách quốc tế và hiển nhiên có nhiều người Mỹ, người Việt tham gia. Chủ đề hội thảo là "Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam sau 43 năm". Chủ đề rộng như vậy nhưng thực tế những người tham gia hội thảo đều cố gắng hạn chế vào khuôn khổ tìm kiếm một lời giải đáp mà họ hy vọng là thỏa đáng cho câu hỏi: Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?
Ngày 22/9, lễ trao giải cuộc thi thơ 2017-2018 do tạp chí Nhà văn và Tác phẩm (Hội Nhà văn Việt Nam) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.