Phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường trong kỷ nguyên hội nhập
Ngày 14 tháng 9 năm 2017, tại thành phố Hồ Chí Minh Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Kinh tế môi trường trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển bền vững”. Tham dự hội thảo là các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực môi trường, kinh tế, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Luật sư và các cơ quan thông tấn, báo chí cùng hơn 100 hội viên Hội Kinh tế môi trường Việt Nam.
Đồng chí Ngô Văn Khoa, Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban tổ chức chương trình đã đọc lời khai mạc, trong đó khẳng định: “Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi kỷ nguyên bao giờ cũng mang dấu ấn riêng/khẳng định sự tồn tại của thời đại mình trong lịch sử xã hội. Đó là kỷ nguyên của những thành tựu vượt trội thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thời đại mà toàn cầu hoá được toàn thế giới nhìn nhận như một giai đoạn phát triển tất yếu của tiến trình lịch sử loài người”.
Với tinh thần làm việc khẩn trương và nghiêm túc, hội thảo đã lắng nghe nhiều bài tham luận có chất lượng cao, tâm huyết và trí tuệ của các Nhà khoa học cũng như các nhà doanh nghiệp, doanh nhân qua đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của nền kinh tế xanh.
TS.Trương Thanh Tùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam khẳng định “Trong những năm qua, Ðảng và Nhà nước, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân phát huy vai trò tiên phong của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế. Với hơn 20 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày một lớn mạnh, có trình độ trí tuệ, năng lực sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu khoa học kĩ thuật công nghệ và hội nhập kinh tế toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ năm 2011 – 2020 của Đảng đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là cấu phần không thể tách rời trong phát triển kinh tế- xã hội ở các cấp và các khu vực, là nền tảng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thành công công nghiệp hoá toàn quốc” bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”. TS. Trương Thanh Tùng đưa ra chín giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế của doanh nghiệp gắn chặt với việc bảo vệ môi trường một cách bền vững. Đặc biệt nhấn mạnh đến việc tăng cường hợp tác quan hệ quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Nga, Thụy Điển, Singapore… cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, phát triển thị trường dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường là rất quan trọng.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường nhận định khi hướng tới “nền kinh tế xanh” là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn của Việt Nam. Theo đó, Để đạt được mong muốn chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, Việt Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, học tập cách thức tiến hành của các quốc gia đã thực hiện trước để từ đó có lộ trình và bước đi phù hợp, tận dụng cơ hội, vượt qua những thách thức, từ đó dựa trên thực tiễn đang phát triển để có những chính sách phù hợp. Trước mắt các Bộ ngành và địa phương cần triển khai Chiến lược tăng trưởng xanh theo quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ Tướng Chính phủ và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược này theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 cho giai đoạn 2014-2020.
Đối với việc tuyên truyền phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững, TS. Nguyễn Công Dũng – Phó Tổng biên tập Thường trực Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định “Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề và kế hoạch hóa tập trung bao cấp, khép kín, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình và nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào hệ thống kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khi kinh tế càng phá triển thì Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về môi trường như: tiêu thụ năng lượng ngày một tăng; nguy cơ biến đổi khí hậu; suy giảm chất lượng môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên”
Ngoài các bài tham luận của các nhà khoa học, Hội thảo được lắng nghe ý kiến đóng góp tâm huyết của LS. Nguyễn Thị Bích Liên (Trưởng VPLS Trương Nguyễn – Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh), theo LS Liên thì một trong những biện pháp nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường chính là xây dựng thể chế và hoàn thiện hành lang pháp lý, cũng như qui định chế tài mạnh đối với những hành vi tác động xấu đến môi trường. Nhà giáo Tạ Văn Năng (Trường Cao đẳng Xây dựng số 2) đưa ra một số giải pháp để hình thành ý thức hệ và đưa môn giáo dục môi trường vào giảng dậy tại các trường từ mầm non cho tới hệ Đại học.
Sau hơn 3 tiếng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, kết thúc hội thảo, PGS.TS Trương Mạnh Tiến – Chủ tịch Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã tổng kết và đánh giá cao chất lượng của các bài tham luận, đồng thời tổng hợp nhiều giải pháp hiệu quả để kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý và các điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp cùng nhau thực hiện, chung tay vào công cuộc đổi mới và bảo vệ môi trường của quốc gia, dân tộc, góp phần tích cực vào việc phát triển khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới ở khu vực và trên thế giới.
Thực hiện Chương trình Công tác xã hội vì cộng đồng và chào mừng kỉ niệm 72 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2017), Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phối hợp với Chùa Văn Tràng (xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) tổ chức Chương trình "Môi trường xanh và hạnh nguyện tốt lành"
Thay mặt hội đồng họ Trương Việt Nam Ông Trương Thanh Tùng đã trao tặng Trương Thị Kim Tuyền kỷ niệm chương và phần quà cho thành tích xuất sắc, niềm tự hào của thể thao Việt Nam.
Môn thi đấu chủ lực thứ 2 của đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam là Điền kinh cũng đã mang về 2 tấm Huy chương Vàng do công của Kiều Minh Trung (hạng thương tật F55) ở môn ném lao nam với thành tích 27,35m và Trương Bích Vân (hạng thương tật F55) ở môn ném lao dành cho nữ.
" nếu coi lương tối thiểu là chính sách xã hội thì "không đúng". Trong thực tế, nếu tăng lương tối thiểu thêm 50%, người lao động vẫn không đủ sống, do vậy các cơ quan chức năng nên nghiên cứu cơ chế lương thỏa thuận, khuyến khích người lao động có kỹ năng thì được tăng lương."