Trương Thị Hương là con út gia đình bà Lê Thị Phượng (xóm 9, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) nghèo khó có 3 anh chị em. Chị gái đầu của Hương bị bệnh thần kinh từ nhỏ, không có khả năng lao động; công việc đồng áng và gia đình đều dồn hết vào đôi vai của người anh trai thứ 2 và người mẹ gầy yếu; gia cảnh nghèo khó, năm 1998 bố của Hương đã đi làm ăn ở nơi khác, đến nay vẫn chưa có tin tức gì. Hiểu được hoàn cảnh gia đình, ngay từ nhỏ Hương là người con hiền lành, chăm ngoan hiếu thảo, có ý thức trong học tập để mai sau giúp đỡ gia đình vượt khổ, khoát nghèo. Kỳ thi đại học năm 2011, em đã thi đỗ vào trường ĐH Bình Dương. Ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học, tranh thủ thời gian rảnh, em làm gia sư, rửa bát thuê để phần nào giảm bớt gánh nặng cho mẹ. Sự chi tiêu trong học tập và sinh hoạt ngày càng nhiều, Hương phải làm phụ hồ vào ngày nghỉ cho một công trình xây dựng ở gần trường. Tai họa đã ập đến với em, trong lúc đang lao động em đã bị ngã từ tầng 9 xuống tầng 8 tại một tòa nhà đang thi công. Hương được mọi người kịp thời đưa đi cấp cứu. Các bác sỹ đã kết luận em bị gãy xương cột sống.
Gia đình vốn đã nghèo khó, giờ lại càng túng quẫn, bà Phượng phải đi vay mượn, bán lúa non để có tiền cứu chữa cho con. Nhưng vết thương của Hương không hề thuyên giảm mà càng nặng thêm, một chân bị liệt dần, chân còn lại sau một thời gian dài tập luyện đã cử động được. Em tâm sự: “ Nhìn mẹ hàng ngày không quản mưa nắng đi mò cua, bắt ốc, thu mua sắt vụn để kiếm tiền trả lãi ngân hàng; mẹ đã gần 60 tuổi, bị bệnh tim; một mình mẹ sao mà trả nổi số tiền hàng trăm triệu đồng ấy”.
Thế rồi, Hương cũng tìm được cho mình một nghề phù hợp, qua chiếc điện thoại nhỏ nhắn, nghề làm tranh giấy quấn nghệ thuật. Nhưng nỗi đau về thể xác chưa buông tha cô gái nghèo kém may mắn. Một phần bên mông trái do ngồi xe lăn, tự vận động, sinh hoạt dẫn đến đang bị hoại tử.
Người mẹ nghèo dường như đã kiệt quệ không thể chạy vạy tiền nong cho con đi chữa vết thương. Hàng ngày, bà tự mình vệ sinh lớp da thịt hoại tử trên thân thể con rồi tự sát trùng, băng bó lại.
Một tay bà nuôi con gái lớn bị tâm thần, con dâu bị bệnh thiếu máu não, con gái út nằm liệt dường, hai cháu thơ dại.
Huơng tâm sự: “Em phải sống, sẽ làm tranh giấy quấn nghệ thuật để bán ra thị trường và nhận dạy cho các em tật nguyền
Kính mong bà con trong dòng họ trên cả nước quan tâm, động viên chia sẻ về hoàn cảnh của em
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Em Trương Thị Hương, xóm 9, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. ĐT: 01652.642.319
(HTTH) Ngày 20/8/2014, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm lần thứ 150 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864- 20/8/2014) tại thị xã Gò Công. Tham dự Lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; bà Trương Mỹ Hoa- Nguyên Phó chủ tịch nước; ông Nguyễn Hòa Bình- UVTW Đảng- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, ông Lê Hoàng Quân- UVTW Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Thế Ngọc- UVTW Đảng- Bí thư Tỉnh uỷ Tiền Giang, ông Nguyễn Minh- UVTW Đảng, quyền Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Tư lệnh Quân khu 9 cùng đại diện các cơ quan, đoàn thể, tổ chức hữu nghị và nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
(HTVN) -Nhân ngày Quốc Khánh 02/09/2014, ông Trương Thanh Tùng và nhiều Doanh nghiệp đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân họ Trương Việt Nam đã đến dâng hương tưởng nhớ Long Vân hầu Trương Tấn Bửu tại số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận và Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng tại Trương Gia từ, phường 7, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24 tháng 10 năm 2014, tại Dinh Thống Nhất TP Hồ Chí Minh - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư và du lịch. Đây là sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ mới.
Văn hoá tâm linh là một loại hình văn hoá tinh thần đặc thù của nhiều dân tộc trên thế giới. Với người Việt, từ xưa đến nay văn hóa tâm linh thể hiện ở tình cảm linh thiêng, ở niềm tin và sự tri ân của mọi người đối với những người thân đã mất, niềm tin của cả cộng đồng đối với những vị anh hùng, các bậc tiền bối đã có công lao xây dựng, bảo vệ đất nước; các vị tiền hiền được tôn làm Thần - Thánh, Thành hoàng; thể hiện sự kính trọng và cầu mong sự che chở của các vị thiên thần v.v…
Hà Nội vào thu thật đẹp, cảnh sắc khí trời đều khiến con người ta muốn đắm chìm, muốn yêu thương và quên lãng những nỗi lo thường nhật, để hòa mình vào với thiên nhiên huyền ảo, những sắc màu của cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, màu trắng của hoa sữa thơm, màu xanh của cốm Vòng…