Vùng đất linh thiêng và những giá trị văn hóa trường tồn ngàn năm.
Trước khi đến Bagan, ấn tượng của tôi với Myanmar khá chung chung: người dân tín phật và hiền lành, cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp với nhiều đền chùa cổ kính. Nhưng chỉ sau vài ngày ở cố đô này, tôi như bị xâm chiếm bởi nền văn hóa mới lạ cùng những đền thờ, lâu đài bí ẩn được lưu giữ gần như nguyên vẹn qua mấy nghìn năm.
Trải qua nhiều thăng trầm, xứ sở vàng son một thời nay trở thành trung tâm điểm về du lịch thu hút nhiều du khách thập phương trên thế giới. Ngắm nhìn nhịp sống chậm chạp ở Bagan, tôi không khỏi bồi hồi khi nghĩ đến sự thịnh vượng khi xưa. Thành phố này từng là trung tâm Phật giáo của Myanmar với hàng vạn công trình tôn giáo, kinh tế được xây dựng. Những thành quách cũ đã bị phá hủy bởi thiên nhiên khắc nghiệt. Dẫu vậy, những nét hoang sơ tự nhiên còn sót lại vẫn khiến ta ngất ngây. Những ngôi chùa Ananda, Thatbyinnuy hay Shwezigon…vẫn sừng sững và tráng lệ trong ánh nắng rực rỡ của Bagan, toát ra vẻ đẹp hút hồn của một kỳ quan hoang phế thuở nào?
Các quần thể kiến trúc, chùa chiền ở Bagan được gìn giữ rất tốt. Đó là biểu hiện của niềm tin vào tôn giáo của người dân. Lòng kính Phật của họ được thể hiện mỗi ngày, mỗi giờ. Ngày nào cũng có những người hành hương quỳ trên nền đá hoa, rì rầm khấn nguyện. Càng ngắm nhìn họ, tôi càng cảm thấy niềm tin mạnh mẽ vào tôn giáo có thể mang đến sự thư thái cho loài người. Những bất ổn của cuộc sống hiện đại đã dừng lại ở bên ngoài những cánh cổng chùa, nơi họ cầu nguyện mỗi khi thấy bất an và tin rằng đức Phật sẽ che chở, phù hộ độ trì cho cuộc sống của mình.
Cưỡi khinh khí cầu và ngắm bình minh cổ tích.
Thành cổ Bagan như một vùng đất thất lạc. Sự phát triển khoa học công nghệ từng làm khuynh đảo nhiều đô thị đã không chạm tới thành phố này. Ngược lại, tôi cảm nhận không khí trầm lắng linh thiêng lan tỏa khắp nơi như vỗ về an ủi những đôi chân hành hương về cố đô của Miến Điện.
Ngày nay, Bagan chia làm ba khu vực chính: Old Bagan, Nyaung U và New Bagan. Old Bagan với hơn hai ngàn ngôi chùa cổ là nơi được nhiều du khách yêu thích nhất bởi cảnh quan và sự tĩnh lặng. Chính phủ Myanmar đã di dời phần lớn dân cư ở đây tới vùng đất mới cách đó khoảng 5km, gọi là New Bagan. Tên gọi đã thể hiện đúng tính chất mỗi vùng. Old Bagan ngày càng hoang mạc hóa, gợi không khí cổ xưa đến trầm mặc. Còn New Bagan như một đô thị mới đang được đầu tư và xây dựng rất nhiều, trẻ trung và đầy sức sống. Nằm ở giữa là thị trấn Nyaung U với hệ thống nhà hàng, khách sạn nằm sát trung tâm, quanh khu chợ ngày đêm tấp nập du khách đến du lịch và mua sắm.
4h30 sáng hôm sau, xe của công ty khinh khí cầu đến đón chúng tôi ở khách sạn. Trời tờ mờ sương phủ, se se lạnh. Trước khi bước lên khinh khí cầu, tôi được dặn dò khá kỹ về hành trình trong một tiếng sắp tới. Nhưng cảm giác hồi hộp xen lẫn thích thú khiến tôi chỉ mong ngóng được bay ngay lập tức. Khi chúng tôi rời khỏi mặt đất cũng là lúc toàn bộ Bagan như được khoác lên mình dải lụa bình minh ửng hồng. Từ trên cao nhìn xuống Bagan như một xứ sở thần tiên trong trẻo và yên bình. Hàng ngàn ngôi đền, chùa hiển hiện dần trong ánh sáng ban mai. Cảnh vật hiền hòa, đẹp đến mê hồn. Tôi thả mình trong không trung và phóng xa tầm mắt tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ trên vùng đất linh thiêng này. Bagan vẫn chìm trong sương, bảng lảng quyến rũ với những tia nắng đầu ngày. Vùng bình nguyên rộng lớn lấp lánh dần với màu đỏ au của tường gạch từ các ngôi đền cổ kính. Những tháp chùa nhấp nhô lẫn trong các tán cây khiến tôi cảm thấy như đang được dõi theo bởi các vị thần.
Đi xe đạp trong hoang mạc và ngắm hoàng hôn trên đỉnh Thatbyinnyu
Hai phương tiện di chuyển dễ chịu nhất ở Bagan là xe ngựa và xe đạp. Nếu bạn thích tận hưởng sự an nhàn thì xe ngựa khá lý tưởng. Những người lái xe ngựa cũng rất hiền lành và ít “chặt chém” khách du lịch. Họ thân thiện, hiền hòa và sẵn lòng chở bạn đi vào các ngôi đền ở sâu trong những con đường nhỏ. Ngồi lắc lư trên xe vừa mát mẻ vừa được ngắm cảnh “bụi đỏ cuốn chinh nhân” phía sau xe, để lòng mình chìm vào nhung nhớ một thời huy hoàng của những cố đô hiền thoại. Còn nếu bạn là tín đồ của du lịch khám phá thì xe đạp là lựa chọn hợp lý. Bạn có thể thả mình trong những con đường đất đỏ với hàng hàng lớp lớp cây keo tai tượng mát mắt. Bạn có thể thoải mái khám phá bất cứ ngôi đền nào nhìn thấy trên đường đi mà không lo sợ đường vào quá hẹp. Mọi thứ diễn ra chậm chậm và rất thanh bình.
Dẫu vậy, xe đạp ở Bagan dễ khiến du khách tưởng mình đang đi giữa hoang mạc vì bụi đỏ cuộn phía sau và tiết trời khô, nóng. Quần thể chùa tháp ở Bagan nằm rải rác khắp nơi khiến hành trình khám phá tưởng như dài vô tận. Càng về chiều, không khí càng tịch liêu. Phần vì những đền đài được làm bằng gạch nung sau nhiều thế kỷ đã phôi pha, nhốm màu của nắng mưa. Đó là lý do bạn nên chọn một nơi đến tuyệt vời như chùa Thatbyinnyu, nơi cao nhất Bagan để ngắm hoàng hôn.
Có thể nói, ánh mặt trời là nét độc đáo nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho Bagan. Khi bình minh lên nó khiến Bagan như một xứ sở thần tiên trong trẻo. Còn khi chiều tà, ánh mặt trời khiến thành cổ chìm trong sự cô tịch. Hoàng hôn trên tầng cao nhất của Thatbyinnyu thường nhốm màu buồn bảng lảng, khiến lòng người cảm khái. Hầu hết du khách đến đây ngắm hoàng hôn đều chọn cho mình một chỗ ngồi phù hợp và lặng lẽ ngắm những tán nắng cuối cùng của ngày rơi dần qua những ngọn đồi xanh ngắt. Những làn khói mỏng như sương tỏa ra ở xa xa từ các tu viện, đền chùa. Tất cả đều gợi đến một cảm giác hoài cổ và suy nghĩ về sự tĩnh lặng cô liêu giữa các ranh giới tín ngưỡng của con người. Đứng trên Thatbyinnyu, bạn có thể tưởng tượng và hoài niệm về cảnh đẹp xa xưa ở đất nước này. Để rồi từ đó, cảm thấy tâm hồn tĩnh lại và an nhiên hơn với cuộc sống phía trước của chính mình./.
Mùa xuân mới đang về trong không khí cả nước tưng bừng chào đón năm Ất Mùi với bao dự định, niềm tin và sự hứng khởi được kỳ vọng cho những đổi thay. Năm qua, khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh những khó khăn, chúng ta lại thấy sự khởi sắc và nỗ lực không ngừng để khẳng định chỗ đứng của mình và mở ra nhiều cơ hội cho người nghèo, cải thiện môi trường, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của đời sống thực tiễn, đưa ra các giải pháp mới cho việc giải quyết các vấn đề về năng lượng thay thế, tái chế, biến đổi khí hậu. Đó chính là doanh nghiệp xã hội.
Nó nằm đó, thoi thóp, xanh xao, thiêm thiếp như người đang ngủ trong giấc nhọc nhằn. Cái chăn mỏng vắt qua tấm thân gầy gò, để hở ra khuôn mặt mệt mỏi, đôi môi nứt nẻ vì dùng nhiều hóa chất qua mỗi lần xạ trị.
Ngày 14 tháng 12 năm 2014 tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Đại Lễ Nhập Linh 10 Pho Đại Sách Lưu Danh Anh Hùng Liệt Sỹ - an vị và siêu độ anh linh các Anh hùng liệt sỹ Việt Nam hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc được diễn ra long trọng, thắm tình đạo pháp và hòa khí dân tộc. Lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới có bộ Đại sách Tâm linh được Đại học Kỷ lục Thế giới trao bằng tôn vinh giá trị nội dung và ý nghĩa thờ phụng. Bộ Công trình xuất bản Huyền thoại Việt Nam là nơi lưu giữ cho muôn đời con cháu mai sau về tinh thần nhân văn và ý nghĩa lịch sử tri ân tới các bậc đại chúng và cộng đồng xã hội.
(HTTH) - Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, họ Trương Việt Nam tự hào có nhiều anh hùng mặt trận an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đương thời trong đó tướng Trương Hữu Quốc -nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an
(HTTH)-Thực hiện nghĩa cử cao đẹp "lá lành đùm lá rách", "một giọt máu đào hơn ao nước lã", khi biết thông tin về hoàn cảnh bệnh tật và khó khăn của em Trương Thị Hương, một người con của tộc họ Trương xóm 9, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngày 26 tháng 9 năm 2014, Hội đồng họ Trương Việt Nam đã đến thăm, động viên tinh thần và tặng phần quà tiền mặt 12.000.000 đồng cho em, để giúp em phần nào về thuốc thang khi em chuẩn bị bước vào ca phẫu thuật hết sức phức tạp tại Viện bỏng Quốc Gia, Hà Đông Hà Nội