Sáng nay, Mùng 7 tháng Giêng Âm lịch ( 21/2/2019) Lễ hội Tịch Điền long trọng tổ chức tại cánh đồng Đọi, huyện Duy Tiên (Hà Nam), mang ý nghĩa động thổ nền nông nghiệp trong năm mới và cầu mùa màng bội thu. Đây đã là năm thứ 10 lễ hội diễn ra kể từ ngày được phục dựng năm 2009.
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cùng nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về dâng hương, tham dự lễ hội. Bà Doan cũng chính là người khởi xướng, cho phục dựng lễ hội Đọi Sơn cách đây tròn 10 năm và nay đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam.
Đông đảo người dân địa phương, du khách thập phương trong ngoài tỉnh Hà Nam cũng tới dự khán kín xung quang cánh đồng làng Đọi Sơn, nơi tổ chức hội.
Trước đó một ngày, Hội thi Vẽ trang trí trâu đã diễn ra tại Đọi Sơn, để lựa chọn nhưng chú trâu đẹp nhất sẽ được xuống đồng làm nghi thức cày đầu năm mới trong hôm nay.
Những chú trâu khoẻ đẹp, béo tốt, cày khoẻ và khéo được lựa chọn từ trâu trong cả làng để về dự cuộc thi vẽ trang trí, sau đó là dự lễ xuống đồng.
Một con trâu được một hoạ sĩ đến từ Nga tô điểm trên lưng, bụng, đầu và sừng bằng những hoạ tiết, hoa văn mang đậm nét văn hoá Việt. Nhiều nghé con cũng được trang trí đi dự hội cùng trâu mẹ.
Ông Nghị Văn Tiên (áo đỏ,74 tuổi, người thôn Đọi Tín) năm nay được dân làng chọn sẽ đóng làm vua làm lễ xuống đồng.
Lễ nhập linh khí quân vương (khoác long bào, đeo mặt nạ giả vua) cho vị bô lão trong làng để diễn xướng lại hình ảnh vua Lê Đại Hành năm xưa xuống đồng cày ruộng.
Theo sử sách, mùa Xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn, mở đầu phong tục tốt đẹp của người Việt. Theo truyền thống, vua đi đầu tiên với 3 luống cày, theo sau là các quan văn, quan võ.
Các thiếu nữ đi sau thả hạt giống xuống những luống cày mở ra mùa vụ trong năm mới, mong mùa màng bội thu và cảm ơn Thần Nông.
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khoác áo nâu, xắn tay áo xuống đồng, dắt trâu cày những thửa ruộng đầu tiên trong năm mới Kỷ Hợi.
Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm
Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. tôi không hỏi chi nhiều
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng..
Trải qua quá trình mở cõi, khẩn hoang và lập làng, các bậc tiên dân xứ Quảng đã để lại cho đời sau một di sản văn hóa đồ sộ, mà sức sống của nó mãi đến bây giờ vẫn lay động lòng người. Trong hệ di sản đó, nổi bật nhất là di sản về truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm. Vua Lê Thái Tổ đã từng đánh giá lòng yêu nước, công lao và khí phách của người Quảng Nam: “Tổ tiên các ngươi đã tận trung với nước, góp sức đánh bại quân thù lập nên những chiến công hiển hách”
Nhà thờ họ Trương Việt Nam tại thôn Đa Giá - Thị trấn Thiên Tôn - H. Hoa Lư - T. Ninh
Bình
Dầm mình trong lũ suốt ngày đêm, cõng người già, trẻ em đi sơ tán, giúp đưa gia súc lên cao tránh lũ, anh Được (ngụ Quảng Nam) đã qua đời vì kiệt sức ngay trước cửa nhà.
Thành lập Câu lạc Văn hóa – Văn nghệ và Sức khỏe họ Trương Hà nội trực thuộc Hội Đồng họ Trương Hà nội..( Gọi tắt là CLB VVS Họ Trương Hà nội ).